Đón Mừng Chúa giáng trần với lòng khao khát

 

 

Tôi có nhiều khao khát, nhưng khao khát mạnh nhất là khao khát Chúa.

Khao khát Chúa thường xuyên giống hơi thở, khao khát nồng nàn như lửa tình yêu.

Khao khát bằng ý chí. Khao khát bằng tình cảm. Khao khát trong ý thức và khao khát cả trong tiêm thức và vô thức.

Chúa biết những ai khao khát Người. Người đến với họ bằng nhiêu cách. Nhưng bất cứ cách nào Chúa đến với tôi củng được tôi cảm nhận như những giọt tình yêu thương xót Chúa ban tặng.

Những giọt tình yêu thương xót này thay đổi con người tôi một cách âm thầm. Để rồi, theo gương Chúa, cuộc sống tôi cũng sẽ cố gắng là những giọt tình yêu thương xót bé nhỏ âm thầm phục vụ Hội Thánh tôi và đồng bào tôi. Đang khi đó, tôi được Lời Chúa khích lệ:

“Phúc thay ai xót thương người.

Vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).

Như thế, cuộc đời người tin theo Chúa là đón nhận và chia sẻ. Đón nhận tình thương từ Chúa giàu lòng thương xót, và chia sẻ tình yêu thương xót mình đã lãnh nhận.

Con đường đón nhận và chia sẻ là những bắt đâu luôn luôn mới. Bát đâu đi. Rồi bát đầu lại. Cứ thế cho một íòng đạo luôn luôn vẫn thiếu sót.

Theo hướng suy nghĩ đó, Mùa Vọng của tôi là thời gian tôi cô gắng tảng cường khát vọng Thiên Chúa xót thương. Đồng thời cũng là những ngày tôi phấn đấu tảng thêm khát vọng được cùng với Chúa thực thi việc xót thương đối với mọi người.

Tôi tăng cường những khát vọng đó, không phải chỉ để nuôi niêm tin ở Thiên Chúa xót thương, mà nhất là để được gặp gỡ Thiên Chúa xót thương, để được Người đến với tôi, để được Người ở lại trong tôi, để được Người đồng hành với tôi, để được Người cứu độ tôi, để được Người dẫn đường chỉ lối cho tôi trong sứ mạng phục vụ con người, làm chứng Thiên Chúa tình yêu giàu lòng thương xót trên suốt cuộc đời mục vụ và truyền giáo.

Để được như thế, tôi sẽ tăng cường lòng khao khát Chúa bàng những cách nào?

Thưa ít ra bàng ba cách sau đây:

 

  1. Tăng cường việc sám hối cầu nguyện với tâm tình khiêm tốn.

Tinh thần khiêm tốn trong cầu nguyện sám hối được Chúa Giêsu dạy trong dụ ngôn sau đây:

“Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pharisêu đứng riêng một minh, cầu nguyện rằng: Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. Còn người thu thuế thi đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Thầy nói cho anh em biết: Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi, còn người kia thì không. Vì ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 17, 9-14).

Kiêu căng là đầu mối mọi tội lỗi. Nó là một thứ nọc độc làm hại chính người mang nó, trước khi làm hại người khác. Nó phá ngầm cả những việc đạo đức nhất. Nó tồn tại rất lâu trong con người. Hơn nữa, nơi một số người, nó ngấm rất sâu vào mọi tầng lớp tâm hồn, tạo nên một tính tình kiêu căng mãn tính. Nó trở thành một yếu tố mới của bản tính người. Sám hối thông thường sẽ không đủ sức loại trừ nó.

