Lời Chúa CN

THÁNH VỊNH CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM A (Tv85, 5-6.9-10.15-16a) 23/07/2017

Đáp : Lạy Chúa, Chúa nhân hâu và khoan dung.

 

5 Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng,
giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin;

6 lạy CHÚA, xin lắng nghe lời con cầu khẩn,
tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm.

9 Lạy Chúa, muôn dân chính tay Ngài tạo dựng
sẽ về phủ phục trước Thánh Nhan, và tôn vinh danh Ngài.

10 Vì Ngài thật cao cả, và làm nên những việc lạ lùng;
chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa.

15 Phần Ngài, muôn lạy Chúa,
Ngài là Thiên Chúa nhân hậu từ bi,
Ngài chậm giận, lại giàu tình thương và lòng thành tín.

16 Xin đoái nhìn và xót thương con,

 

Thông thường người ta dễ dàng gán cho vua Sa-lô-mon những bài viết về sự khôn ngoan, và ghép tên vua Đa-vít vào nhiều thánh vịnh (như bài 85 hôm nay) được viết rất lâu sau ngài. Nhưng, thật vậy, trong lời cầu nguyện, gọi là «theo vua Đa-vít», bởi vì, mặc dù vị vua này vĩ đại và được dân chúng mến thương, ngài vẫn biết sống khiêm nhu và ý thức mình là một người tội lỗi được thứ tha, và cho đến cuối đời ngài lúc nào cũng tràn lòng thán phục vì những Hồng ân Chúa ban. Đấy cũng là điều kiện dân được Thiên Chúa chọn: thụ hưởng sự mặc khải không lời nào tả được «Thiên Chúa nhân hậu từ bi, Ngài chậm giận, lại giàu tình thương và lòng thành tín.» họ không ngần ngại nhận mình bé nhỏ, nghèo nàn, vì bởi định nghĩa, Đấng từ bi nhân hậu ưa thích những kẻ bần cùng: «Lạy CHÚA, xin lắng tai và đáp lời con, vì thân con nghèo hèn túng quẫn.» (c1)

Nơi bài thánh vịnh này là một lời cầu nguyện mẫu: một lời cầu nguyện bộc phát khi chúng ta đứng trước sự thật, đối diện với Thiên Chúa, vừa ý thức sự nghèo hèn túng quẫn của chúng ta vừa ý thức lòng từ bi nhân hậu của Ngài. Lúc bấy giờ, chúng ta không biết nói gì hơn: «Chính Ngài là Thiên Chúa của con, xin rủ lòng thương con, lạy Chúa: con kêu con gọi Chúa suốt ngày…(c3) lạy CHÚA, xin lắng nghe lời con cầu khẩn, tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm.(c6) …Xin đoái nhìn và xót thương con, ban sức mạnh của Ngài và xuống ơn cứu độ cho tôi tớ Ngài đây, con của nữ tỳ Ngài. (c16)» Vì thế kẻ cầu nguyện (ở đây là dân tộc Ít-ra-en) không cầu xin (một thứ gì cụ thể) họ chỉ «vỏn vẹn cầu nguyện».

Cầu nguyện với lòng nhiệt tình như thế, tập trung quyết liệt hướng về Chúa. Khi hoàn toàn hướng về Ngài, bởi vì chúng ta không còn chỗ nào cậy trông khác: qua đây chúng ta cảm thấy một vài điểm châm biếm nhỏ đối với các bụt thần và lòng cương quyết không quay mắt nhìn họ, vì chỉ có Chúa là Thiên Chúa: «Xin Chúa hướng lòng con, để con biết một niềm kính tôn Danh Thánh» (c11); Không một thần linh sánh kịp Ngài, lạy Chúa, việc Ngài làm, quả thật vô song (c8); Vì Ngài thật cao cả, và làm nên những việc lạ lùng; chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa (c10); Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, con hết lòng cảm tạ, Thánh danh Ngài, con mãi mãi tôn vinh, (c12); con nâng tâm hồn lên tới Chúa. (c4)» ( ngụ ý nói chỉ có Chúa mà thôi.)

