Lời Chúa CN

TÌM HIỂU CỰU ƯỚC CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 25/7/2021

BÀI ĐỌC 1 (2V 4, 42-44)

 

"Họ ăn xong mà hãy còn dư".

 

Trích sách Các Vua quyển thứ hai.

 

42 Có một người từ Ba-an Sa-li-sa đến, đem bánh đầu mùa biếu người của Thiên Chúa: hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị. Ông Ê-li-sa nói: "Phát cho người ta ăn."

43 Nhưng tiểu đồng hỏi ông: "Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được? " Ông bảo: "Cứ phát cho người ta ăn! Vì ĐỨC CHÚA phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư."

44 Tiểu đồng phát cho người ta. Họ đã ăn, mà vẫn còn dư, như lời ĐỨC CHÚA phán.

Ê-li-sa là tiên tri trong vương quốc Miền Bắc, khoảng giữa năm 850 và 800 trước CN. Lịch sử của ông giống như một quyển tiểu thuyết: đặc biệt trong thư thứ hai Các Vua. Ê-li-sa là người kế vị của đại tiên tri Ê-li-a, là đứa con thiêng liêng của ngài. Hơn nữa các tác giả Thánh Kinh cho rằng ông cũng có quyền năng đại tiên tri Ê-li-a. Sau này, xin xem sách Huấn ca vào khoảng năm 200 truớc CN,  miêu tả về ông như thế nào : « Khi ông Ê-li-a được ẩn trong cơn lốc thì ông Ê-li-sa được đầy thần khí của người. Suốt đời ông Ê-li-sa không việc nào có thể làm ông lung lạc, cũng chẳng ai khuất phục được ông. Đối với ông chẳng có gì là quá sức, ngay khi ông đã qua đời, thân xác ông vẫn còn giữ năng lực của một ngôn sứ. Lúc sinh thời ông đã làm nhiều dấu lạ, sau khi chết, ông vẫn còn thực hiện những điềm thiêng ».( Hc 48,12-14)

Ê-li-sa không để lại một tác phẩm nào nhưng những phép lạ và những lời nóng bỏng của ông rõ ràng đã khắc sâu vào ký ức dân It-ra-en. Được trong vòng quen thuộc triều đình các vua, ông không ngần ngại mạnh dạn phát biểu. Hình như ông hoàn toàn tự do trong lời ăn tiếng nói vì ông được nhìn nhận là « Ông ấy có lời của ĐỨC CHÚA. » (2V 3,12) . Và đáng tiếc thay, suốt đời ông phải nhiều lần lên tiếng, vì thờ phượng bụt thần không bao giờ ngơi trong vương quốc Miền Bắc. Có nhiều lần ông phải can dự vào chính trị trong nước, nhất là khi lý do là ông muốn bênh vực một vị vua sẵn sàng tôn trọng Giao Ước. Cũng vì thế một ngày nọ  lợi dụng lúc vắng mặt vua ở triều đình A-khát-gia ông  làm lễ phong vương một vua khác thay thế Giê-hu. Nhưng « ông có Lời của Thiên Chúa » ấy được nổi tiếng nhờ các phép lạ của ông. Chúng ta hãy xem xét hai phép này của ông, hơn nữa hai phép lạ này được đề nghị trong phụng vụ Thánh Lễ của chúng ta : Con của vua Shimanit được sinh ra (2V4,8-16) Chúa nhật thứ XIII TN năm A, và con của tướng Aram chữa khỏi bệnh hủi (CN thứ XXVIII năm C). Nhưng còn nhiều phép lạ khác nữa : bắt đầu bằng hành động công khai đầu tiên làm ông được công nhận là « người có Lời Đức Chúa ». Ông chẻ nước sông Gio-đan làm hai để đi bộ ngang sông ( 2V2 14), giống như Hô-sê làm cho dân It-ra-en quay về đất hứa (Hs 3), như chính Ê-li-a làm ngay trước mặt ông. (2V,2-8).

Xin tóm gọn vài phép lạ ông Ê-li-sa  đã làm theo thứ tự, được chép trong sách Các Vua, khi nước sông Giê-ri-cô trở nên ô uế, khiến cho mọi súc vật và ngay cả con người bị vô sinh. Chính ông mà dân chúng tìm đến để tẩy uế. ( 2V2, 19)

