Ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng.

 

 

I. Nguyên nghĩa của chữ ''Adventus''

Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (''parousia'' có nghĩa là ''ĐẾN'') sang chữ Latinh là ''Adventus'' do động từ ''advenire: đến'' (1) có quá khứ phân từ (past participle) là ''adventum'': ĐÃ ĐẾN! Người Đức và Anh bỏ âm /us/ của ''adventus'' để có danh từ ''Advent, advent''. Người Pháp cũng vậy, còn bỏ mẫu tự ''d'' để có chữ ''avent''. Tuy nhiên, họ vẫn giữ lại mẫu tự ấy trong câu tục ngữ ''Advienne que pourra'' và cách nói thông dụng ''quoiqu'il advienne'' (dù xảy ĐẾN thế nào chăng nữa) như trong bài ca ''Oui Devant Dieu'' (Ngày Thành Hôn). Sau này, trong tiếng Pháp, có chữ ''avenir'' là lược từ (ellipse) của thành ngữ ''temps à venir'' là tương lai: futur.

Bài Thánh Ca ''Il est né le divin Enfant'' có câu: ''Chantons tous son avènement!'', xin tạm dịch: ''Tất cả chúng ta hãy ca khen việc Ngài ĐẾN, giáng thế, giáng trần, lên ngôi vua!'' như lời Thiên Sứ báo cho Trinh Nữ: ''Ngài sẽ ngự trị trên nhà Giacob đến muôn đời và vương quyền của Ngài sẽ vô tận.'' (Luca 1,33) Danh từ ''avènement'' do động từ cổ ''avenir'' đồng nghĩa với ''venir'': ĐẾN.

 

II. Ý nghĩa chữ VỌNG trong tiếng Việt giúp hiểu thêm Mầu Nhiệm của Mùa Vọng.

''Vọng'' là ''nhìn, hướng lòng về, tin tưởng, TRÔNG CHỜ''. Ví dụ: danh vọng (2) viễn vọng kính; vọng về quê cũ; bài ca vọng cổ; Hòn Vọng Phu; thờ vọng Đức Thánh Trần; Nhiều làng ''vọng tế'' vị thần...; đền thờ vọng Liễu Hạnh ở Hà Nội; đặt hy vọng vào tuổi trẻ là rường cột của Quốc Gia; hy vọng có ngày gặp lại nhau; hết hy vọng rồi!...Chữ ''vọng'' còn có nghĩa ''ĐẾN từ xa, từ nơi khác'', chẳng hạn: Tiếng chày giã gạo từ đầu thôn vọng lại; Đứng ngoài sân, nói vọng vào.

 

III. Nguồn gốc Mùa Vọng.

– Theo danh từ, thì mùa vọng mà chúng ta sử dụng hiện nay là để chỉ thời gian đi trước lễ Giáng sinh và có nghĩa là việc ngư đến, đăng quang hay lên ngôi,…

– Theo thời gian, thì từ mùa vọng chỉ xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ VI. Lúc đầu thời gian mùa vọng là sáu tuần lễ nhưng về sau nó được rút lại chỉ còn bốn tuần lễ trước lễ Giáng sinh.

– Theo ý nghĩa, thì mùa vọng là thời gian để người tín hữu chuẩn bị tâm hồn đón mừng Đại lễ Giáng sinh, nhưng còn là chuẩn bị đón nhận cuộc tái lâm vinh quang của Chúa vào ngày sau hết. Vì vậy, đây không chỉ đơn thuần là kỷ niệm biến cố lịch sử, mà còn là một cử hành biến cố cứu độ, Thiên Chúa hứa thì Ngài sẽ hiện thực.

 

IV. Đặc tính của Mùa Vọng.

Mùa vọng gắn liền và hướng về Mùa Giáng sinh. Kitô hữu mặc lấy tâm tình của dân Chúa xưa chờ đón Chúa đến. Giáo hội mời gọi các tín hữu chuẩn bị mừng kính việc Con Thiên Chúa đến với loài người lần thứ nhất, đồng thời hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì vậy, Mùa vọng phải được coi là mùa chuẩn bị tâm hồn sốt sắng và tràn trề niềm hy vọng và hân hoan.

 

V. Ý nghĩa của Mùa Vọng

Mùa vọng được cử hành trên ba phương diện:

– Trong quá khứ: là tưởng niệm và kính nhớ Đức Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể sinh ra tại Bê-lem, bởi Đức Trinh Nữ Maria.

– Trong hiện tại: Chúa Kitô đang đến và lớn lên bằng ân sủng trong Hội thánh cũng như trong tâm hồn người Kitô hữu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn phải chờ đợi và cầu xin Chúa đến với ta trong đời sống thường nhật, cũng như chờ mong Ngài đến vào ngày quang lâm.

– Trong tương lai: Trông đợi Chúa sẽ ngự đến vinh quang vào thời sau hết. Lúc này Thiên Chúa sẽ tập họp tất cả con cái được tuyển chọn để đưa vào “Trời Mới Đất Mới” là Vương Quốc Vĩnh Cửu của Người.

