Tìm hiểu PT

KHOÁ 3 NGÀY CURSILLO ® (Học hỏi tại TLĐ)

GIỚI THIỆU

Sự hình thành của 3 ngày Cursillo ®, cũng giống như các phần sinh hoạt khác của Phong trào, đã không xảy ra một cách tình cờ. "Khóa Cursillo ® không phải là công việc trong phòng thí nghiệm; nó là hoa quả của cuộc sống, và đã được kiểm chứng và xác minh một cách rộng rãi" (Ideario, trang 80). Qua nhiều năm, nhóm thanh niên ở Majorca đã khai triển nó bằng chính cảm nghiệm bản thân về Thiên Chúa cũng như về đời sống của họ. Và, đó là những gì chúng ta biết ngày nay như là Khóa Cursillo trong Kitô giáo.

Khóa Cursillo trong Kitô giáo là một phương pháp giúp ta sống cuộc sống Kitô hữu đích thực theo ánh sáng mà ta đã cam kết trong Bí Tích rửa tội. Nó cho ta cách thức nhằm thúc đẩy một cuộc chạm trán với những gì là nền tảng (cơ bản) của đời sống Kitô hữu. Khi các Khóa Cursillo đầu tiên trong Kitô giáo được khai triển, mọi thể thức và những biểu hiện chính xác về mục đích của nó chưa được hình thành rõ ràng, nhưng nội dung, cấu trúc và kỹ thuật của nó đã hỗ trợ cho mục đích đó.

Trải nghiệm một Khóa Cursillo ® là một hồng ân cao cả, mà với bản thân con người của ta, với tất cả các trạng huống ta có, cùng sự cộng tác với Thiên Chúa, nó giúp ta có được sự hoán cải liên tục, và giúp ta kết giao trọn vẹn hơn với Thiên Chúa, đồng thời nó cũng giúp ta luôn hướng về sự thánh thiện và sự hiệp thông với anh chị em.

Có thể nói rằng Cursillo® là một “lời rao giảng đầy tràn hân hoan của Kitô giáo." Một biểu hiện vui mừng cả thể trong việc tuyên xưng  giáo lý Công Giáo, một sự góp phần vào cộng đồng Kitô sống động, và đầy nhân tính trong vị thế và trạng huống mà nó diễn ra. Do đó có những nguyên tắc tổng quát của Khóa Cursillo® phải cần lưu tâm.

NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT:

  • LỜI CHÚA VÀ THỰC CHỨNG

"Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ và rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo" (Mk. 16:15). Đây là lệnh truyền của Chúa. Khóa Cursillo không được tổ chức để chứng minh sức mạnh của Lời Chúa, hoặc nhấn mạnh sự cần thiết phải tuyên bố Lời Chúa, nhưng Lời Chúa cần được chuyển đạt đến mỗi người để họ có thể đáp trả theo hoàn cảnh nơi mỗi cá nhân.  Khóa Cursillo ® cố gắng khai sáng cuộc sống qua ánh sáng Phúc Âm.

Để có hiệu quả, Tin Mừng phải được công bố theo phong cách mà Chúa Kitô đã làm. Lời Chúa phải là một kinh nghiệm sống động, vì Chúa Kitô là Ngôi Lời Nhập Thể. Các Khóa Cursillo cũng phải theo phương thức này, dựa trên việc tìm kiếm sự chuyển đổi cảm nghiệm của đời sống, và cũng dựa trên những thực chứng cá nhân cũng như của cộng đồng đang sống những điều mình tuyên xưng. Công việc phải được giao phó cho những người vừa là chuyên viên vừa là người đáp trả lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô: những người thực sự sống những gì họ đang loan truyền.

"Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa.5 Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.". (1 Cor. 2 : 4-5). Điều này phải luôn luôn là nền tảng.

Khóa Cursillo® có thể được ví như một sự tái sinh trong Chúa Kitô. Nó còn là một sự hiệp thông sống động trong một cộng đồng đức tin, được thể hiện qua tư cách chứng nhân nơi những Trợ Tá (người lãnh đạo).

  • KỸ THUẬT GIẢNG DẠY TRONG KHÓA CURSILLO®

Rõ ràng Khóa Cursillo® có một số kỹ thuật giảng dạy nhằm giúp tạo ra bầu khí thuận lợi cho ba cuộc gặp gỡ quan trọng (mặc dù không có thời gian cụ thể khi chúng xảy ra): một cuộc gặp gỡ với chính mình (ngày thứ nhất), một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô (ngày thứ hai), và một cuộc gặp gỡ với những người khác (ngày thứ 3).

Chúng ta có thể nói thứ tự trình bày các bài giáo lý được xem là một trong những khía cạnh kỹ thuật chính của phương pháp giảng dạy. "Nó tự tạo một nguồn lực sư phạm và tâm lý mạnh mẽ, nhờ vậy mà chân lý Công Giáo có thể chiếm ngự lương tâm của các Cursillista, nó làm tăng thêm sự nhiệt tình cũng như truyền cảm hứng quyết tâm để sống một cách phù hợp, nhằm có sự nối kết cần thiết giữa tôn giáo và đời sống"58.

