Lời Chúa CN

PHÚC ÂM CHÚA NHẬT XXII TN-B (Mc 7,1-8;14-15;21-23) 30/ 8 /2015

 

Alleluia, alleluia!

Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". -

 

Alleluia.

 

"Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân".

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

 

1 Có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến.

2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa.

3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận;

4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.

5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa? "

6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng:
Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng,
còn lòng chúng thì lại xa Ta.

7 Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích,
vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.

8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm."

14 Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo: "Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ

:15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.

21 Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người,

22 ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.

23 Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế."

Mọi chuyện bắt đầu vì sự việc các môn đệ Chúa Giê-su không rửa tay trước khi ăn. Trong nhiều nơi trên thế giới điều này không thành vấn đề ! Bằng chứng là thánh Mác-cô thấy bắt buộc phải giải thích cho độc giả của mình các tập tục đặc biệt của It-ra-en vì họ tất cả không có gốc Do Thái. « 3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; 4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng »

Chữ « tập tục » được lập lại hai lần theo bản tiếng Hy-lạp ở câu 3 và 5, điều này không nên hiểu theo nghĩa tiêu cực của nó : những tập tục là những kho tàng nhận từ cha ông. Đó là những điều tích lũy suốt thời gian dài vất vả của người xưa hầu khám phá cách sống thế nào làm đẹp lòng Thiên Chúa, dần dần truyền lại qua các luật lệ dạy cách hành động từng chi tiết nhỏ trong đời sống thường nhật. Chúng ta hãy bắt đầu tạm công nhận những lý lẽ của những người Pha-ri-sêu và luật sĩ : khi mình tự ép cho mình phải tuân theo một kỷ luật nghiêm khắc để giữ trung thành với đạo, thì mình không thể hiểu những người khác không tuân theo như mình. Dưới mắt họ sự tuân giữ nghiêm khắc những luật lệ ấy là điều chính yếu : đó là để gìn giữ dân tộc tính đặc biệt của Do Thái. Dân Chúa chọn tuân giữ sự chọn lựa ấy một cách đặc biệt, tất cả những gì liên hệ tới dân ngoại (hay những vật bị họ đụng vào) đều ô uế, tức là không thích hợp để cúng tế và ngay cả để sống xứng đáng trong thường nhật.

Vì những lẽ ấy các người Pha-ri-sêu và luật sĩ hiện diện lúc ấy nổi giận. « Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa ? ». Điều đáng ngạc nhiên là phản ứng của Chúa Giêsu : « đạo đức giả ». Sự khắt khe ấy làm cho thầm nghĩ có một vấn đề cơ bản. Như thường lệ, trước cử toạ như thế Chúa Giê-su đọc lại Thánh Kinh, đối với họ những lời trích dẫn đó có giá trị tối cao. « 13 Chúa Thượng phán: "Dân này chỉ đến gần Ta bằng miệng, tôn vinh Ta bằng môi, còn lòng chúng thì xa Ta lắm; chúng chỉ kính sợ Ta theo lệnh của người phàm, nhưng đó chỉ là sáo ngữ » (Is29,13) Và Chúa Giê-su giải thích lời tiên tri I-sa-i-a : « 8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm ».

Điều răn nào của Thiên Chúa mà các người Pha-ri-sêu và luật sĩ gạt bỏ không ý thức ? Chúa Giê-su không giải thích ở đây, nhưng điều Ngài trách,  rõ ràng là « lòng họ xa Thiên Chúa ». Họ làm điều gì sai trái ? Họ chỉ khinh khi người khác, mà khinh khi nhân danh Thiên Chúa, đó là điều không thể biện minh được. Chúng ta nhận thấy nơi đây một lời phê phán như xuyên suốt trong những bài Phúc Âm theo thánh Mác-cô của các Chúa nhật gần đây : Chúa Giê-su không ngừng lên tiếng chống cách đối xử loại trừ, nhân danh tôn giáo. Nếu lề luật được hiểu sai có thể dẫn tới xa lánh kẻ khác để đến gần Thiên Chúa. Các ngôn sứ không ngớt dùng mọi nỗ lực để cho mọi người khám phá ra cách sùng đạo làm vui lòng Chúa bắt đầu bằng tôn trọng con người. Thật là trớ trêu lề luật làm ra để cho mọi người hạnh phúc trở nên một ràng buộc quá tỉ mỉ và làm cớ để khinh khi kẻ khác. Phục vụ Thiên Chúa-Thánh của người Lê-vi, Thiên Chúa tha thứ được I-sa-i-a loan báo không thể nào dẫn tới khinh khi kẻ khác.

Để đi xa hơn, Chúa Giê-su bắt luôn qua một bài học về sự tinh tuyền. Theo Thánh Kinh, tinh tuyền là khả năng đến gần Thiên Chúa. Nhưng vì Thiên Chúa là tình yêu và tha thứ, nhiều ngôn sứ đã nói và lập lại như thế. Sự tinh tuyền thật sự là một khuynh hướng trong lòng, đó là lòng từ bi nhân hậu ; sự ô uế mà Chúa Giê-su khiển trách nơi các đối thủ của Ngài là « lòng chai đá » của họ : « chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế ». Sau đó ít lâu Ngài bổ sung lời dạy cho các môn đệ « :15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế…23 Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế »

Một lần nữa, chúng ta hãy đến cứu các người Pha-ri-sêu và luật sĩ. Bài học đó khó được hoàn toàn thấu hiểu, khi Thiên Chúa, nơi Con của Ngài, chưa đến ở chung với loài người để chứng minh rằng, khác với mọi người nghĩ, Thiên Chúa không sợ chung đụng với loài người ô uế chúng ta.  Để chứng minh điều này, liền sau cuộc tranh luận đó Chúa Giê-su đi đến xứ các người ngoại.

Tái Bút : Phong trào tôn giáo « Pha-ri-sêu » sinh ra năm 135 trước CN do lòng muốn trở lại đạo. Tên nhóm này có nghĩa là « chia cách » và nói lên một sự chọn lựa : Từ chối không kết hiệp chính trị, hay lối phóng túng trong cách giữ đạo, đó là hai vấn nạn của năm 135 trước CN. Nhóm Pha-ri-sêu (với tính cách một phong trào) là một phong trào đáng kính. Chúa Giê-su không bao giờ chống đối. Chúa cũng không từ chối nói chuyện với họ (Ni-cô-đê-mô, Ga3 ; Si-mon , lc 7). Nhưng một lý tưởng tôn giáo có đẹp đến mấy cũng có những trở ngại. Cách giữ đạo quá tỉ mỉ có thể tạo nên một lương tâm quá tốt và làm cho khinh khi những ai không làm như mình. Sâu sắc hơn, một khi muốn « chia cách », làm cho không rõ ràng, khi biết rằng mục đích của Thiên Chúa là một kế hoạch qui tụ trong tình yêu. Những điều sai lạc đó là lý do Chúa Giê-su có những lời khá nặng : nhắm tới  « Thuyết biệt phái ». Các phong trào tôn giáo thời nào cũng có thể như thế.

***

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com