Lời Chúa CN

Bài đọc 2 CN III Thường niên B (1Cr 7, 29-31)

Bộ mặt thế gian này đang biến đi.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

29 Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này : thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có ; 

30 ai khóc lóc, hãy làm như không khóc ; ai vui mừng, như chẳng mừng vui ; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả ;

 31 kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.

Thánh Phao-lô vừa ca ngợi thân xác con người, sau khi được Phép Rửa Tội đã trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần. Đó là trong bài đọc chúa nhật tuần trước. Đọc câu sau đây lại có vẻ hạ giá việc hôn nhân như nói ngược lại với tuần trước :  Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có…để hiểu câu này nhất định chúng ta phải tìm hiểu cách giải thích nào khác.

Đoạn chúng ta đang đọc được đóng khung trước và sau bằng hai sự khẳng định gần giống như nhau. Điều thứ nhất, thời gian chẳng còn bao lâu, điều thứ hai là hậu quả của điều này Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.  

« thời gian chẳng còn bao lâu » ; thật ra trong bản văn tiếng Hy-lạp, cụm chữ này nói về sự giao thông, có thể hiểu là « Thời gian đã hạ bườm ». Hình ảnh này rất gợi ý : sau khi vượt biển kết thúc hành trình, khi gần bờ thì thu xếp bườm lại để đưa tàu cập bến. Thánh Phao-lô tượng trưng loài người như con thuyền đã đến lúc kết thúc cuộc hành trình : tới bến là điều sắp diễn ra, tức là vừa gần vừa chắc chắn. Có thể nói như các phóng viên làm phóng sự thể thao : chúng ta đang trên đoạn đường thẳng nước rút trước khi tới đích. Nhìn như thế chúng ta hiểu câu ấy, chỉ là hậu quả hiển nhiên thôi : nếu nhân loại đã kết thúc cuộc đua  bộ mặt thế gian này đang biến đi.  Chúng ta đang bên thềm của một thế giới mới ; một thế giới mà tiên tri I-sa-ia đã hứa : « Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới »( Is 65,17) Vì trung tâm của đoạn Thánh Kinh này là lời mời gọi nâng mắt nhìn lên cao hơn thường nhật của chúng ta, đây là chân trời của Thiên Chúa, một thế giới mới đang được sinh ra. Không phải một bài học luân lý mà là một lời mời gọi cùng hoan hỉ. Tin Mừng của Vương Quốc sắp đến là của mọi người, dù cho giàu hay nghèo, có vợ có chồng hay không có. Sau đó, thánh Phao-lô tìm cách trấn an người đọc về cách sống của mình. Không phải trẩy vợ nếu có vợ, nhưng sống những thực tế của cuộc đời thường nhật nhưng trong viễn ảnh một thế giới mới. Một viễn ảnh vừa gần vừa chắc chắn sẽ tới. Nói tới viễn ảnh là nói tới cách nhìn, đó là cách nhìn tới thế giới đang thay đổi, tức là tất cả cách sống của chúng ta. Đời sống hiện nay và đời sống sắp tới không phải hai giai đoạn khác hẳn nhau trong lịch sử; đó là hai cách sống của một thực tế như nhau, lối sống của dân ngoại và lối sống của Ki-tô hữu, của Adam và của Chúa Ki-tô.

Dưới ngòi bút của Thánh Phao-lô, đây cũng là những lời nói của sự tự do : cũng như ngài muốn nói :   « Không có gì cản trở bạn, không có gì giữ bạn lại, cách sống của bạn, tiền của của bạn, những biến cố buồn, vui của đời bạn… ». Chỉ có một điều đáng quan tâm : thế giới mới. Và lúc ấy tất cả những thực thể của cuộc sống của bạn biểu lộ tầm quan trọng của cái thế giới mới ấy : đó là nguyên liệu của Nước Trời.  