Để diễn tả tai họa đó, người ta kể rằng: Một ngày, sau khi Chúa Giêsu giảng dụ ngôn trên, một người Pharisêu đã trở lại gặp Chúa. Ông nói: Thưa Thầy, hôm qua, bọn Pharisêu chúng tôi nghe Thầy giảng gồm chục người. Khi nghe Thầy nói về sự cầu nguyện sám hối của chúng tôi là sai trái, tôi rất xúc động, về nhà, tôi đã quyết tâm sửa mình. Bây giờ, tôi thực sự rất khiêm nhường. Chứ không còn kiêu căng như chín anh kia. Bọn họ còn kiêu ngạo dữ dằn lắm. Bọn họ vẫn xấu. Còn tôi, nay tốt hơn bọn họ nhiêu. Nhất là vê đức khiêm nhường, tôi vượt hẳn bọn kia. Nghe ông nói, Chúa Giêsu tỏ ra thất vọng.

Câu chuyện trên chắc là hư cấu. Nhưng chủ ý nói lên tính kiêu ngạo là thứ tội khó trị. Nó là đầu mối các tội. Vì kiêu ngạo mà hai ông bà tổ tông Adong Evà đã làm hư tất cả dòng dõi nhân loại.

Để cứu độ nhân loại, Chúa Cứu thế đã chọn con đường khiêm tốn. Khiêm tốn vâng phục ý Chúa Cha. Khiêm tốn bỏ trời xuống thế. Khiêm tốn mặc lấy thân phận người nghèo. Khiêm tốn sinh ra trong hang đá. Khiêm tốn chịu đựng vất vả đớn đau. Khiêm tốn phục vụ. Khiêm tốn cầu nguyện. Khiêm tốn đi vào cuộc tử nạn, để chết một cách nhục nhã trên thánh giá.

Tất cả để đền tội cho nhân loại kiêu căng, để cứu nhân loại khỏi hình phạt địa ngục. Nhưng ai muốn hưởng hồng ân đó, phải biết đi vào con đường khiêm tốn mà Chúa Cứu thế đã đi. Góp phần khiêm tốn của mình vào đó, nhất là trong sám hối cầu nguyện.

Thánh Gioan Tiền Hô, trong sứ mạng dọn đường cho Chúa đến, đã tha thiết kêu gọi mọi người hãy khiêm nhường sám hối. Nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi một cách khiêm tôn, và xin ơn tha tội một cách khiêm nhường.

Khiêm nhường sám hối câu nguyện là con đường dài. Ta hãy khao khát đi thêm, đi mãi, đi sâu, nhất là trong những ngày đón Chúa giáng sinh.

 

  1. Ngoài việc tăng cường sám hối khiêm nhuờng, chúng ta còn nên tăng cường việc khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa.

Khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa là việc Đức Mẹ Maria đã thực hiện, mở đầu cho chương trình Thiên Chúa xuống thế làm người, để thực hiện việc cứu độ.

“Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền” (Lc 1,38).

Đem lời trên đây của Đức Mẹ soi vào đời sống chúng ta, tôi thực sự băn khoăn. Bởi vì, nơi rất nhiều người chúng ta, đời sống thường xuyên được điều khiển bởi ý riêng mình. Thánh ý Chúa không được tôn trọng. Thậm chí còn bị gạt bỏ.

Nếu chúng ta thực sự khát khao được đón Chúa vào lòng mình, vào đời mình, thì phải khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa. Thánh ý Chúa được kể là rất rõ ràng ít là ở những nguồn sau đây:

Một là Lời Chúa, được cắt nghĩa dưới ánh sáng Thánh Linh.

Hai là đức tin của các tông đồ và của Hội Thánh.

Ba là các bí tích.

Tôi thấy những nơi nào chểnh mảng, dửng dưng đối với ba nguồn nói trên đều đang xuống dốc về đạo đức một cách trầm trọng.

Trái lại, nơi nào siêng năng suy niệm Lời Chúa, khiêm tốn trung thành với đức tin của Hội Thánh Chúa, sốt sắng gán bó với các bí tích, nhất là phép Thánh Thể, nơi đó được bao phủ bởi một bầu khí đạo đức an bình, chan hoà sự sống thiêng liêng.

Để vâng phục thánh ý Chúa, chúng ta phải phấn đấu với chính mình. Cuộc chiến đấu này là thường xuyên. Bằng sức mạnh và sự khôn ngoan của Chúa.

