Lời Chúa CN

PHÚC ÂM CN I MÙA VỌNG - C (Lc 21, 25-28, 34-36) 29-11-2015

 

Alleluia, alleluia!

- Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. - Alleluia.

-----------------

"Giờ cứu rỗi các con đã gần đến".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.


« 25 Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét.

26 Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.

27 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.

28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc."

34 "Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em,

35 vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất

.36 Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người »

Nếu ai đọc và hiểu mấy câu này từng ly từng tí của nó, sẽ phát run lên vì kinh hãi! Nhưng chúng ta đã từng đọc những bài như thế này: Dường như đó là thể văn «khải huyền» và chúng ta cũng biết không nên hiểu theo nghĩa đen của nó! Nhưng tai họa thay, ngày nay chữ « khải huyền» bị nhiều thành kiến lắm. (Ghi chú của người dịch: Tiếng Pháp và tiếng Hy-lạp đồng nghĩa với tận thế)  Thông thường đối với chúng ta nó đồng nghĩa với kinh hải … Trong lúc đó chính phải là ngược lại! Chúng ta nên bắt đầu xem từ ngữ «khải huyền»: Nguyên văn tiếng Hy-lạp có nghĩa là «vén màn», cùng một nghĩa tiếng La-tinh là «revelare», và tiếng Pháp «révéler» có nghĩa là tiết lộ! Như thế phải dịch «bài khải huyền» bằng «bài mặc khải».

Thể văn gọi là «khải huyền» có ít nhất bốn đặc tính:

Thứ nhất đó là sách cho thời hiểm nghèo, tuyệt vọng, thường là thời chiến, hoặc tệ hơn, khi bị ngoại bang xâm lược, bị bách hại. Điều này hoàn toàn tương ứng với hai Sách Đa-ni-en và Khải Huyền của thánh Gio-an. Trong trường hợp này, các đao phủ được miêu tả dưới dạng những quái vật ghê gớm. Cũng vì lẽ đó, chữ «khải huyền» trở nên đồng nghĩa với những nhân vật và những tình huống đáng sợ.

Điều thứ hai, chính vì được viết cho những thời hiểm nghèo, tuyệt vọng, sách này có chủ đích an ủi, làm an tâm những tín hữu còn giữ lòng trung kiên trước nguy cơ tử vì đạo, hầu giúp họ giữ can đảm và hy vọng. Những sách ấy chính để mời gọi các tín hữu đứng vững.

 Điều thứ ba các sách ấy «vén màn lên», «mạc khải» mặt bị che của lịch sử. Tiên báo sự vinh thắng cuối cùng của Thiên Chúa: Vì lẽ ấy, các sách này luôn hướng về tương lai. Mặc dù có những yếu tố hữu hình, các sách ấy không nói về «tận thế», nhưng nói về những biến đổi của thế gian, sắp đặt cho một thế giới mới, «tân trang» thế giới. Khi nói tới vũ trụ xáo trộn, đó chỉ là một cách nói biểu trưng của tình thế bị hoàn cảnh đảo ngược. Nói tóm lại, sứ điệp muốn diễn đạt là: «Chúa có tiếng nói cuối cùng». Chúng ta có một ví dụ rất điển hình của văn phong khải huyền chúa Nhật vừa qua trong thị kiến về Con Người được nghe trong sách Đa-ni-en. Ngài tiên báo dân của «Đấng Tối Cao » sẽ vinh thắng kẻ thù và lãnh nhận Vương Triều  Hoàn vũ.

Điều thứ tư, rốt cuộc trong khi chờ đợi cuộc đổi mới của Thiên Chúa đã hứa, bài này không mời gọi người tín hữu có thái độ chờ đợi thụ động, hãy có lối sống cảnh giác tích cực: Hãy sống hằng ngày dưới ánh sáng của lòng cậy trông.

