Lời Chúa CN

BÀI ĐỌC 2 CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG-C (Dt 10, 5-10) 20-12-2015

 

"Này đây con đến để thi hành thánh ý Chúa"

Bài trích thơ gởi tín hữu Do-thái.

 

 

.5 Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể.

6 Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội

.7 Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.

8 Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền.

9 Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới.

10 Theo ý đó, chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.

Nếu muốn tóm tắt bài này, chúng ta có thể nói: Thế nào là sự hy sinh của Chúa Ki-tô? Khi vào đời, Ngài nói với Chúa Cha: Con đây xin thi hành thánh ý của Cha. Từ nay, chúng ta là thân thể của Ngài, chúng ta không cần phải làm chi khác, mà chỉ cần ngày qua ngày tiếp tục nói: «Lạy Chúa con đây…(và dĩ nhiên phải hành động theo như lời nói).

Cụm chữ «Này con đây» của Chúa Ki-tô, là lời đáp duy nhất, Chúa chờ đợi từ đáy lòng chúng ta. Cựu Ước đã lưu ý rõ điều này. Chúng ta hãy nhớ lại sứ vụ của cậu bé Sa-mu-en, sau này trở nên một tôi tớ vĩ đại của dân It-ra-en. Được cha mẹ cho vào đền thánh Xi-lô, cạnh tư tế Ê-li, một đêm cậu nghe nhiều lần có tiếng gọi tên mình: Cậu ta nghĩ, dĩ nhiên chỉ có thể từ người tư tế. Và đến ba lần, cậu bé trổi dậy để trả lời: «Thầy gọi con, thưa thầy con đây», cứ mỗi lần ông trả lời «Không thầy không có gọi con», đến lần thứ ba, người tư tế hiểu rằng đứa trẻ không nằm mơ và khuyên rằng: "Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: «Lạy ĐỨC CHÚA, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe» (1 S 3, 9).

Còn một cụm chữ nữa «Lạy Chúa con đây» trở nên bất hủ ở It-ra-en, đó là từ ông Áp-ra-ham. Khi nghe tiếng Chúa gọi, ông đơn sơ trả lời «Lạy Chúa con đây» và sự sẵn sàng của vị trưởng tộc luôn được xem như một gương mẫu cho con cháu It-ra-en: giai đoạn mà chúng ta thường gọi là «hiến tế I-sa-ắc» được xem như một mẫu gương, trong lúc mọi người đều biết I-sa-ắc không bao gờ bị hiến tế. (Đây là một chứng cứ sự sẵn sàng vâng lời có giá trị hơn mọi hy sinh). Hẳn các bạn còn nhớ câu sau đây của Sa-mu-en nói với vua Sa-un: «22 Ông Sa-mu-en nói: "ĐỨC CHÚA có ưa thích các lễ toàn thiêu và hi lễ như ưa thích người ta vâng lời ĐỨC CHÚA không? Này, vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu» (1 S 15, 22).

Trong bối cảnh đấu tranh chống bụt thần, có cụm chữ «lời … làm lễ tế» (Dt 13, 15), là một lời nguyện hoặc một lời ca ngợi hướng về Thiên Chúa It-ra-en. Lý do là người ta có thể hiến dâng một lễ vật quý giá cho đền Giê-ru-sa-lem, trong lúc sau lưng (nói xin lỗi) cầu nguyện những thần nào khác. Thường tình, người ta nói không tốt thì cũng chẳng hại chi! Các ngôn sứ rất khắt khe về vấn đề này, vì điều này rất sai trái, ngược lại với cách suy nghĩ của nhiều người. Dâng lên cho Chúa «lời … làm lễ tế», tức là hoàn toàn thuộc về Ngài. Làm như thế tốt hơn mọi tế lễ thú vật. 

Chỉ cần đọc Hô-sê chẳng hạn: «3 Hãy trở về với ĐỨC CHÚA, mang theo lời cầu nguyện. Hãy thưa với Người: "Xin thứ tha mọi gian ác, xin vui nhận lời ngợi khen chúng con dâng lên Ngài làm lễ vật thay thế bò tơ» (Hs 14, 3) Và như một tiếng vang trong thánh vịnh 50: «14 "Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ, giữ trọn điều khấn nguyền cùng Đấng Tối Cao… 23 "Kẻ dâng lời tạ ơn làm hi lễ sẽ làm hiển danh Ta. Ai sống đời hoàn hảo, Ta cho hưởng ơn cứu độ Chúa Trời.» (Tv 50, 14.23).

Tác giả sách Do Thái rõ ràng thấm nhuần các bài học ấy. Xuyên qua đời sống Chúa Giê-su ta nhìn ra mẫu gương của sự sẵn sàng hoàn toàn đối với thánh ý Đức Chúa Cha. (c8 và 9) «Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. 9 Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.  Trong bài này, tác giả đặt vào Lời Chúa những câu của thánh vịnh 39/40) .

Xin nói vài lời về bài thánh vịnh này, đó là một Thánh Vịnh tạ ơn. Bắt đầu miêu tả những nguy cơ chết chóc dân It-ra-en vừa được cứu «2 Tôi đã hết lòng trông đợi CHÚA, Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu. 3 Người kéo tôi ra khỏi hố diệt vong, khỏi vũng lầy nhơ nhớp, đặt chân tôi đứng trên tảng đá, làm cho tôi bước đi vững vàng» ( Tv 40, 2-3) . Điều được gợi lên ở đây là cuộc giải thoát khỏi Ai-cập! Và để tạ ơn về cuộc giải thoát ấy, bài thánh vịnh tiếp: «4 Chúa cho miệng tôi hát bài ca mới, bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta» (Tv 40, 4) và sau vài câu, bài thánh vịnh tiếp: «7 Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con; lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi, 8 con liền thưa: "Này con xin đến! Trong sách có lời chép về con» (Tv 40, 7-8). Rõ ràng, trong bài thánh vịnh này, bài học về tế lễ bằng lời được hoàn toàn áp dụng!

Tác giả thư Do Thái biết rõ bài thánh vịnh này, và nội dung áp dụng cho toàn dân It-ra-en, nhưng tác giả đặt như Lời của Chúa Giê-su Ki-tô, vì không ai có thể nói bằng Chúa với tất cả sự thật: «7 Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con; lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi, 8 con liền thưa: "Này con xin đến! Trong sách có lời chép về con» (Tv 40, 7-8). Chúng ta nên nhớ rằng sự sẵn sàng dâng hiến của Chúa Giê-su không chỉ bắt đầu ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Không phải cái chết của Chúa là lễ vật chúng ta dâng hiến, nhưng toàn đời sống của Ngài, tình yêu ban cho mọi người, ngày qua ngày, từ ngày đầu cuộc đời của Chúa khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói (c5) …đã tạo cho con một thân thể. (c5) Lạy Thiên Chúa, này con đây  (c7)

***

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com