Nêu Đức Mẹ và Thánh Giuse đã không phấn đấu can đảm với chính mình, để sống khó nghèo khiêm tốn, giữ thinh lặng, giấu kín những đặc ơn Chúa ban cho mình, thì sẽ làm hư kế hoạch cứu độ của Chúa.

Vì thế, chúng ta phải rất tỉnh thức và khôn ngoan, để nhận ra đâu là thánh ý Chúa. Tốt nhất là luôn phó thác mình cho Chúa với tâm hồn khiêm tốn vâng phục và tạ ơn. Hãy nói với Chúa như Cha Chaules de Foucald: “Lạy Cha, con phó mình con cho Cha. Xin hãy làm nơi con mọi sự đẹp ý Cha, Cha làm chi mặc lòng, con củng cảm ơn Cha”. Đó là cách sống Tin Mừng rất cần cho thời nay.

Sự sống Tin Mừng này cũng sẽ được phát triển và tràn ra ngoài ranh giới nơi đó, nếu nơi đó biết khiêm tốn đón nhận Chúa Thánh Thần, để mở hướng ra truyền giáo.

 

  1. Tăng cường sự khiêm tốn đón nhận Chúa Thánh Thần.

Ngày truyền tin, thiên thần đã nói với Đức Mẹ: “Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà” (Lc 1,35). Lời đó cũng có giá trị như lời sai đi. Đức Mẹ mang Đấng Cứu thế trong lòng mình. Rất âm thầm lặng lẽ. Với Chúa ở cùng mình, Đức Mẹ có được một hạnh phúc và một bình an lạ lùng. Ngay sự hiện diện của Đức Mẹ như thế cũng đã là truyền giáo. Người xung quanh cảm nhận được một Tin Mừng huyền diệu, có sức đem lại hy vọng cho đời mình.

Nhìn Đức Mẹ và nhờ Đức Mẹ, chúng ta tin rằng: Chúa Thánh Thần sẽ đến với những tâm hồn thực sự khiêm tốn, bé mọn. Tâm hồn họ như trống rỗng, tự do, không bị ràng buộc vào bất cứ lưu luyến bất chính nào. Chỉ còn là khao khát Chúa. Chỉ còn là tỉnh thức để đón chờ Chúa đến.

Chúa Thánh Thần sẽ đưa chúng ta ra khơi với những bất ngờ, như “Gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,8). Tôi đã và đang thấy như vậy. Nếu ta khiêm tốn, Chúa Thánh Thân sẽ Phúc Âm hoá những khao khát của ta. Người loại trừ những khao khát xấu, xếp các khát khao vào một trật tự hợp thánh ý Chúa, nhất là đặt khao khát Chúa lên hàng ưu tiên. Đồng thời Người làm cho những khao khát tốt trở thành động lực truyền giáo. Truyền giáo một cách can đảm và khôn ngoan. Nhất là truyền giáo bàng sự hiện diện, một sự hiện diện có Chúa ngự trong, một sự hiện diện mang nguồn ơn cứu độ, một sự hiện diện có lửa mến Chúa yêu người.

Với những suy nghĩ trên đây, tôi khao khát Chúa đến. Không phải đến trong các nhà thờ, trong các máng cỏ, nhưng đến với mỗi người. Lòng chúng ta sẽ thay cho máng cỏ hang đá. Chúng ta có thể thắp lên bên cạnh Chúa Hài Đồng ba ngọn nến thắp lửa sáng.

Một ngọn mang lửa sám hối.

Một ngọn mang lửa vâng lời.

Một ngọn mang lửa truyẻn giáo.

Riêng nơi tôi, ba cây đèn cầy đó là rất bé nhỏ. Nhưng hy vọng đó sẽ là của lễ thành kính tôi khao khát được Chúa Hài Đồng chấp nhận.

Ngày 29 tháng 7 năm 2003

ĐGM G.B Bùi Tuần.

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com