Yếu tố kỹ thuật cơ bản khác của Khóa Cursillo® mà chúng ta cần nhấn mạnh là sự tiếp xúc cá nhân giữa Trợ Tá với các tham dự viên. Ta cần hiểu rõ kỹ thuật tiếp xúc cá nhân này là kỹ thuật thăm dò và đâm thúc. "Thăm dò là dọ hỏi một cách thận trọng, vì nếu sự dò hỏi không được thực thi một cách thận trọng, ta có nguy cơ không thể tìm kiếm ra sự thật. Vấn đề là, chúng ta thăm dò để biết trạng huống và tình cảnh mang tính cá nhân nơi người cursillista, kỹ thuật này giúp ta nhận biết và thấu hiểu được họ, hầu ta có thể truyền đạt chân lý cho họ một cách hiệu quả. Chỉ khi chúng ta biết về họ, chúng ta mới có thể biết phải nói gì và làm thế nào để nói với họ". Sau khi hiểu rõ về họ, chúng ta có thể thực hiện bước tiếp theo, là "đâm thúc". Đâm thúc là đâm tới bằng mũi kiếm, nhưng đối với chúng ta là đâm tới bằng sự thật (hay chân lý) sắc bén cho tới khi dính vào đối tượng. Chúng ta phải lượng định những Chân Lý muốn chuyển đạt, phải nói đến những chân lý xác thực, vào thời điểm thích hợp, để họ có thể hoà nhập và tự đặt họ vào chân lý ấy"59.

Một kỹ thuật khác là cách sử dụng "ngôn ngữ và phong cách". "ngôn ngữ và phong cách" cần tự nhiên, sống động và hiện thực (vào thời đại chúng ta đang sống) và phải dễ hiểu. Một số các kỹ thuật khác mà chúng ta sử dụng là: "phương pháp hoạt động," đó là, làm việc theo nhóm; việc "chia sẻ", "phương pháp trực quan", Chúa Giêsu đã giảng dạy bằng cách sử dụng các ví dụ hay dụ ngôn đã giúp các môn đệ hiểu được sứ điệp Người truyền đạt cho họ. Trong Khóa Cursillo®, chúng ta cũng sử dụng kỹ thuật tương tự. Chúng ta dùng những giai thoại, những câu chuyện hoặc những thực chứng cá nhân để người  Cursillistas có thể hình dung ra thông điệp chúng ta muốn chuyển đạt cho họ.

Cũng có những câu mang lại "ý tưởng mạnh mẽ " chúng ta nên dùng như - "Con cái của Chúa Cha, anh chị em của Chúa Kitô và đền thờ của Chúa Thánh Thần", "ý thức và lớn lên trong Nhiệm Thể Chúa Kitô", "không Thầy các con chẳng thể làm gì" , "Chúa Kitô và tôi, là đa số áp đảo", "liên hệ với Chúa Kitô và với anh chị em", "nó không có khả năng để sống trong ơn thánh, người ta phải sống trong ân thánh", "để sống ân sủng Chúa với ân huệ tối đa của con người", "một vị thánh buồn là một phần buồn bã của vị thánh", "đừng lãng phí thời gian để đọc một cuốn sách hay, mà hãy đọc cuốn tốt nhất"; "đối với người tông đồ, một giờ học hỏi là một giờ cầu nguyện", "nghiên cứu là mũi nhọn của hành động"," Chúa Kitô tin tưởng bạn", "trần thế không chỉ là kẻ thù của linh hồn, nhưng linh hồn con người phải được cứu rỗi", "không xét sự hoàn thiện bởi sự hao tốn, nhưng trên những  giá trị nó mang lại","làm điều đó bởi nó có giá, và bởi chính vì nó đáng giá", "Chúng ta không thể cứu cũng như không lên án bản thân, mà là cả một nhóm", "sự thất bại không phải vì người đó không tốt, mà do vì những người tốt thiếu nỗ lực", "nó không chỉ nên tốt nếu nó có thể trở nên tốt hơn", "đôi khi Chúa Kitô muốn điều chỉnh tông đồ trước khi làm hài lòng họ", "hành động Kitô Giáo là một đội quân trong hành động, đòi hỏi phải huy động trí óc để nghiên cứu, dùng đầu gối qua việc sùng đạo, cùng cả chân tay cho công việc tông đồ" 60.

Kỹ thuật này còn bao gồm việc "thực tập tính kiên trì" với tất cả những gì đã được sống trong Khóa Cursillo®; qua "Bản Phục Vụ", với sự "hướng dẫn tâm linh", "Hội Nhóm", "Ultreya", và qua việc tham dự "Lễ Mãn Khóa", v.v

Tất cả những kỹ thuật trên giúp loại bỏ các rào cản và trở ngại mà nó có thể ngăn chặn các sứ điệp đi vào tâm trí tham dự viên. Nó dùng để phá vỡ gông cùm, ràng buộc và những sự ngăn người ta có những quyết định theo ý thức và tự do của họ. Chân thành, hiện thực và can đảm thì cần thiết trong việc thực hiện kỹ thuật của Khóa Cursillo®. Đội ngũ Trợ Tá phải có đủ linh hoạt để điều chỉnh nhanh chóng tại mỗi thời điểm của Khóa, phải ý thức trong việc thực hiện các kỹ thuật, vì mỗi Khóa Cursillo ® đều không giống nhau. Do đó đòi hỏi phải kiểm soát kỹ thuật để tránh bị lệ thuộc cứng ngắc vào nguyên tắc. Như là một quy luật chung, có lẽ có thể nói được rằng phần kỹ thuật đã cô đọng thành nhận thức về những quyết định mang tính cảnh báo với những gì cần được hoàn thành trong Khóa Cursillo®, và về những gì thường xảy ra khi chúng ta có trách nhiệm chăm sóc các chi tiết nằm trong vòng kiểm soát. Điều quan tâm nhất mà ta cần thực hiện là làm thế nào để các tham dự viên có thể trải nghiệm một cuộc gặp gỡ hân hoan với chính bản thân, với Chúa Kitô và với người khác, nó bao hàm các hành động của ân sủng và tự do cá nhân, cộng thêm những kiến thức và sự chuẩn bị cần thiết của đội ngũ Trợ Tá. Điều quan trọng cần ghi nhớ là mặc dù phương pháp và kỹ thuật thì cần thiết cho Khóa Cursillo®, nhưng chúng ta phải tránh chỉ chú tâm vào "kỹ thuật", bởi phần lớn kỹ thuật đơn thuần chỉ là kỹ thuật mà thôi.

  • QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN

Tôn trọng tự do cá nhân luôn luôn là một trong những mối quan tâm trong Khóa Cursillo®. Tuy nhiên không nên để việc tôn trọng sự tự do cản trở chúng ta trong việc biểu lộ một tầm nhìn rõ ràng, những thực chứng sống cũng như cuộc sống Kitô hữu của chúng ta. Nói một cách khác, tham dự viên có quyền tự do lựa chọn "muốn trở nên" hoặc "không muốn trở nên" người Kitô hữu.

Trong Khóa Cursillo® chúng ta nên tránh bất kỳ hình thức mang tính vận động, lôi kéo. Ngay cả những chi tiết không quan trọng cũng cần phản ánh sự tôn trọng như chúng ta biểu lộ với những người khác trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không nên sử dụng hành vi mang tính ép buộc hoặc lừa dối người. "Con người không thể trở thành đối tượng bị cưỡng chế trên phương diện riêng tư cá nhân, phương diện xã hội hay trên bất cứ quyền hạn nào,  vấn đề tôn giáo cũng thế, không ai bị buộc phải hành động chống lại lương tâm của mình."61 "Cảm nghiệm tôn giáo trong bản chất, trong thẳm sâu và kiên định thực tại luôn luôn là một sự kiện thuộc riêng về mỗi cá nhân. Vì thế, nó là sự tự do thuộc riêng về người đang cảm nghiệm nó" 62.

Hiệu quả của Khóa Cuối Tuần tùy thuộc vào nội dung hơn là vào phương pháp, nó tuỳ thuộc vào tinh thần Kitô giáo đang được chiếu giải và trên việc đối thoại vui tươi. Chúng ta tôn trọng tự do của các tham dự viên không bởi một sự bắt buộc phải tôn trọng hoặc bởi sự ép buộc thuộc lãnh vực tâm lý. Cũng vậy, chúng ta không thể chối từ một vài sự tự do trên hành động của những người Trợ Tá giúp Khóa. Đừng để việc hăng say rao truyền sứ điệp của người Kitô lại vấp phạm vào việc sử dụng các áp lực tâm lý hay tước đoạt sự tự do cá nhân.

  • TINH THẦN CỘNG ĐỒNG

“Thiên Chúa không muốn thánh hoá và cứu rỗi loài người một cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn quy tụ họ thành một dân tộc để họ nhận biết chính Ngài và phục vụ Ngài trong sự thánh thiện.” 63

Trong Khóa Cuối Tuần, chúng ta không thể chú trọng vào việc cải hóa cá nhân mà tách biệt khỏi việc biến cải tập thể. Hình ảnh cộng đồng luôn luôn là bản chất của Phong Trào Cursillo và của Giáo Hội. "Người giáo dân, nhờ vào sự tự hình thành trong Kitô giáo, họ cải đổi tâm trí và cuộc sống theo hình ảnh của Chúa Kitô, với đức tin, đức cậy và đức mến; họ biến đổi trần thế nơi họ hiện diện với trọn vẹn tinh thần trách nhiệm; họ hướng dẫn hành động của họ theo gương Chúa Kitô, liên tục cố gắng để xây dựng lại thế giới theo kế hoạch và phác họa của Thiên Chúa". (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong Đại Hội Ultreya thế giới đầu tiên)

Khóa Cursillo® được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm giúp các tham dự viên đánh thức sự đói khát Thiên Chúa của họ qua kinh nghiệm sống với niềm vui cũng như ân sủng từ cuộc sống cộng đồng và tình bằng hữu. Khía cạnh này nên được sống ngay từ thời điểm đầu tiên của Khóa Cursillo®. Để làm được điều này, chúng ta cần một đội ngũ Trợ Tá kinh nghiệm từng hoạt động trong cộng đồng, hiểu rõ phần kỹ thuật và bầu khí của Khóa Cursillo®, cũng như nắm vững phần giáo lý của các bài rollos.

Như lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phaolo VI: “tinh thần cộng đồng là một bầu khí cần thiết mà người Kitô hữu sống theo.” Vì thế mà mọi biến cố trong Khóa Cuối Tuần phải bó buộc thấm sâu tinh thần cộng đồng. Ban Trợ Tá phải sống tinh thần cộng đồng trước và phải ảnh hưởng tinh thần này trong suốt Khóa.

  • THÁNH THỂ VÀ KHÓA CURSILLO®

Việc chia sẻ đời sống căn bản của một người Kitô hữu được thể hiện bằng việc sống với Thánh Thể. Đó là lý do Thánh Thể được coi như là tâm điểm của Khóa Ba Ngày.