Nhiều lần ông can thiệp vào gia đình của Su-nêm, người đã tá túc ông, và ông đã làm cho con ông gia chủ sống lại ( 2V, 4,8). Sau cùng phép lạ về dầu. Phép lạ này ít khi được nói đến mặc dù rất tốt đẹp và thú vị: Một ngày kia có một bà goá nghèo nọ bị chủ nợ kiện thưa phải giao hai đứa con trai của bà đi làm nô lệ để thay số nợ. Bà kêu cầu cứu nơi ông Ê-li-sa : « Ông Ê-li-sa nói với bà: "Tôi có thể làm gì cho chị đây? Hãy cho tôi biết: trong nhà chị còn có gì không? Bà thưa: "Trong nhà nữ tỳ của ngài chẳng còn gì cả, trừ một lọ dầu », đó là cách trả lời nói nhà bà rất nghèo, vì bà goá bụa không xài đến dầu thơm nên còn lại cất trong một góc, đó là vật duy nhất còn lại. Không cần nói chi thêm với « Người của Thiên Chúa », « 3 Ông nói: "Chị hãy đi ra ngoài mượn bà con láng giềng các thứ bình, những bình rỗng, đừng có ít quá!4 Rồi chị trở về, chị và các con cái chị vào nhà đóng cửa lại. Chị sẽ đổ dầu vào tất cả các bình đó, bình nào đầy thì để riêng ra » ( 2V 43-4) . Các bạn dễ đoán việc gì xảy ra : dầu chảy ra cho bà đong đầy các bình và như thế đem bán dầu để trả hết món nợ. Ông nói: "Chị đi bán dầu ấy mà trả nợ; phần còn lại thì mẹ con dùng để sinh sống » (2V4,7) .

Bây giờ chúng ta trở lại phép lạ hoá bánh ra nhiều trong Bài Đọc Một trong Chúa nhật hôm nay. Ê-li-sa hành động trong bối cảnh nghèo khó. Vương quốc It-ra-en đã trải qua nhiều nạn đói, mỗi lần bị hạn hán. Điều sau đây nói lên lẽ thường tình không thể giải quyết được : không hiểu hai mươi cái bánh làm bằng lúa mạch bao lớn, nhưng chắc chắn là không thể nào nuôi đủ, vì thế tiểu đồng cũng khuyên ông bỏ ý ấy : « làm sao cho một trăm người ăn được ? ». Câu này ngụ ý nói bác ái có trật tự phải bắt đầu bằng chính mình. Thế nhưng với niềm tin, niềm tin thật sự có những lý lẽ của nó. Không bối rối, không thay đổi một lời, Ê-li-sa lặp lại : « "Cứ phát cho người ta ăn! » Thế nhưng lần này ông giải thích « Vì ĐỨC CHÚA phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư. » ( 2V4,43). Thế là tiểu đồng chỉ còn phải vâng lời, vì, rõ ràng ông chưa tận dụng sự táo bạo nơi ông. Luôn như thế, có những lý lẽ của con người nhưng đàng khác có lý lẽ của Thiên Chúa, như trong thánh vịnh (144,18) « 18 CHÚA gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa, mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người ».

Để kết luận xin có vài lưu ý về các phép lạ. Trong tất cả các phép lạ dù trong Cựu Ước hay trong Tân Ước, luôn luôn có bốn yếu tố, và lúc nào cũng như thế. Trước hết có nhu cầu thậtsự : nạn đói như ở đây, hay bệnh tật, hay sự chết…Thứ hai là một cử chỉ tự do, ở đây là một người nào đó lấy bánh từ mùa gặt của mình, và nhất là trong nạn đói. Thứ ba là kêu cầu đếnmột người được xem như Thiên Chúa gửi đến : ở đây là ông Ê-li-sa. Người ta trao bánh cho ông vì xem ông như người của Chúa. Thánh kinh nói rõ đây là bánh từ bột đầu mùa gặt, có nghĩa là của hiến lễ phụng vụ.. Sau cùng và là yếu tố thứ tư, đó là niềm tin vào sự can thiệpcủa Thiên Chúa : trái ngược lại với ý của tiểu đồng. Ê-li-sa giữ vững quyết định của mình. Sự đơn độc của Chúa chứng minh ông có lý.

***

 

Thánh Vịnh (Tv144 145 , 10-11,15-18)

 

"Lạy Chúa, Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no nê." 

 

10 Lạy CHÚA, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,

11 nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng,

15 Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa,
và chính Ngài đúng bữa cho ăn.

16 Khi Ngài rộng mở tay ban,
là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê.

17 CHÚA công minh trong mọi đường lối Chúa,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.

18 CHÚA gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa,
mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người.

Bài này tóm gọn tất cả niềm tin It-ra-en: Sự khám phá một Thiên Chúa đầy tình thương, giàu lòng tha thứ, kêu gọi dân Ngài “Các con hãy về với Ta”. Bài thánh vịnh là lời đáp của dân Chúa khi trở về với Ngài : « 2 Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời. » ( câu2) ; đúng là một bài thánh ca của niềm tin trở lại.

Vì thế không lạ gì bài thánh vịnh này được chọn làm kinh mai của dân Do Thái. Đối với người Do Thái, mỗi buổi sáng (bình minh một ngày mới) gợi lên một cách tất nhiên buổi bình minh của ngày vĩnh viễn, ngày của thế giới về sau, ngày sáng thế mới…Nếu chúng ta đi sâu hơn vào đời sống thiêng liêng của dân Do Thái, sách Talmud (Giáo lý của các kinh sư trong những thế kỷ sau Chúa Giê-su Ki-tô) quả quyết rằng những ai đọc bài thánh vịnh này ba lần mỗi ngày « có thể chắc chắn sẽ là con cái của thế hệ mai sau ».