* Ngoài ra, Giáo hội còn kêu mời các Kitô hữu sống ý nghĩa Mùa vọng bằng những việc:

– Trông đợi và tích cực chuẩn bị tâm hồn mừng ngày Chúa Giáng lâm như người Do Thái xưa đã khao khát và trông đợi Thiên Chúa thực hiện lời hứa.

– Củng cố đời sống đức tin, đức cậy của ta đối với cuộc chiến thắng và trở lại vinh hiển của Chúa Kitô.

– Hân hoan mở rộng tâm hồn đón nhận ân sủng của Chúa Kitô; qua những ân sủng đó, Chúa Kitô tiếp tục chiếu toả sự hiện diện và sự sống của Người.

 

VI. Các giai đoạn của cử hành phụng vụ mùa Vọng.

Chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn I: Từ Chúa nhật I mùa vọng đến ngày 16 tháng 12. Mục đích của khoảng thời gian này là hướng tâm hồn các tín hữu về cuộc tái lâm lần thứ hai của Đức Kitô, tức ngày cánh chung.

+ Giai đoạn II: Từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 12. Mục đích của thời gian này nhằm chuẩn bị trực tiếp mừng biến cố Chúa đã đến lần thứ nhất trong lịch sử, tức lễ Chúa Giáng sinh.
* Nội dung của các bài đọc Kinh thánh và lời nguyện trong phụng vụ mùa vọng xoay quanh các chủ để quan trọng:

– Nói lên niềm mong đợi, khao khát Đấng Cứu Thế của Dân Chúa xưa.

– Nói lên thái độ tỉnh thức chờ mong Chúa đến để thoả lòng khao khát của Dân Thiên Chúa.

– Nói lên niềm vui hân hoan vì ơn cứu độ đã được thực hiện nơi Đức Kitô, Đấng Cứu Thế.

 

VII. Một số quy luật cử hành phụng vụ Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh.

a/ Chúa nhật Mùa Vọng.

– Chúa Nhật Mùa Vọng chiếm vị trí ưu tiên trên mọi lễ kính Chúa và mọi lễ trọng, chung cũng như riêng. Vì vậy, khi các lễ trọng chung cũng như riêng trùng vào ngày Chúa Nhật Mùa Vọng thì người ta phải dời sang một ngày nào đó, sao cho thuận tiện.16

– Lễ kính và lễ nhớ buộc mà trùng vào Chúa nhật mùa Vọng thì năm đó kể như không có lễ đó, người ta bỏ không kính và nhớ vị thánh ấy.

– Không được phép cử hành thánh lễ có nghi thức riêng, lễ ngoại lịch hay nhu cầu, kể cả lễ an táng vào Chúa nhật mùa Vọng. Tuy nhiên, nếu cử hành bí tích hay á bí tích vào táhnh lễ Chúa nhật thì phải dùng bản văn phụng vụ và các bài đọc Kinh thánh về lễ Chúa nhật mùa Vọng, rồi cử hành nghi thức như thường.17

b/ Ngày trong tuần thuộc mùa Vọng.

– Từ thứ hai sau Chúa nhật I mùa Vọng đến ngày 16 tháng 12, được phép cử hành các thánh lễ có nghi thức riêng18 và cử hành các lễ nhớ hay nhu cầu ngoại lịch.

– Từ ngày 17 tháng 12 đến ngày 24 tháng 12 được phép cử hành các thánh lễ có nghi thức riêng19: An táng, phong chức, khấn dòng,…

c/ Chúa nhật mùa Giáng sinh.

– Chúa Nhật mùa Giáng Sinh cũng như với Chúa Nhật mùa thường niên sẽ ưu tiên cho mọi lễ trọng và các lễ kính Chúa20. Đồng thời, được phép cử hành các thánh lễ như an táng và lễ có nghi thức riêng vào ngày Chúa Nhật Giáng Sinh.

– Khi lễ Hiển Linh (6/1) được dời vào ngày Chúa nhật mùa Giáng sinh(từ ngày 2 tháng 01 đến ngày 8/ 01) thì không được phép của hành thánh lễ có nghi thức thức riêng, lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch vào ngày này21. Trường hợp lễ Hiển Linh trúng với ngày 7 hay 8 tháng 01 thì năm đó lễ Đức Giêsu chịu phép rửa sẽ được mừng vào ngày thứ hai liền sau đó, thay vì mừng vào Chúa nhật kế tiếp.

d/ Tuần bát nhật Giáng Sinh và ngày trong tuần thuộc mùa Giáng Sinh

– Trừ hai lễ không thể thay thế như: Lễ Giáng sinh (25/12) và lễ Mẹ Thiên Chúa (01/01) còn lại khi gặp các ngày khác, kể cả lễ kính các thánh, người ta được phép cử hành các lễ riêng và ngoại lịch.

 

Tổng hợp từ internet.

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com