Dù dân Chúa được dẫn dắt và trợ lực một cách vô hình bởi Thần linh của Đức Kitô, nhưng họ cũng nên hình thành một gia đình hiện thực. Nó phải đem lại cho đời sống cái gọi là những cảm nghiệm trong cộng đồng Kitô hữu tiên khởi khi mọi người chúng ta cùng chung một khối óc và một trái tim. Trong cộng đồng Công Giáo, những cộng đồng nhỏ tập hợp chung quanh bàn Tiệc Thánh để cảm nghiệm sự hiệp nhất và thông phần vào sự hiệp nhất tình yêu này.

Trong Khóa Ba Ngày, chúng ta phải đặt sự chú tâm đặc biệt vào việc cử hành Thánh Thể như là sự công bố sự thật về việc Chúa Giêsu chịu chết và việc Ngài sống lại. Hiển nhiên Thánh Thể phải có một ưu tiên trong Khóa Ba Ngày bởi vì Thánh Thể là “Bí Tích của tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối giây bác ái, một bữa tiệc vượt qua, là nguồn gốc đời sống Giáo Hội.”64 “Nó đem lại sự sống và sự tăng trưởng, nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu.”65 Thánh Thể là trung tâm của đời sống trong ba ngày của Khóa học, và hơn thế nữa, Thánh Thể phải là trung tâm của đời sống người tân cursillista, của sự tham dự vào cộng đồng và của sự cam kết truyền bá Tin Mừng. Cả ba ngày của Khóa học phải gieo vào tâm thức tham dự viên rằng đời sống và hành động của ngày thứ Tư phải là tâm điểm của tình yêu tận hiến mà Chúa Giêsu đã dành cho họ.

Thông thường trong Khóa học mỗi ngày đều có Thánh lễ. Việc cử hành Thánh lễ này phải được chuẩn bị kỹ càng để tham dự viên có được cảm nghiệm sống động mạnh mẽ. Nhiều người đã có kinh nghiệm sự tăng tiến nội tâm của các khóa sinh trong các Thánh lễ khi Thánh lễ thật sự là cốt lõi và là sự dưỡng nuôi Khóa Ba Ngày. Không có một cộng đồng Công Giáo nào được dựng nên nếu không có cội rễ xuất phát từ việc cử hành Thánh Thể.

Việc viếng Thánh Thể trong khuôn khổ Khóa Ba Ngày là một trong những giá trị rao giảng tinh thần thật vĩ đại. Được tự phát và được chia sẻ, họ là sự tăng tiến hiệp nhất chung nơi tất cả tham dự viên. Việc viếng Thánh Thể mang các con tim lại gần nhau hơn và hăng hái tiến đến tình bạn chân thật. Cùng với việc viếng Thánh Thể, cầu nguyện, chia sẻ và bày tỏ nỗi niềm của chính mỗi người làm cho cộng đồng trở nên vững mạnh. Do đó trong những lần viếng Thánh Thể, chúng ta cần phải ý thức rằng không chỉ vì sự gần gũi giữa chúng ta với Chúa, mà còn vì sự trổ sinh tinh thần cộng đồng trong suốt ba ngày của Khóa Học.

  • ĐỨC TRINH NỮ MARIA TRONG SUỐT KHÓA CURSILLO®

Đức Trinh Nữ Maria còn được gọi là Mẹ của Ơn Thánh, cội nguồn hoan lạc và Nữ Vương các thánh Tông Đồ, đã gắn liền với Phong Trào ngay từ lúc mới hình thành. “Trong Khóa Cuối Tuần thật sự thì không có bài nào nói về Mẹ Maria, song Mẹ luôn luôn hiện diện cách này hay cách khác trong các phần của Khóa học. Đức Mẹ được bao gồm trong nhiều bài nguyện ngẫm và rollo, trong những khi cầu nguyện (đặc biệt là những khi lần chuỗi Mân Côi), và trong những giờ phút quyết định của Khóa học. “66

“Trong đời sống trần thế của Mẹ, Mẹ là hình ảnh tuyệt vời cho các môn đệ của Chúa Giêsu, Mẹ là tấm gương phản ánh các nhân đức và là hiện thân của các mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã công bố.” 67

Công Đồng (Vaticano II) đã không ngần ngại gọi Mẹ là gương mẫu tuyệt hảo cho công tác tông đồ và việc thực hành đời sống thiêng liêng. “Khi sống ở trần gian, Ngài đã sống cuộc đời như mọi người, vất vả lo lắng cho gia đình nhưng luôn luôn kết hiệp mật thiết với Con mình và đã cộng tác vào công việc của Đấng Cứu Thế một cách riêng biệt.” 68

Khóa Cuối Tuần cần thận trọng như lời khuyến cáo của Công Đồng Vaticano II: “Nhưng Giáo Hội cũng hết lòng khuyến khích các nhà thần học và các nhà rao giảng Lời Chúa khi xét đến phẩm chất phi thường của Mẹ Thiên Chúa, hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi qúa đáng. Hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại nơi tình cảm chóng qua, vô bổ, cũng không hệ tại nơi sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta tới chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta.”69.

