"Này tôi đây, hãy sai tôi"
Trích sách Tiên tri Isaia.
1 Năm vua Út-di-gia-hu băng hà, tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ.
2 Phía bên trên Người, có các thần Xê-ra-phim đứng chầu. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay.
3 Các vị ấy đối đáp tung hô:
"Thánh! Thánh! Chí Thánh!
ĐỨC CHÚA các đạo binh là Đấng Thánh!
Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa! "
4 Tiếng tung hô đó làm cho các trụ cửa rung chuyển; khắp Đền Thờ khói toả mịt mù.5 Bấy giờ tôi thốt lên: "Khốn thân tôi, tôi chết mất!
Vì tôi là một người môi miệng ô uế,
tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế,
thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là ĐỨC CHÚA các đạo binh! "
6 Một trong các thần Xê-ra-phim bay về phía tôi, tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ.7 Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói:
"Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi,
ngươi đã được tha lỗi và xá tội."
8 Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán:
"Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta? "
Tôi thưa: "Dạ, con đây, xin sai con đi."
Tuần trước, chúng ta đã nghe bài tường thuật ơn gọi của Giê-rê-mi-a, hôm nay chúng ta nghe về I-sa-i-a, hai vị ngôn sứ vĩ đại trước mắt chúng ta. Thế mà cả hai đều thú nhận mình nhỏ bé bất tài. Giê-rê-mi-a cảm thấy mình không biết ăn nói, nhưng vì Chúa lấy quyết định chọn ông, thì chính Chúa linh ứng cho ông và ban cho ông khả năng cần thiết. Còn I-sa-i-a thì cảm thấy mình bất xứng, nhưng cũng vậy, chính Chúa đã chọn, nên Chúa sẽ thanh tẩy cho ông.
Giê-rê-mi-a là tư tế, nhưng chúng ta không biết Chúa chọn ông ở đâu. Điều lạ thay là I-sa-i-a không phải là tư tế nhưng lại được Chúa chọn trong đền thờ Giê-ru-sa-lem: «1 Năm vua Út-di-gia-hu băng hà, tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ ». Khi I-sa-i-a nói «tôi thấy» thì không phải một câu truyện được kể lại mà là một thị kiến. Vì thế chúng ta không nên tìm trong lời ông nói, một diễn biến thứ tự có đầu có đuôi. Các sách tiên tri có rất nhiều, đây đó những thị kiến siêu thực: từ điều ấy, chúng ta nên tìm cách giải mã cách phát biểu có nhiều điều ngụ ý này, mặc dù điều này lắm lúc làm cho chúng ta ngạc nhiên với não trạng đương thời của chúng ta.
I-sa-i-a nói về phần ông, chuyện xảy ra: «Năm vua Út-di-gia-hu băng hà», ít khi chúng ta có những dữ kiện về thời gian nói rõ như thế trong Thánh Kinh. Lần này, nhờ thế chúng ta có thể suy ra, biết rằng vua Ut-di-gia-hu trị vì tại Giê-ru-sa-lem từ năm 781 đến 740 trước CN. Từ khi vua Sa-lô-mon băng hà (tức là gần 200 năm), vương quốc Đa-vít và Sa-lô-mon bị chia cắt làm hai vương quốc, hai vua, hai thủ đô (Miền Nam Út-di-gia-hu vua Giê-ru-sa-lem; Miền Bắc Mơ-na-khem vua xứ Sa-ma-ri). Chúng ta cũng biết rằng Út-di-gia-hu mắc bệnh hủi và chết tại Giê-ru-sa-lem năm 740. Chính năm ấy, I-sa-i-a nhận được ơn gọi làm ngôn sứ. Ông rao giảng khoảng 40 năm (điều này chúng ta không biết chính xác), trong ký ức dân tộc Do Thái, ông là một vị tiên tri vĩ đại và đặc biệt là một tiên tri về sự thánh thiện của Thiên Chúa.
«Thánh! Thánh! Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh. Trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời» đó là Kinh Tiền Tụng các Thánh Lễ của chúng ta. Kinh này có ít nữa từ thời ngôn sứ I-sa-i-a (Rất có thể lời tung hô này đã có trong phụng vụ Đền Giê-ru-sa-lem, nhưng chúng ta không có gì minh chứng, chỉ tìm thấy những thành ngữ tương tự ở Ai-cập).
Nói rằng Thiên Chúa chí Thánh theo nghĩa Thánh Kinh, tức là nói Ngài là «Đấng Rất Khác» với chúng ta. Thiên Chúa không là hình ảnh của con người mà chính là ngược lại. Thánh Kinh xác định trái lại rằng, con người «là hình ảnh của Thiên Chúa», hai điều này không giống nhau. Lý do là Thiên Chúa là «Đấng Rất Khác». Một cách căn bản, không bao giờ có thể tưởng tượng Ngài như thế nào; nhất quyết không có chữ nào của loài người miêu tả được Ngài như thế nào.
