Lời Chúa CN

THÁNH VỊNH CN XII THƯỜNG NIÊN NĂM B (Tv138, 1-3.13-15) 24/06/2018

SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

"Con ca ngợi Chúa vì con được tạo thành cách lạ lùng."

 

1 Phần nhạc trưởng. Của vua Đa-vít. Thánh vịnh.
Lạy CHÚA, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,

2 biết cả khi con đứng con ngồi.
Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa,

3 đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.

13 Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.

14 Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!
Hồn con đây biết rõ mười mươi.

15 Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu.

 

Dĩ nhiên, chúng ta có thể tưởng tượng ông Gio-an Tẩy Giả có một trải nghiệm huyền nhiệm trong bài Thánh vịnh này: sự hiện hữu thường trực dịu dàng và quyến rũ của Thiên Chúa của với ngài. Thế nhưng, xin nói lại một lần nữa, bài thánh vịnh không được sáng tác cho một nhân vật đặc biệt nào, cho dù người ấy là Thánh Gio-an Tẩy Giả.

Có lẽ, có nhiều cách đọc bài Thánh vịnh 138 này. Cách chọn cắt lọc những câu cho phụng vụ hôm nay, giúp nhận ra rõ thêm một sự thật hiển nhiên, đó là lòng tán tụng của người tín hữu trước công trình Tạo Vựng dựng: «công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi.» (c14) Chúng ta đang nghe trong bài này, một tiếng vang trong Tv8, cũng cùng một cách ngạc nhiên thán phục: «4 Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, 5 thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?

6 Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên,

7 cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân»: (Tv8, 4-7)

Trong bài này, chúng ta cũng nhận ra tư tưởng ấy: «14 Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi.» (c14) Thật vậy, nhưng…còn vĩ đại hơn tạo dựng con người, đó là tạo dựng một dân tộc. Vì nơi đây, trong Tv138 này; một lần nữa, nội dung nói về cả dân tộc It-ra-en. Dân tộc này không có gì để lấy làm kiêu hãnh, nhưng nói lên một lòng vô cùng tri ân vì công trình của Chúa làm cho họ. Tiên tri Giê-rê-mi-a rất có lý khi nói rằng: «Hỡi nhà Ít-ra-en, đối với các ngươi, Ta lại không thể làm được như người thợ gốm này hay sao?... Này hỡi nhà Ít-ra-en, đất sét ở trong tay người thợ gốm thế nào, các ngươi ở trong tay Ta cũng như vậy» (Gm18, 6) - hình ảnh người thợ gốm, như ta thường biết, đó là hình ảnh ưa chuộng để chỉ Đấng Tạo Hóa.

Nếu đọc bài thánh vịnh này, như cách đọc thứ hai, tức là nói về lịch sử một dân tộc, thì mỗi câu kết nối với nhau một cách sáng ngời. Nhưng phải tràn liên hệ qua những câu khác của phụng vụ. Điều chúng ta thử làm ở đây, bắt đầu bằng một câu, chúng ta từng biết rõ, và cũng là chìa khóa mở ra để hiểu tất cả: «5 Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con.» (c5) Tên Thiên Chúa đã mặc khải cho ông Mô-sê (YHVH) cũng hứa sự cảnh giác ấy; từ muôn thuở Chúa dẫn dắt dân tộc nhỏ bé này, Ngài đã bắt đầu cho nó sinh ra, chúng ta có thể nói như thế vì câu 13: «Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.» Về sau, Tiên tri Hô-sê bình luận rằng «Khi Ít-ra-en còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó,
từ Ai-cập Ta đã gọi con Ta về. Ta đã tập đi cho Ép-ra-im, đã đỡ cánh tay nó, nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng.  Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng. Ta xử với chúng như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má; Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn.»
(
Hs11, 1…4)

Sự hiện diện ấy của Thiên Chúa không bao giờ thiếu vắng. Câu 5 (Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con.) Nhìn nhận rằng từ muôn thuở, Chúa biết, Chúa đồng hành với lịch sử dân Ngài, câu Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, có ý nói tương lai và quá khứ. Còn một điều thể hiện sự hiện diện của Thiên Chúa: cái làn luồng ánh sáng không bao giờ rời dân chúng trong cuộc hành trình khó khăn. Có một câu tuyệt vời nói lên điều ấy: «Nhưng đối với Ngài, tối tăm chẳng có chi mù mịt, và đêm đen sáng tỏ như ban ngày, bóng tối và ánh sáng cũng như nhau.» (c12) Trong tất cả điều ấy, Thiên Chúa đeo đuổi một dự án, chúng ta hằng biết thế, một dự án vượt tầm chúng ta: «Lạy Chúa, con thấy tư tưởng Ngài khó hiểu biết bao, tính chung lại, ôi nhiều vô kể!» (c17). Đến đây chúng ta nên đọc lại Tv39: «Lạy CHÚA là Thiên Chúa con thờ, những kỳ công Ngài đã thực hiện và những điều Ngài dự định cho chúng con: thật là nhiều vô kể! Không một ai sánh được như Ngài. Dầu con muốn loan đi kể lại, nhưng quá nhiều, đếm nổi làm sao!» (Tv39/40, 6). Sở dĩ Chúa làm những việc lạ lùng cho dân Ngài: «Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi.» (c14) là để cho toàn nhân loại được hưởng. Và đên đây, chúng ta nhớ lại cử chỉ đặt tay lên đầu là cử chỉ tấn phong; đó là cách nói lên sứ vụ của It-ra-en.

Chúng ta thừa biết, một sứ vụ đòi hỏi nhiều. Chúng ta có thể đoán được áp lực đè trên sứ vụ ấy qua câu sau đây: «Lạy CHÚA, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, 2 biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa.» (C1-2) Không thể nào thoát khỏi những đòi hỏi và sự chú ý sáng suốt của Thiên Chúa. Đối diện với thờ phượng bụt thần, dân chúng không ngừng phải chọn con đường khó khăn của trung tín. Đó là có Có lẽ, đó là số phận của mọi tiên tri, và It-ra-en thường suy gẫm về trải nghiệm này của Giê-rê-mi-a, ngài là một tấm gương về điều ấy.

Thật vậy, chúng ta tìm thấy nơi ngài những nét thật đặc thù. Ngài nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa từ tuổi thơ: «Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.» (Gm1, 5); nhưng ngài cũng đã trải qua những giai đoạn cô đơn và không được thông cảm. Trước sự rao giảng thất bại, ngài từng phân trần với Chúa «Lạy ĐỨC CHÚA, Ngài biết con và Ngài thấy rõ, Ngài dò xét lòng con, lòng con ở bên Ngài. Xin tách biệt quân gian ác.» (Gm12, 3): nơi Tiên tri Giê-rê-mi-a không chỉ có ngạc nhiên thán phục, mà cũng có phân minh với Chúa, dường như để nói to lên lòng trung tín của mình.

Cuối bài thánh vịnh, dành trải nghiệm này cho chúng ta với những câu đặc biệt mãnh liệt: «Lạy CHÚA, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét? Làm sao con không tởm kẻ đứng lên chống Ngài? 22 Con ghét chúng, ghét cay ghét đắng, chúng trở thành thù địch của chính con.» (c21-22): phải gan dạ lắm mới nói như thế! Nhưng thật ra, điều nói lên một chọn lựa thật khó khăn. Một sự chọn lựa tối cần nếu It-ra-en muốn trung thành với sứ vụ của mình, và bài Thánh vịnh kết bằng một lời nguyện cầu xin ơn kiên trì.

 

***

Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: 
http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com