  • CẦU NGUYỆN

Cầu nguyện là việc chủ yếu, nó là khí cụ siêu nhiên trong sự thành công của Khóa Cursillo®. Cầu nguyện phải được nhấn mạnh ngay từ lúc bắt đầu, bởi kết qủa của Khóa Cursillo® tùy thuộc vào Ơn Sủng của Chúa. Cộng đồng Kitô hữu phải cầu nguyện tha thiết trước, trong và sau Khóa Cursillo®.  Cũng thế, Khóa Trưởng (a), đội ngũ Trợ Tá và Linh Hướng phải luôn luôn cầu nguyện, cầu nguyện trong mỗi thời khắc để giải quyết các vấn đề khó khăn xẩy ra trong Khóa®.

Các tham dự viên được cổ võ cầu nguyện theo hướng dẫn trong sách “Kim Chỉ Nam” nhằm giúp họ tham gia vào các hành vi Sùng Đạo. Trong Thánh Lễ, Khóa Trưởng (a) dẫn lời nguyện phụng vụ, và tìm cách để Cursillistas tham gia bằng cách dùng sách "Kim Chỉ Nam" cố gắng kết hiệp với Hy Tế Thánh, Mọi người cần lưu ý cẩn thận và tập trung vào từng giây phút của Thánh Lễ 70.

Khóa Cursillo® phải trở thành một cộng đồng cầu nguyện. Dĩ nhiên ngay từ lúc khởi đầu, đội ngũ Trợ Tá phải là một cộng đồng cầu nguyện. Gương chứng nhân của đội ngũ Trợ Tá cũng như sự tuyên xưng chân lý sẽ lan tỏa trong cộng đồng cho đến khi tất cả mọi tham dự viên đều góp phần.

Trong suốt Khóa Cuối Tuần chúng ta cần nhấn mạnh và nài nỉ việc cầu nguyện thật sự từ tâm hồn. Việc cầu nguyện thầm thỉ cá nhân có thể sẽ cản trở hình thức trong việc cầu nguyện chung. Mặc dầu chúng ta tìm cách để làm cho các cursillista quen thuộc với những hình thức cầu nguyện cộng đồng phong phú sẵn có của Giáo Hội, chúng ta cũng nên hiểu rằng giá trị của việc cầu nguyện chung nói đúng ra không thể thay thế cho giá trị của việc cầu nguyện cá nhân mà nó phát xuất từ tâm hồn thanh khiết và khiêm cung. Người cursillistas rút tỉa kinh nghiệm từ cách thức Chúa cầu nguyện, Ngài cầu nguyện và đã dạy chúng ta cách cầu nguyện bằng chính việc cầu nguyện của Ngài; Ngài nhấn mạnh đến việc cầu nguyện và Ngài hứa rằng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được nhận. Ngược lại với lối suy nghĩ thông thường của loài người, người trợ tá Khóa Cursillo phải tin tưởng vào sự cầu nguyện, vào sức mạnh của việc cầu nguyện và hiểu rằng: “Cha trên trời ban Thánh Thần Ngài cho những ai cầu xin Ngài.” (Lc. 1:1-13)

  • NHÓM (DECURIAS) TRONG KHÓA CURSILLO

Để tạo thuận lợi cho tinh thần chia sẻ, chúng ta cần cổ võ một thái độ cộng đồng, và rộng mở cánh cửa tình bằng hữu, các tham dự viên cần được chia thành các nhóm nhỏ dưới trách nhiệm của Trợ Tá.

Trong các nhóm này, các tham dự viên trao đổi, bàn bạc với nhau về sứ điệp được rao truyền trong các bài rollos và cùng làm bản tóm lược. Phương pháp này cung cấp một hình thức chia sẻ thâm sâu về kinh nghiệm Kitô hữu để Khóa Cursillo giúp họ đạt được những cải đổi tốt đẹp. Mặc dù có tên "Decuria" với nghĩa riêng của nó, nó cho thấy hiệu quả hơn nếu các nhóm có từ 5-7 Cursillistas, cộng với một Trợ Tá.

Những nhóm này giúp tạo nên một bầu khí trao đổi cởi mở. Họ bày tỏ những ưu tư và chia sẻ với nhau về kinh nghiệm sống của mỗi người. Thông thường nhóm chỉ là một tập hợp để làm việc chung và rồi chắc chắn vào cuối Khóa, nhóm trở thành một cộng đồng đức tin và đức ái.

  • ĐỐI THOẠI TRONG HỘI NHÓM

Hội Nhóm là phương thức hữu hiệu để kích thích những người có cùng một lợi ích chung, chia sẻ quan điểm và gặt hái thêm những hiểu biết sâu sắc. Trong Khóa Cuối Tuần, thời gian sau mỗi bài rollo là thời gian dành cho sinh hoạt Nhóm. Vai trò của người trợ tá là giúp người Nhóm trưởng (một trong những khóa sinh được chọn ra) và cho người này một số hướng dẫn gồm:

  1. Mỗi người nói một lần
  2. Mỗi người đều có cơ hội để nói
  3. Khuyến khích nghệ thuật lắng nghe
  4. Gắn bó vào vấn đề chính
  5. Đừng tranh luận
  6. Cố gắng tìm hiểu quan điểm của người khác
  7. Đừng cho phép chính mình hay một người khác trong Nhóm trở thành chuyên viên hoặc thầy dạy
  8. Chấm dứt vào thời gian đã định.

Một người trưởng Nhóm tốt là người biết đặt những câu hỏi, biết giữ buổi thảo luận đúng chiều hướng và biết liên kết các bình phẩm của mọi người với nhau đối với rollo hiện hữu và những trao đổi trong các rollo đã nghe qua.