Chúng ta đã gặp rồi bài thánh vịnh này và có dịp chiêm ngắm cấu trúc của nó. Nếu xem lại Thánh Kinh chúng ta nhận thấy bài này thuộc loại thánh vịnh theo vần ABC. Chúng ta cũng biết trước rằng đó là bài thánh vịnh tạ ơn Giao Ước : đó là cách nói « tất cả đời sống chúng ta từ A tới Z » ( tiếng Do Thái từ Aleph tới Tav) được chìm đắm trong Giao Ước, trong sự trìu mến của Thiên Chúa. Điều đáng lưu ý thứ hai là, mỗi câu đối với nhau một cách đặc sắc. Điều này gọi chúng ta đọc mỗi câu hai lần hoặc chia làm hai bè.

Nếu chúng ta đọc kỹ những câu được chọn hôm nay chúng ta nhận thấy hai điều : Trước hết chúng ta thấy sự Mặc khải của Chúa một cách đầy đủ và cô đọng, và điều thứ hai là nó hoàn toàn thích hợp cùng âm điệu với các bài đọc khác của ngày Chúa nhật.

Sách các Vua II trong Bài Đọc  Một chép : « Cứ phát cho người ta ăn! Vì ĐỨC CHÚA phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư.44 Tiểu đồng phát cho người ta. Họ đã ăn, mà vẫn còn dư, như lời ĐỨC CHÚA phán » ( 2V 4,43-44) Thánh vịnh chúng ta đáp lại như tiếng vang : «15 Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài đúng bữa cho ăn. 16Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê. ».

Câu 3 trong thánh vịnh chép : « 3 CHÚA thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng. Người cao cả khôn dò khôn thấu » chữ cao cả trong các thánh vịnh dành cho vua chúa, vì thế câu đầu (không được đọc hôm nay) « Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con, con nguyện tán dương Chúa và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.». Nhưng vị vua này không phải vị vua như chúng ta thấy trên đời. Vị vua vừa đầy quyền năng vừa nhân từ : Ngài chỉ muốn chúng ta hạnh phúc…Đó là điều It-ra-en khám phá ra suốt lịch sử dân tộc. Khi nói tới quyền năng của vị vua ấy tức là nói quyền năng của lòng nhân từ « 8 CHÚA là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương. » ( C8) Đó là câu tóm lược hay nhất về sự mặc khải của Chúa qua Thánh Kinh. Tiên tri I-sa-i-a đã nói : « Thiên Chúa giàu lòng tha thứ »( Is55,7) có ngụ ý tất cả ý kiến khác là đồi bại. Về điều này It-ra-en có thể nói vì đã trải nghiệm bao nhiêu lần, đặc biệt khi bị lưu đày sang Ba-by-lon đã cầu khẩn đến Chúa và được tha thứ sau cùng được quay về xứ ?...Kể từ nay dân chúng tựu về Đền thánh vừa được xây cất lại để hết lòng ca cụng : Thật vậy : « 18 CHÚA gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa, mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người »  

Sứ vụ của họ, họ hiểu, là phải hát lớn lên lời ca tụng để mọi người biết : Chúa giàu lòng tha thứ, nhân ái và từ bi, và tất cả cho mọi người không trừ ai ! « 9 CHÚA nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.» ( c9Còn bài dụ ngôn kể rằng một chủ nhân trả cho công nhân cùng một đồng lương, bất cứ người cũ người mới, người làm nhiều giờ người làm ít giờ, sinh ra bất bình nơi người làm nhiều giờ. Đó là cách nói « xin đừng lầm » : lẽ công chính trên đời không dựa vào cán cân, mà vào tình yêu. Nếu anh em yêu mến mọi người như chính mình thì anh em sẽ vui mừng vì lòng quảng đại của Ta. Nếu chúng ta xem cả bài thánh vịnh này chúng ta khám phá ra những nét rất giống Kinh Lạy Cha. Ví dụ như Cha Chúng ta nói với Chúa như với một người Cha và như một vị vua : người Cha là Thiên Chúa nhân hậu và hay tha thứ của bài thánh vịnh, một vị vua mà mục đích là hạnh phúc cho mọi người : « Lạy Cha chúng con…xin cho chúng con…xin tha chúng con…xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ….nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời… » vì chúng ta biết rằng ý của Ngài như thánh Phao-lô nói là: « 4 Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý (1Tm2,4).. Bây gờ chúng ta hiểu vì sao bài thánh vịnh 144 (145) này được dân tộc đầu tiên biết đối thoại với Thiên Chúa như Người Cha chọn làm kinh mai.

***

 

Tác giả: Marie-Noëlle Thabut                       
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions


Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân              

Hiệu đính: Phêrô Nguyễn Thế Hoằng                


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com