Phần đầu của thị kiến I-sa-i-sa-i-a, nói về ý thức căn bản ấy và điều ông miêu tả giống một cách lạ lùng các mặc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Chúa ngự trên ngai rất cao, một làn khói lan ra, che phủ không gian, có tiếng nói vang lên. Vang lên, lớn đến nỗi trời đất rung lên …I-sa-i-i-a không thể nào không nghĩ đến các hiện tượng khi Mô-se trên núi Si-na-i, khi Chúa Giao Ước với dân Ngài và ban cho các bia Lề Luật. Sách Sáng Thế kể rằng: «18 Cả núi Xi-nai nghi ngút khói, vì ĐỨC CHÚA ngự trong đám lửa mà xuống; khói bốc lên như khói lò lửa và cả núi rung chuyển mạnh.19 Tiếng tù và mỗi lúc một tăng lên rất mạnh. Ông Mô-sê nói, và Thiên Chúa trả lời trong tiếng sấm.» (St 19, 18-19)
Con người I-sa-i-a ý thức được sự nhỏ bé của mình và cảm thấy như sợ sệt: «Khốn thân tôi, tôi chết mất! Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế, thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là ĐỨC CHÚA các đạo binh!». Sự «kính sợ» ấy, như một khám phá sự nhỏ bé của chúng ta, một hố sâu không thể vượt qua giữa Thiên Chúa và chúng ta. Nếu Chúa không lấp đầy hố sâu ấy, thì chúng ta không thể nào thực hiện giai đoạn đầu tiên liên hệ với Chúa. Nhưng Chúa không ngừng ở đó. Thông thường, trong Thánh Kinh Chúa luôn có lời này: «Đừng sợ»… Ở đây, Chúa không nói thế, nhưng thay vào đó có một cử chỉ rất gợi lên ý đó: một trong thần Xê-ra-phim, chính thần tuyên bố, sự thánh thiện của Chúa, sẽ làm một cử chỉ thánh hóa con người ông, lấp đầy cái hố sâu ngăn cách để con người có thể đi vào liên hệ với Thiên Chúa. «6 Một trong các thần Xê-ra-phim bay về phía tôi, tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ.7 Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi» Đó là một cách nói, chính Chúa lấy sáng kiến đến gần con người: có cái hố sâu ngăn cách nhưng chính Ngài lấp đầy hố ấy.
Khi I-sa-i-a sau này nói về Chúa, có lúc ông gọi Đấng Thánh It-ra-en: Cụm chữ này nói rõ Chúa là đấng Thánh, «Đấng Rất Khác», nhưng Ngài lại gần dân Ngài, vì dân này có thể tự xem là thuộc về Ngài. Sự liên hệ ấy, chính Thiên Chúa có ý định ban đầu, và có lẽ mang một ý nghĩa thật sâu xa. Vì thế đối với I-sa-i-a đó là một sứ vụ rất tín cẩn: là trở nên thật sự một phát ngôn viên của Thiên Chúa. Người ta còn nói các ngôn sứ là môi miệng của Thiên Chúa. Nếu suy nghĩ kỹ, sứ điệp này cũng được trao cho mỗi chúng ta, từ ngày chúng ta nhận Bí Tích Rửa Tội…! Thật như một giấc mơ…!
Phần Phụ Thêm:
Thường chúng ta có khuynh hướng tưởng tượng một Thiên Chúa giống chúng ta, suy nghĩ như chúng ta, tính toán như chúng ta, có những tình cảm như chúng ta, những quyến luyến, những cơn giận, ngay cả những hận thù như chúng ta…Chúa mà chúng ta thường nói, thật giống chúng ta và các thần trong huyền thọai rất giống con người…Thật lô-gíc thôi: nếu con người suy ra Thiên Chúa, thì Thiên Chúa không thể nào là «Đấng Rất Khác» trong Thánh Kinh. Trái lại không phải con người tạo ra một Thiên Chúa, mà Chính Chúa tự ý mặc khải cho con người: vì thế chúng ta hãy lắng nghe Thiên Chúa thật nói về chính Ngài, qua các ngôn sứ. Đối với chúng ta, tất cả vấn đề là từ bỏ những ý riêng chúng ta về Chúa, từ trong trí tưởng tượng của chúng ta mà ra. Đây chính là phải liên tục trở lại, trong suốt cuộc đời chúng ta.
***