Lời Chúa CN

PHÚC ÂM CN II TN B ( Ga 1, 35-42) 14/01/2018

Alleluia, alleluia ! Lạy Cha là Chúa trời đất, Chúa đáng chúc tụng, vì đã mạc khải cho các trẻ nhỏ biết mầu nhiệm Nước Trời.- Alleluia.

------------------

« Họ xem chỗ Người ở, và ở lại với Người» 

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an.

 

Hôm sau, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông.

36 Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa."

37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su.

38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế? " Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? "

39 Người bảo họ: "Đến mà xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.

40 Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su.

41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô).

42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: "Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha" (tức là Phê-rô).

 

Ông Gio-an-Tẩy-giả ra giảng bên bờ sông Gio-đan, ngày ấy có hai môn đệ cạnh bên, là ông Gia-cô-bê và một người nữa mà không biết tên: có người nghĩ rằng chính là Gio-an Tông-đồ; khi thấy Đức Giê-su ông Gio-an Tẩy-giả liền nói với hai môn đệ “Đây là Con Chiên Thiên Chúa”, chỉ có bấy nhiêu lời, hai môn dệ liền từ giả thầy mình mà theo đức Giê-su.

Thánh Gio-an sau này kể lại: “Hai môn đệ nghe bấy nhiêu lời và bỏ theo đức Giê-su”. :

Đối với những ai biết Cựu Ước, như ông Gio-an Tẩy-giả, cụm chữ “Con Chiên Thiên Chúa”thể hiện bốn hình ảnh khác nhau.

Hình ảnh thứ nhất, người ta nghĩ tới con chiên lễ Vượt-qua: Nghi lễ này hằng năm nhắc lại cho dân Do Thái Chúa đã giải thoát họ; đêm rời Ai-cập ông Mô-sê cho dân thực hiện nghi lễ cỗ truyền cắt cỗ con chiên, nhưng ông xác quyết rằng: “Kể từ nay hằng năm nghi lễ này làm chúng ta hồi tưởng lại Chúa ở cùng để giải thoát chúng ta. Máu con chiên đánh dấu sự giải thoát của anh em”.

Hình ảnh thứ hai, chữ “con chiên” làm hồi tưởng tới đấng Mê-si-a được tiên tri I-sa-i-a nói đến: ông gọi là Người Tôi Trung và so sánh như con chiên: “Bị ngược đãi và ô nhục”

 “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” ( Is 53,7).

Theo I-sa-i-a Người Tôi Trung của Thiên Chúa bị hành hạ và giết chết ( vì lẽ đó mà tiên tri gọi là lò sát sinh), nhưng sau đó dược nhìn nhận là đấng cứu độ cả loài người : I-sa-i-a nói:

“Này đây, người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao, nổi bật, và được suy tôn đến tột cùng”.( Is, 52:13)

Hình ảnh thứ ba, gợi lại hình ảnh con chiên, là nghĩ tới I-sa-ac, đứa con yêu dấu của tổ phụ Ap-ra-ham. Ap-ra-ham ban đầu tưởng rằng Chúa muốn ông dâng con mình làm lễ toàn thiêu. Ông sẵn sàng vâng lời thi hành nghi lễ ghê tởm đó, vì thời ấy các đạo khác cũng làm như thế. Khi I-sa-ac hỏi cha “Có lửa, có củi đây, còn chiên để làm lễ toàn thiêu đâu? “? (St 22,8b) " Ông Áp-ra-ham đáp: "Chiên làm lễ toàn thiêu, chính Thiên Chúa sẽ liệu, con ạ.". Lúc ấy ông không nghĩ là lời nói của ông đúng như thế: vì lúc ông định thi hành thì Chúa chận tay ông lại, và như chúng ta biết, Chúa phán:

"Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó!” (St 22,11)

Và Ngài chỉ cho ông Ap-raham con chiên để tế lễ. và từ đó ở Do Thái người ta hiểu rằng không có một lý do gì Chúa muốn con người đỗ máu.

Hình ảnh thứ tư, sau cùng khi nghe ông Gio-an Tẩy-giả nói tới con chiên, các môn đệ nghĩ đến ông Mô-sê; các lời nguyện gẫm sách Xuất Hành so sánh ông Mô-sê như là con chiên: Họ tưởng tượng một trong hai bên cáng cân là tất cả lực lượng quân đội Ai-cập:Vua Pha-ra-ong, những chiến xa, toàn quân đội, đoàn kỵ binh. Bên kia cáng cân là Mô-sê dưới hình thức là con chiên nhỏ. Thế nhưng trước sức mạnh của các vua Pha-ra-ong, sự yếu đuối và sự chân thiện đã thắng.

Giê-su Con Thiên Chúa.

Chúng ta không biết ông Gio-an Tẩy-giả thấy gì khi so sánh đức Giê-su như con chiên ; thế nhưng sau đó thật lâu, thánh Gio-an Tông Đồ cũng nói tới cảnh tượng đó và mời gọi chúng ta hình dung cả bốn hình ảnh đó về con chiên ; dưới mắt ngài bốn hình ảnh đó phát họa lên chân dung đấng Mê-si-a.

Trước hết là « Con chiên lễ vượt qua », vì đã giải thoát cả nhân loại khỏi ách nô lệ, và tội lỗi. Con chiên ấy xoá tội trần gian, có nghĩa là reo rắt tình yêu trên toàn cầu, hoà giải nhân loại với Thiên Chúa.

Chân dung thứ hai, xứng với danh xưng Người Tôi Trung Thiên chúa, vì đã thi hành sứ mạng của đấng Mê-si-a, mang lại sự cứu độ cho nhân loại và như Người Tôi Trung trong sách I-sa-i-a, Người đã bị bách hại,  và chịu khổ hình (trên thánh giá) và hưởng vinh quang ( Phục sinh).

Chân dung thứ ba , Thánh Gio-an mời gọi chúng ta nhìn tới I-sa-ac qua Chúa Giê-su. Ngài cũng là đứa Con yêu dấu, hoàn toàn được hiến dâng cho ý Đức Chúa Cha. Như trong sách Do Thái, lập lại lời trong Tv 39/40

 “Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền.9 Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới.10 Theo ý đó, chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ”( Dt 10,8-10)

Chân dung thứ tư, các bạn còn nhớ sức yếu của Mô-sê so với sức mạnh vua Pha-ra-ong được ví như con chiên. Thế nhưng nhờ ơn Chúa, kẻ yếu đã dành lại được tự do cho mình và cho dân của Ngài. Hình ảnh ấy là hình ảnh của Chúa Giê-su, “người hiền lành, tâm hồn nghèo khó”  như trong bảy Phúc Thật.

Những sự kiện trong đời sống, cái chết, và sự Phục Sinh của Đấng Ki-tô thể hiện chính xác  hơn những gì ông Gio-an Tẩy-giả trông thấy về mầu nhiệm con chiên, con chiên này vừa là nạn nhân nhưng vừa là kẻ chiến thắng, như thánh Phêrô nói trong thư 1 của ngài:

 “Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại.19 Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Ki-tô”( 1Phêrô 1,18-19)

Ở đây “máu “có nghĩa là :”sự sống”.

***

Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: 
http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com