Các mục tiêu căn bản của sinh hoạt Nhóm là:

-           Để biết được quan điểm riêng của mỗi Nhóm viên (điều này giúp cho việc tiếp xúc cá nhân được dễ dàng hơn.) 

-           Để hoàn thành một bản tóm lược cho bài nói (vai trò của người thư ký Nhóm)

-           để Nhóm có thể trình bày trong buổi sinh hoạt Ultreya (sinh hoạt Decuria)

Một khi các mục tiêu này được hoàn thành, Nhóm có thể ngưng sinh hoạt để mọi người có giờ tự do, Nhóm viên có thể đi cầu nguyện, suy niệm, ngồi một mình hay trò truyện, tìm gặp linh hướng hoặc tiếp xúc cá nhân. 

  • SỰ CHIA SẺ TRONG DECURIAS - "ULTREYA"

Không có một cộng đồng nào lại tự khép kín mình. Vì thế, vào cuối mỗi ngày của Khóa học có một buổi sinh hoạt chung của các Nhóm. Buổi họp chung này được xem như là buổi Ultreya của Khóa học; nói cách khác, đó là buổi hội nhóm của các Nhóm (các Decuria) Nếu những buổi thảo luận trong ngày của mỗi Nhóm là một kinh nghiệm sống động để giúp Nhóm phát huy sự hiệp nhất và cởi mở, thì buổi họp cuối ngày sẽ là buổi nâng cao tinh thần cộng đồng chân thực của Khóa Cuối Tuần. Buổi Ultreya có một mục tiêu khác nữa là: giúp các Nhóm củng cố lại các tư tưởng căn bản đã được truyền đạt trong ngày. Buổi họp bắt đầu bằng việc đọc các bản tóm lược. Các bài này không hẳn là các tóm lược của các bài rollo mà là những điều đã được Nhóm thảo luận hay đã sống. Nhờ đó khi Khóa Cuối Tuần tiếp tục, các tham dự viên trở nên ý thức hơn về Kitô giáo vượt trên sự hiểu biết lý thuyết cũng như sự suy nghĩ bao gồm cả việc sống Phúc Âm. Mỗi Nhóm chuẩn bị và trình bày các bảng vẽ riêng trong đó diễn tả có khi mang tính cách hài hước về những tư tưởng mà họ cảm nhận được đã đánh động họ trong ngày hoặc trong các bài rollo. Cũng như các yếu tố khác của Khóa Cuối Tuần, các bảng vẽ đáp ứng yêu cầu nhất là khi chúng không tạo nên sự phân tâm. Nói chung, bảng vẽ giúp tạo nên một bầu khí sống động cho Nhóm. Các tư tưởng then chốt và các kinh nghiệm sống giúp cho Nhóm một trí sáng tạo, một phát minh đối với cá nhân cũng như cho toàn Nhóm. Trên tất cả, các bài tóm lược và tranh vẽ phải là hoa trái của sự đồng lao cộng tác của mọi nhóm viên. Bằng không sẽ sinh ra chủ nghĩa cá nhân, vô bổ và làm chia trí người khác.

  • TÍNH CHẤT KHÁC BIỆT

Có một điều chắc chắn là trong Ban Trợ Tá cũng như cộng đồng tham dự viên có nhiều sự khác biệt ngoài xã hội, về việc làm và về chủng tộc v.v. sự hoà trộn này là một hậu qủa hợp lý theo bản chất và mục đích của Phong Trào Cursillo. Nó giúp chúng ta chia sẻ cả những khuynh hướng khác biệt cũng như tương đồng của người Kitô hữu với nhau. Nó đơn giản nhưng năng động. Chúng ta tuyên xưng tình bằng hữu Kitô và tình liên đới nhân loại, đồng thời, chúng ta có thể đề xướng kinh nghiệm cụ thể về điều chúng ta đã tuyên xưng.

Dân Chúa chọn là những người qua Thiên Chúa đã có một đức tin và một phép Rửa (Eph. 4:5). Như là một thành phần, họ được chia sẻ phẩm cách chung do việc tái sinh trong Chúa Kitô. Họ có cùng một ân sủng của con cái Thiên Chúa và có cùng một ơn gọi nên toàn hảo. Họ cùng có chung ơn cứu độ, một lòng cậy trông và một lòng bác ái không bị sứt mẻ. Họ ở trong Chúa và trong Giáo Hội trên cùng một sự bình đẳng về giống, chủng tộc, quốc gia, điều kiện xã hội hoặc phái tính, bởi vì “không có Do Thái, không có Hy Lạp, không có người nô lệ hay người tự do, chẳng có đàn ông cũng chẳng có đàn bà. Bởi vì tất cả anh em đều là một trong Chúa Giêsu Kitô.” (Gal.3:28)

Sự hiệp nhất con người trong Khóa Cuối Tuần mặc dù có những khác biệt về căn bản là một ứng dụng hiển nhiên của Kinh Thánh.

  • ÂM NHẠC

Âm nhạc và các bài hát, cũng giống như hầu hết các phần kỹ thuật của Khóa Cursillo ®, là một phương tiện, không phải là mục tiêu. Chúng ta không mang người đến Khóa Cursillo® để dạy cho họ hát, để tìm hiểu các bài hát mới, hoặc để tham gia vào việc hát hò vui chơi.