Lòng nhiệt tình phát xuất từ lòng cậy trông, từ trải nghiệm của dân tộc ấy đã tín trung với Thiên Chúa. Câu tuyệt vời: «Muôn lạy Chúa, Ngài là Thiên Chúa nhân hậu từ bi, Ngài chậm giận, lại giàu tình thương và lòng thành tín.», trước tiên không phải là một bài giáo lý của Ít-ra-en, nhưng trước hết, và từ muôn thuở là một bài tường thuật công trình cứu độ dân của Ngài. «Ngài thật cao cả, và làm nên những việc lạ lùng» (c10): chỉ có chữ «lạ lùng», cũng đủ nhắc lại cuộc giải phóng khỏi Ai-cập, và sau sự kiện đi đày, bằng chứng và những lời hứa cứu độ, vĩnh viễn khỏi gông xiềng trói buộc sự «sự tự do các con cái Thiên Chúa», trong thư Thánh Phao-lô gửi tín hữu Rô-ma chúng ta đọc từ nhiều tuần nay. Cuộc cứu độ chưa hẳn hoàn tất.

Cuộc chiến của người tín hữu lộ ra qua câu: «Lạy Thiên Chúa, phường kiêu ngạo nổi lên chống đối, bè lũ hung tàn tìm hại mạng sống con: chúng đâu có kể chi đến Ngài.» (c14). Sự bách hại là số phận của dân của Chúa. Nhưng lòng tín trung của họ lệ thuộc vào toàn nhân loại có nhập vào dự án của Thiên Chúa hay không? Họ biết thế. Vì lẽ ấy, cầu xin ơn trung thành với sứ vụ của họ: «Xin dạy con đường lối Ngài, lạy CHÚA, để con vững bước theo chân lý của Ngài.» (c11) Đề tài con đường và bước đi, hay có dịp trở lại, rất thường trong các thánh vịnh sám hối. Mặc dù không đứng trước một thánh vịnh như thế, nhưng bài này cũng có những lập luận sám hối, ít nữa là trong ẩn ý, thường có trong mọi lời cầu nguyện: chỉ nhìn nhận sự «bất công», có nghĩa là sự cách biệt giữa chúng ta và dự án của Thiên Chúa. Vì thế, theo lẽ thường, người cầu nguyện nói lên lòng ao ước bước theo con đường của Chúa. Và lời câu nguyện ấy cùng một đà mở ra chiều kích cả thế gian; kết hiệp vào công trình Thiên Chúa «Lạy Chúa, muôn dân chính tay Ngài tạo dựng sẽ về phủ phục trước Thánh Nhan, và tôn vinh danh Ngài.» (c9). Và khi kêu cầu cứu, họ không chỉ xin cho họ, mà cho cả kẻ thù của họ: theo suy gẫm của tiên tri I-sa-i-a trong người tôi trung đau khổ (Is50 và Is52-53) họ biết, họ tin, và họ hy vọng sự cứu độ của Thiên Chúa sẽ là một dấu chỉ của sự hoán cải của những kẻ khác: «Xin ban cho con một điềm báo phúc, để bọn thù ghét con trông thấy mà hổ thẹn, vì, lạy CHÚA, chính Ngài giúp đỡ ủi an con.» (c17)  

Dĩ nhiên chúng ta không lạ gì, tìm thấy tất cả các chiều kích ấy trong lời cầu nguyện của Chúa Ki-tô, ít ra theo những gì được thuật lại trong các Phúc Âm. Thánh Gio-an tóm lược hay nhất có thể: «Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.» (Ga1, 1). Điều này nói lên, nơi Chúa Giê-su cầu nguyện không phải là một hành động nhất thời, nhưng là cả bản thể Ngài, trong sự hiệp nhất hoàn hảo với Cha Ngài. Và nội dung sự đối thoại không ngừng ấy với Chúa Cha, nói lên những gì? Ngài nói: «Nguyện Danh Cha cả sáng,nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời». Vì, chắc chắn rồi, như mọi người thầy giỏi xin chia sẻ sự hiểu biết của mình, thì đây chính lời cầu nguyện của Ngài, Ngài truyền cho các môn đệ một khi hỏi thầy: «Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện» (Lc11, 1)

***

Tác giả: bà Marie-Noelle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com