Hình như trong các thư trao đổi với thánh Phao-lô, những nhân vật trách nhiệm cộng đồng Cô-rin-tô đã đặt cho thánh Phao-lô những câu hỏi rất thực tế, rất thông thường trong đời thường nhật, đặc biệt về hôn nhân : đời sống giới tính có phù hợp với cuộc sống thánh đức hay không ? Có nên cưới nhau hay không ?  Và nếu cưới nhau, thì sống chung thế nào ?...Thánh Phao-lô không cho những chỉ thị cụ thể, nhưng trao cho chìa khoá để có lối sống của người Ki-tô hữu : Dù trong trường hợp nào đi nữa, sống đời sống Kitô hữu đích thực là luôn để mắt nhìn về Nước Trời, như một người chạy đua chỉ nhìn tới đích, không nhìn xuống chân.

 Thánh Phao-lô giảng cho nhiều hạng tín hữu : những người có vợ có chồng, ; những người độc thân, kẻ giàu, người nghèo. Ngài nói với họ : « Này hởi tất cả các bạn, hãy nhìn về một hướng, đó là Nước Trời. » Những người có vợ, những người không có vợ, những người khóc lóc, những người không khóc, , những người hạnh phúc, những người không hạnh phúc, những người mua sắm, những người không có của cải gì , những người thụ hưởng đời này, những người chẳng được chi…tất cả nên sống giống như cách sống của Chúa Kitô. Đối với anh chị em gốc Do Thái ( cắt bì)  và những anh em ngoại ( không cắt bì), thánh Phao-lô đều khuyên chung một điều :

« 17 Ngoài ra, như Chúa đã định cho mỗi người làm sao, như Thiên Chúa đã kêu gọi mỗi người thế nào, thì cứ sống như vậy: đó là điều tôi truyền dạy trong mỗi Hội Thánh.

18 Ai đã cắt bì khi được kêu gọi, thì đừng huỷ bỏ dấu vết cắt bì! Ai chưa cắt bì khi được kêu gọi, thì đừng cắt bì!

19 Cắt bì chẳng là gì, mà không cắt bì cũng chẳng là gì cả; điều đáng kể là tuân giữ các điều răn Thiên Chúa. » (1Cr7 :17-19)

Phép Hôn Phối không bó buộc chúng ta thay đổi cách sống, ví dụ như sống đời sống vợ chồng hay độc thân, nhưng mà lối chúng ta sống : Tất cả là phải giữ những giới răn của Chúa. Và điều này có thể được trong tất cà các tình huống của đời mình. Ngài nhấn mạnh tới ba lần như thế :

« 19 Cắt bì chẳng là gì, mà không cắt bì cũng chẳng là gì cả; điều đáng kể là tuân giữ các điều răn Thiên Chúa.

20 Ai đang ở địa vị nào khi được kêu gọi, thì cứ ở địa vị đó.

21 Bạn là nô lệ khi được kêu gọi ư? Chớ bận tâm! Ngay cả khi có thể được tự do, tốt hơn hãy lợi dụng thân phận nô lệ (1Cr 7 :19-21)

Tất cả đều này thật chí lý, lô-gíc vì chúng ta là men trong bột, không nên chui ra khi chúng ta đã được trộn vào trong bột. Ngược lại, trong bất cứ trong tình huống nào, ngay cả khi chúng ta là nô lệ, có thể nơi ấy là nơi chúng ta được mặc khải về Nước Tròi cho chúng ta và cho những người chung quanh. Chính ngay trong giữa lòng cuộc đời này với những thực tế của nó, dù chúng ta thấy tốt hay xấu.

Tác phẩm của Chúa Thánh Thần sinh ra hoa trái làm thay hình đỗi dạng thực tế và làm cho sinh sôi nãy nở, những hoa trái, mà thánh Phao-lô miêu tả trong thư cho dân thành Ga-lát

 « Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín,23 hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế »( Gl 5 :22-23)

Lời bình giải tuyệt vời nhất của đoạn này, chính Thánh Phao-lô đã ban cho chúng ta trong vài chương sau đó,  cũng trong thư cho dân thành Cô-rin-tô :

« 31 Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa » (1Cr 10 :31)

***

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com