Lời Chúa CN

Lectio Divina - Chúa nhật XVII Thường Niên năm B - Ga 6, 1-15

 

"ĐỨC GIÊ SU CẦM LẤY BÁNH, DÂNG LỜI TẠ ƠN
RỒI PHÂN PHÁT CHO NHỮNG NGƯỜI NGỒI ĐÓ"

Tin Mừng theo thánh Gioan 6,11

 

Hát 1 thánh ca ngợi khen.

Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.

 

Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen

Lạy Chúa, Chúa ban sức mạnh cho những kẻ cậy trông  xin nghe lời chúng con cầu khẩn: loài người chúng con, thân phận yếu hèn, không thể làm được chi, nếu Chúa không nâng đỡ. Xin Chúa hằng tuôn đổ hồng ân, giúp chúng con giữ huấn lệnh Chúa truyền, để chỉ muốn và làm những điều Chúa ưa thích. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

(Lời nguyện CN 11 TN)

 

1 - LẮNG NGHE LỜI CHÚA

Lưu ý: Từ CN 17 đến 21, các bài Tin Mừng được trích từ Tin Mừng Gioan 6 : Phép lạ hoá bánh ra nhiều và bài giảng về bánh bởi trời.

Tin Mừng theo thánh Gioan, chương 6, 1-15.

  • Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng
  • Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.

 

2 - SUY NIỆM

Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ về 1 hay 3 câu hỏi gợi ý sau đây:

  • Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu ?

Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào ?

  • Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào ?

Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào ?

  • Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa ?

(Nếu đã quen làm Lectio Divina trong Nhóm hay ở gia đình, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình).

 

3 - CHIÊM NGHIỆM

Đọc Lời Chúa một lần nữa, rồi suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào ?

1. "Đông đảo dân chúng đi theo Đức Giêsu, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm (câu 2).

Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói : "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian !"...và họ sắp bắt Người đem đi mà tôn làm vua". (c 14)

Quan sát đông đảo dân chúng, chúng ta thấy họ đi theo Chúa vì những lý do nào?

  • "họ từng được chứng kiến dấu lạ Người đã làm cho kẻ đau ốm"
  • "thấy dấu lạ, họ sắp bắt Người đem đi mà tôn làm vua"

Đó là những việc Chúa làm lợi cho con người về thể xác: được lành bệnh và được ăn no. Còn những lời Chúa giảng dạy thì họ ngoài tai.

Còn tôi đi theo Chúa Giêsu Phục Sinh trong Hội Thánh để được gì?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

2. "Ông Anrê thưa với Người : "Ở đây có một em bé có 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!" (c 8-9)

Quả thật bao nhiêu đó làm sao nuôi được đám đông như thế! Nhưng Chúa đón nhận phần đóng góp nhỏ bé này để nuôi sống mọi người cách dư dã. Đến nỗi còn dư được 12 thúng. Tôi có nghĩ mình yếu quá, nghèo quá, nhỏ bé quá nên chẳng đóng góp được gì cho công cuộc loan báo Tin Mừng không? Hãy nhớ đến đồng xu bà góa cúng cho Đền Thờ được Chúa xem là phần đóng góp lớn nhất (Lc 21,1-4).

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

3. "Đức Giêsu đã biết mình sắp làm gì rồi ...cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó." (c 11).

Chiêm ngắm Chúa Giêsu "nhìn thấy đám đông…hỏi ông Philípphê", bảo người ta ngồi xuống", "cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn" (Thiên Chúa) rồi (chính Ngài ) "phân phát" và "bảo các môn đi đệ thu lại...Ngài lại lánh mặt, đi lên núi một mình.", chúng ta hãy nghiệm xem "mầu nhiệm Giêsu" là ai, đến đây làm gì.

Khi đọc tiếp Tin Mừng trong các Chúa Nhật tới, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của Dấu Chỉ "Bánh hóa ra nhiều" ở đây. Ngay bây giờ, tôi có thể nghĩ đến Bánh Thánh Thể mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta từ lễ Hy tế Thập Giá.Tôi nói gì với Chúa đây?

......................................................................................................................

......................................................................................................................

 

4 - CẦU NGUYỆN

Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa. Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.

* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.

 

Lời nguyện kết

Lạy Chúa là Cha giàu lòng thương xót,

xin giúp chúng con thi hành lời thánh Phaolô khuyên nhủ :

- “Anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.

Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.

Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.

- Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng.

Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa..

- Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.”

(theo bài đọc 2, trích Thư Êphêsô 4,1-6)

 

5 - HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN

·      Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để đọc đi đọc lại và suy ngẫm.

...........................................................................................................

  • Hôm nay là Ngày ÔNG BÀ và NGƯỜI CAO TUỔI lần 1. ĐTC Phanxicô kêu gọi chúng ta đặc biệt nghĩ đến các ngài, vai trò và sứ mạng của các ngài trong gia đình và Giáo hội.

Tâm tình và hành động hàng ngày của tôi như thế nào?

..................................................................................................

 

CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA

Tôi muốn nói với mỗi anh chị em (Ông Bà và người Cao Niên) rằng cần phải có anh chị em để xây dựng thế giới tương lai, trong tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội, là thế giới mà chúng ta, cùng với con cháu chúng ta, sẽ sống sau khi cơn bão đã lắng dịu xuống.

Tất cả “chúng ta hãy là những người chủ động trong việc phục hồi và hỗ trợ những tầng lớp xã hội bị tổn thương”.

Trong số các trụ cột chống đỡ công trình mới này, có ba trụ cột mà anh chị em, hơn bất kỳ ai khác, có thể giúp thiết lập. Ba trụ cột đó là ước mơ, ký ức và cầu nguyện. Sự gần gũi của Chúa sẽ ban cho tất cả chúng ta, ngay cả những người yếu đuối nhất, sức mạnh cần thiết để bắt đầu một cuộc hành trình mới trên con đường của ước mơ, ký ức và cầu nguyện.

 

Ngôn sứ Giô-en đã từng loan báo lời hứa này: “người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến” (3, 1). Tương lai của thế giới phụ thuộc vào giao ước giữa trẻ và già.

Ai có thể chắp cánh ước mơ của người già và biến chúng thành hiện thực, nếu không phải là người trẻ?

Tuy nhiên, để có được điều này, chúng ta cần phải tiếp tục ước mơ. Ước mơ của chúng ta về công lý, về hòa bình, về tình liên đới có thể giúp những người trẻ chúng ta có những cái nhìn mới; bằng cách này, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng tương lai. Anh chị em cần chứng tỏ rằng có thể vượt qua và đổi mới sau trải nghiệm gian khổ. Tôi chắc chắn rằng anh chị em đã hơn một lần trải nghiệm như thế: trong cuộc đời, anh chị em đã phải đối mặt với vô số khó khăn nhưng vẫn có thể vượt qua. Giờ đây hãy sử dụng những kinh nghiệm đó để biết cách vượt qua.

(trích sứ điệp "Ngày Thế Giới Ông Bà và người Cao Niên" 25.7.2021)

 

website : giadinhctc.com


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com