Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.
X Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
14 Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.
15 Người nói : “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
16 Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá.
17 Người bảo các ông : “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.”
18 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.
19 Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền.
20Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
Thánh Mác-cô kể cho chúng ta câu chuyện xảy ra Sau khi ông Gio-an bị nộp : ông Gio-an Tẩy-giả bị công an của vua Hê-ro-đê đến bắt, kết thúc sứ mạng của « vị Tiền Hô ». Thánh Mác-cô dùng ở đây ( Trong văn bản bằng tiếng Hy-lạp) chữ « bị nộp », cũng như sau này nhiều lần khi nói về Chúa Giêsu ( cũng như trong Mc 9 :31 «Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại »), hay khi nói về các Tông-đồ trong Mc 13 :9 ( « Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng và các hội đường » ) . Đó là một cách nói trước cho chúng ta rằng : vận mạng của ông Gioan báo trước số phận của Chúa Giêsu cũng như sau này của các thánh Tông Đồ : Thật đúng y như những gì Tiên Tri I-sa-ia nói trong Bài Ca Người Tôi Trung ( Is50 và 52-53) hay là trong sách Khôn Ngoan :
« Ta hãy gài bẫy hại tên công chính,
vì nó chỉ làm vướng chân ta,
nó chống lại các việc ta làm » (Kn 2 :12a)
Cũng như các tiên tri, ông Gio-an Tẩy-giả, rồi đến Chúa Giêsu đều lần lược rao giảng sự sám hối. Không phải là ngẫu nhiên mà Thánh Mác-cô dùng cùng ngôn ngữ cho Chúa và cho ông Gio-an : « Rao giảng- Sám hối »
« Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội » (Mc 1 :4)
Và trong bài hôm nay :
« Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảngTin Mừng của Thiên Chúa. … Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng »
Nội dung của sứ điệp giống như nhau, chỉ bối cảnh có thay đổi : « Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê » :
« Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan »( Mc 1 :9) và sau đó đến sa mạc ( Mc 1 :12) rồi quay về Ga-li-lê và bắt đầu rao giảng : điều này ngụ ý nói Tin Mừng đến từ Ga-li-lê, cái xứ khả nghi, nhiều người tự hỏi « làm sao có cái gì hay được »( Ga 1 :46b) Nhưng Đức Giê-su phán :
« Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng »
Thời kỳ đã mãn, dân It-ra-en có một khái niệm vể lịch sử rất đặc biệt. Đối với họ không có những sự kiện muôn thuở tái đi tái lại nhưng lịch sử It-ra-en có một hướng đi của lịch sử, mọi việc có ý nghĩa của nó và có định hướng rõ ràng. Mọi diễn biến có một ý nghĩa và lịch sử có cùng đích của nó. Cũng trong bối cảnh của lịch sử mà Thiên Chúa triển khai chương trình Giao-ước với loài người. Nói rằng Thời kỳ đã mãn có nghĩa là chúng ta đã gần tới đích. Cũng như thánh Phao lô đã nói « chúng ta đã hạ bườm »khi tàu gần tới bến. Ngày ấy là ngày « Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm » theo như lời hứa của tiên tri Giô-en.(Ge 3 :1). Thì cũng chính vì thế ông Gio-an đã thấy thể hiện lời hứa ấy nơi Đức Giê-su trên đường đến sông Gio-đan chịu phép Rửa : « Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần »(Mc 1 :8)
Đây là Tin Mừng : Ngày của Chúa « Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần », điều này có haì ý nghĩa : Nước trời đến với chúng ta, chúng ta chỉ đón nhận ; chúng ta thường không bao giờ chấp nhận sự thật là tất cả là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa. Điều thứ hai là tất cả đã là hiện thực; Thánh kinh dùng thì đã qua : Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần ; khi Đức Giêsu lên khỏi nước sông Gio-đan nền trời xé ra : trời tái giao tiếp với đất.
Sự hoán cải mà Chúa Giê-su mời gọi chúng ta, có lẽ chỉ cần tin món quà ấy được ban nhưng không và tất cả đã sẵn sàng. Chúng ta vừa đọc gần đây ( trong lễ Chúa Giêsu nhận phép Rửa) trong sách I-sa-ia « Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! »( Is 55,1). Điều này giúp chúng ta hiểu câu : Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Chữ « và »theo tiếng Hy-lap còn có ý « nghĩa là ». Thế thì chúng ta phải hiểu câu này như :
Anh em hãy sám hối, tức là tin vào Tin Mừng ; sám hối là tin vào Tin Mừng Thiên Chúa là tình yêu và tha thứ, và tình yêu của Chúa là dành cho chúng ta.
Cũng vì thế mà Bài đọc 1 trong ngày chúa nhật thứ III thường niên hôm nay rút từ sách Giô-na. Điều này có hai sứ điệp : Chúa muốn tất cả mọi người được cứu rỗi chứ không chỉ cho vài người được ưu đãi, và điều thứ hai cũng như dân thành Ni-ni-vê, Chúa chỉ chờ nơi chúng ta một cử chỉ hoán cải mà thôi. Chỉ cần chúng ta hoán cãi là Chúa tha thứ. Cũng trong tinh thần này, thánh Phao-lô nói với dân thành Cô-rin-tô :
« chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa » ( 2Cr5 : 20),
Hay hãy tin điều sau đây : « thiên ý này là kế hoạch yêu thương » (Êph 1 :9), đừng nghi kỵ như A-đam khi xưa rằng Chúa có những ý định xấu. Chính chữ « hoán cải » trong từ ngữ Do Thái có nghĩa là quay trở về « hoán cải’là quay trở về. Nếu chúng ta quay mặt lại, chúng ta sẽ thấy dung nhan của Chúa tình yêu và tha thứ. Đó cũng là điều « Đứa con hoang đàng » đã khám phá.
Tôi xin thêm vài ý nhỏ về ơn gọi các môn đệ đầu tiên của Chúa, Si-môn và An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an. Cũng như mọi ơn gọi, có hai giai đoạn, tiếng gọi và đáp trả. Đức Giê-su bước qua, thấy họ và gọi : sáng kiến trước tiên đến từ Thiên Chúa. Đối với các môn đệ, chính Nước Trời đến gần và gọi họ. Còn câu trả lời « 18 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người » làm liên nghĩ đến ông Ap-ram, sách Sáng thế chỉ chép rằng « Ông Áp-ram ra đi, như ĐỨC CHÚA đã phán với ông »( St 12 :4). O đây Chúa nói với họ «… tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.”
Chúa không hứa những gì tốt đẹp cho riêng các ông nhưng cho những người khác ; kết hợp với công trình của các ông : cứu rỗi tha nhân.. Ngài cũng phán trong Phúc Ấm thánh Gio-an :
« tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào »( Ga 1,10).
***