Ca hát nhằm phục vụ cho mục đích. Một bài hát đôi khi làm cản trở công việc. Quá nhiều bài hát có thể gây trở ngại lịch trình và dẫn đến một ấn tượng sai lầm.

Ca hát nhằm giúp để xây dựng cộng đồng, nhưng nó chỉ là một trong nhiều yếu tố cần có trong Khóa. Các bài hát trong Cursillo®, bao gồm cả phụng vụ, cần được quy hoạch tốt trước khi có Khóa Cursillo®. Nó dễ dàng cho tất cả mọi người hát những bài thánh ca phổ thông, mà mọi người đều đã biết để cùng tham gia hơn là phải dạy cho họ những bài hát mới. Các bài hát phải phù hợp với  mùa phụng vụ, cho mỗi trường hợp (lúc Hoà Giải, lúc trao Phiếu Cam Kết Phục Vụ, lúc cầu nguyện ban tối v.v.) và tuỳ theo nhu cầu của các tham dự viên chúng ta có thể nới rộng hay giảm bớt các sinh hoạt.

Ca hát phải được kết hợp để nó trở nên một trợ khí trong tiến trình học hỏi. Sự tiết độ trong việc sử dụng âm nhạc sẽ giúp bảo đảm Khóa Cursillo đi vào trọng tâm một cách đúng đắn.               Nên sử dụng các bài hát nào? Thực ra không có bài hát nào được đặt riêng cho Khóa Cuối Tuần hay cho mỗi biến cố trong Khóa. Việc lựa chọn tùy theo địa phương và các bài hát phổ thông nơi địa phương đó, lời nhạc cũng có thể thay đổi để thích hợp với chủ đề và bối cảnh của Khóa học.

  • DE COLORES

Từ thuở ban đầu, bài hát De-Colores đã giữ một vị trí đặc biệt trong Phong Trào Cursillo, mặc dù không được trù liệu, nó đã trở nên một bài ca ưa thích của người cursillistas trên khắp thế giới. Bài hát đã được dịch sang tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Trung Hoa v.v.

Cụm từ "De Colores" là tiêu đề của một bài dân ca phổ biến ở Tây Ban Nha, những lời mở đầu này đã trở nên rất quen thuộc đối với người cursillista. Bài De Colores chỉ là bài hát phổ thông đã được hát trong những ngày đầu của Khóa Cuối Tuần và lời hát thì đơn sơ, mộc mạc, chân thành được sử dụng và tiếp tục được sử dụng như là một phương tiện tiêu khiển trong những lúc giải lao, rảnh rỗi của Khóa học ®. Cursillistas nói "De Colores" để biểu lộ rằng họ đang được đắm chìm trong ân sủng.

  • NIỀM VUI TRONG KHÓA ® CURSILLO

Trong đời sống cá nhân cũng như tập thể, niềm vui của người Kitô hữu là hoa trái của Chúa Thánh Linh. Sự thực là do việc Thiên Chúa yêu thương con người khiến chúng ta yêu thương người khác. Đó là sự diễn tả niềm vui của sự hiệp nhất trong đức cậy của cộng đồng đức tin. Niềm vui của người Kitô hữu phải được phân biệt với niềm vui của con người thế tục mà nó được tạo nên bằng mọi cách gồm cả việc chọc cười, ca hát và những sinh hoạt vui nhộn khác. Phương pháp Cursillo không có ý hướng nhằm tạo nên những niềm vui thế tục đó để chứng tỏ giá trị của sự biến đổi tâm linh. Việc biến đổi tâm linh sẽ phát sinh niềm vui của người Kitô hữu chứ không phải niềm vui đến từ những sản phẩm của con người. Những người có trách nhiệm tổ chức và điều hành Khóa Cursillo phải lưu ý việc hạn chế các yếu tố như âm nhạc, những chuyện hài hước đừng trở nên thái qúa khiến chúng trở thành mục tiêu của Khóa học và cũng đừng để nó trở nên cách thức cổ súy sự biểu lộ tình cảm ủy mị. Việc cải đổi tâm linh chân thực phải bắt nguồn từ việc làm của ý chí chứ không phải khởi phát từ xúc cảm. Sự thay đổi nội tâm của một người có thể đôi lúc phản ánh qua các dấu hiệu bề ngoài (như rơi lệ); tuy nhiên, các dấu chỉ bề ngoài tự nó không nói lên sự đang thay đổi trong tâm hồn.

  • PALANCA

Palanca luôn luôn là một phần thiết yếu của Khóa (Tiền Cursillo, Khóa Cursillo ® và Hậu Cursillo), và nên được thực hành trong toàn bộ. Palanca cho một thực chứng về sự liên kết nơi các thành viên của Giáo Hội. Palanca đặc biệt quan trọng trong Tiền Cursillo, một sự chuẩn bị thiêng liêng cho các Khóa Cursillo ®, do đó, cả đội ngũ Trợ Tá và cộng đồng bên ngoài nên có một chiến dịch làm Palanca.

Palanca là những lời cầu nguyện, sự  hy sinh, và những việc lành phúc đức thực sự. Một điều cần lưu ý là một tờ giấy hoặc một tấm thiếp chúc mừng không phải là Palanca. Một lá thư mang ý nghĩa Palanca được gửi tới các tham dự viên và Nhóm Trợ Tá là lá thư thông báo về những lời cầu nguyện và hy sinh mà họ đã làm để dâng lên Thiên Chúa cầu nguyện cho Khóa. Một lá thư có thể được gửi để giải thích những loại Palanca mà họ thực hiện, bức thư này KHÔNG phải là Palanca. Thực tế Palanca là những việc cầu nguyện, hy sinh, hoặc những việc lành phúc đức thiết thực, điều này cần thực hiện chứ không phải chỉ là việc viết một lá thư gởi đến Khóa học.