Bốn đặc điểm ấy của sách Khải Huyền đều có trong bài Tin Mừng hôm nay của chúng ta.  Lời nói về thời điển hiểm nghèo miêu tả những dấu hiệu hãi hùng, có những lời văn được mã hoá loan báo thế gian này sẽ qua đi: « 25 Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét ». Có những lời an ủi, mời gọi người tín hữu bền vững: « anh em sắp được cứu chuộc ». Những lời  vén màn”; mặc khải mặt ẩn của lịchsử, loan báo Con Người sẽ đến. Chúa Giê-su nhắc lại hai lần lời hứa ấy ở đây, và rõ ràng Ngài nhận danh tánh « Con Người » cho chính Mình, đó là một cách nói từ nay, Ta sẽ cầm  đầu « Dân Thánh Tối Cao », tức là các tín hữu. «27 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến ».Sau cùng trong khi chờ đợi cuộc đổi mới của Thiên Chúa đã hứa, bài này không mời gọi người tín hữu có thái độ chờ đợi thụ động mà hãy có lối sống cảnh giác tích cực: Hãy có cuộc sống hằng ngày dưới ánh sáng của lòng cậy trông. « 28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên…34 "Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề….36 Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn… » « anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên », đây hẳn là một cử chỉ thách đố, như trong Bài Đọc1, ngôn sứ Giê-rê-mi-a mời gọi người tín hữu hãy có thái độ thách đố ấy.

Chữ « tín hữu » không được nêu lên ở đây một lần nào, tuy nhiên rõ ràng thánh sử Lu-ca, suốt từ đầu đến cuối bài nêu lên hai thái độ tương phản. Một bên là những tín hữu và một bên là những người không có đức tin, ngài gọi là muôn dân hay những người khác: «Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng, hoang mang, trước cảnh biển gào sóng thét. 26 Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc…, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên », đó là một cách ám chỉ: Vì anh em được báo trước và anh em biết ý nghĩa cuối cùng của lịch sử nhân loại: Đã đến lúc anh em được giải thoát, sự dữ sẽ bị đánh bại vĩnh viễn.

Có một đều nghịch lý trong những câu này: Ngày của Thiên Chúa có vẻ đến bất ngờ trên thế gian, thế nhưng, những tín hữu được mời gọi nhận ra lúc khởi đầu các sự biến. Thật ra - đây cũng là cách nói mã hoá trong Khải Huyền -  ngày ấy chỉ đến bất thình lình cho những ai  không sẵn sàng. Chúng ta hãy nhớ lại lời thánh Phao-lô nói với các tín hữu thành Thê-xa-lô- ni-ca : « 2 Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm.3 Khi người ta nói: "Bình an biết bao, yên ổn biết bao! ", thì lúc ấy tai hoạ sẽ thình lình ập xuống, tựa cơn đau chuyển bụng đến với người đàn bà có thai, và sẽ chẳng có ai trốn thoát được. 4 Thưa anh em, anh em không ở trong bóng tối, để ngày ấy như kẻ trộm bắt chợt anh em.5 Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối » (1 Tx 5, 2-5) Thánh Phao-lô cũng như thánh Lu-ca điển hình hoá hai thái độ khác nhau ấy.

Cũng như các Lời Chúa khác trong chúa Nhật hôm nay, người tín hữu được mời gọi có một thánh độ chứng từ. Chứng từ đức tin của chúng ta, được ngôn sứ Giê-rê-mi-a mời gọi nên có  trong những trường hợp không có lối ra, dưới ánh mắt con người: Đó là chứng từ của tình yêu trong thư gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: « 12 Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết »(1 Th 3, 12) và trong bài Phúc Âm này, một chứng từ của lòng cậy trông, trong lúc mọi sự có vẻ sụp đổ : « anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lênđủ sức thoát khỏi mọi điều đứng vững trước mặt Con Người ». Ngụ ý nói rằng: « 39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta ». (Rm 8, 39). Ba lần chứng từ, đấy là một sự thách đố cho người tín hữu. Một chương trình thật tốt đẹp cho Mùa Vọng sắp đến!

***

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com