Điều quan trọng là phải đọc một số Palanca trong thời gian nói bài Rollo “Ơn Hiện Sủng” nhằm cung cấp bằng chứng việc trợ giúp của cộng đồng Ngày Thứ Tư đối với Khóa. Dĩ nhiên Palanca nên được giới thiệu trong suốt Khóa Cursillo, mà không nên xử lý nó như là một “lá bài tẩy”," và không nên kịch hóa sự việc. Palanca cần được thể hiện rõ ràng rằng nó là việc bình thường nơi giữa những người Kitô hữu, điều này cũng nói lên việc một người thực thi việc hy sinh hãm mình cho người khác, ngay cả khi họ không biết cá nhân này là ai.

Với Khóa Cursillo, tầm quan trọng về Palanca là chuyện chung, được dâng hiến bởi cộng đồng ngày thứ 4 cho cộng đồng mới đang được hình thành trong ba ngày. Điều quan trọng không phải là một người cầu nguyện hoặc hy sinh cho "anh X hay chị Y" nhưng nó được thực hiện và dâng hiến cho tất cả mọi người trong Khóa. Việc gởi  Palanca cá nhân (thiệp chúc mừng hay thư riêng, vv) phải giới hạn, vì thời giờ của Khóa, nó có thể tạo gánh nặng hơn là trợ giúp cho đội ngũ Trợ Tá.

  • CỘNG ĐỒNG NGÀY THỨ 4

Các tham dự viên Khóa Cuối Tuần đòi hỏi một sự biệt lập để xây dựng một cộng đồng Kitô hiệp nhất chỉ vỏn vẹn trong ba ngày. Bầu khí phải có tính cách nội tâm, cầu nguyện và chân thành nên điều gì làm cho họ chia trí đều phải tránh, nhất là việc tiếp xúc với cộng đồng bên ngoài. Việc tiếp xúc giữa khóa sinh và cộng đồng cursillista bên ngoài cần nên tránh vì sự trà trộn ấy sẽ cản trở việc tiếp xúc cá nhân của Ban Trợ Tá cũng như chương trình của Khóa học.

Ý niệm này không mới mẻ gì trong Kitô giáo. “Họ đã dẫn ông Saolê vào thành Đamat. Ở đó ông vẫn bị mù trong ba ngày.” (Tông Đồ Công Vụ 9: 8-9) Để cho Saolê bắt đầu tiến trình cải biến tâm hồn, ông đã được dẫn đến một nơi ông không thể xem thấy mọi sự chung quanh trong vòng ba ngày. Cộng đồng bên ngoài phải để cho các tham dự viên bước vào tiến trình chuyển dịch tương tự như thế.

Thánh Phaolô trở nên một vị thánh bởi những điều người đã thực hiện sau khi biến cải. Ngài chỉ có thể rao truyền Tin Mừng bởi những điều ngài đã trải qua trong tiến trình biến cải đó. Chúng ta cũng thế, phải để cho các tham dự viên có cơ hội tương tự như vậy.

Sự cống hiến to lớn nhất mà cộng đồng bên ngoài có thể làm là làm Palanca cho họ và tham dự nghi thức kết thúc Khóa học. Đó là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa cộng đồng bên ngoài với cộng đồng mới. Bất cứ việc liên lạc cá nhân với bên ngoài mà không phải là sự tiếp xúc giữa khoá sinh và trợ tá Khóa học đều phải tránh hoặc phải chờ cho tới khi cử hành nghi thức bế mạc khóa học. Các Văn Phòng Điều Hành Cursillo địa phương không nên để cho các cursillista bên ngoài lui tới Khóa học vì bất cứ lý do gì. Nếu cần những người giúp nấu ăn, chỉ nên cần một nhóm nhỏ và giữ việc tiếp xúc ở mức tối thiểu. Tránh việc cho phép người ngoài đến đưa Palanca. Đối với tập quán “seranades” hoặc “mananita” cũng thế. Nếu những tập quán này phải có, nên tổ chức ở buổi bế mạc vì đó là buổi tiếp xúc đầu tiên giữa cộng đồng bên ngoài với các tân cursillistas.

(Theo Chương 10 - Sách Cẩm nang Lãnh đạo) 

________________________________________

58 Bishop Hervas, Pastoral Letter; pp. 224-225.

59 This technique is explained in more detail in Chapter 5 of this Manual (pp. 51-54) and in Structure of Ideas, pp. 29-40.

60 Pastoral Letter — Bishop Hervas; pp. 242-247.

61 The "Declaration on Religious Liberty" of Vatican II.

62 Pope Paul VI, February 11, 1970.

63 Vatican II, "Constitution on the Church," No. 9.

64Constitution on the Liturgy No. 47.

65 Constitution on the Church, No. 26.

66 The Fundamental Ideas of the Cursillo Movement, paragraph 340.

67 Pope Paul VI, November 21, 1964

68Decree on the Apostolate of the Laity," No. 4.

69 Constitution on the Church, No. 67.

70 These carefully considered and meditated comments help emphasize the importance parts of the Mass.

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com