"Đối với Thiên Chúa có gì khó đâu. Ta trở lại thăm ông và Sara được một đứa con trai".
Trích sách Sáng Thế.
1 ĐỨC CHÚA hiện ra với ông Áp-ra-ham tại cụm sồi Mam-rê, khi ông đang ngồi ở cửa lều, vào lúc nóng nực nhất trong ngày.
2 Ông ngước mắt lên thì thấy có ba người đứng gần ông. Vừa thấy, ông liền từ cửa lều chạy ra đón khách, sụp xuống đất lạy
3 và nói: "Thưa Ngài, nếu tôi được đẹp lòng Ngài, thì xin Ngài đừng đi qua mà không ghé thăm tôi tớ Ngài.
4 Để tôi cho lấy chút nước, mời các ngài rửa chân rồi nằm nghỉ dưới gốc cây.
5 Tôi xin đi lấy ít bánh, để các ngài dùng cho chắc dạ, trước khi tiếp tục đi, vì các ngài đã ghé thăm tôi tớ các ngài đây! " Khách trả lời: "Xin cứ làm như ông vừa nói! "
6 Ông Áp-ra-ham vội vã vào lều tìm bà Xa-ra mà bảo: "Bà mau mau lấy ba thúng tinh bột mà nhồi, rồi làm bánh."
7 Ông chạy lại đàn vật, bắt một con bê mềm và ngon, giao cho người đầy tớ, và anh này vội vã làm thịt.
8 Ông lấy sữa chua, sữa tươi và thịt bê đã làm, mà đãi khách; rồi ông đứng hầu dưới gốc cây, đang khi khách dùng bữa.
9 Khách nói với ông: "Bà Xa-ra vợ ông đâu? " Ông đáp: "Thưa nhà tôi ở trong lều."
10 Người nói: "Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông, và khi đó bà Xa-ra vợ ông sẽ có một con trai." Bà Xa-ra bấy giờ đang nghe ở cửa lều, phía sau.
Tên thật của ông là Áp-ram. Ông đến từ Ua, xứ can-đê, ngày nay vùng này có tên là I-rắc. Ông làm nghề chăn nuôi không định cư, tức là nay đây mai đó tìm chỗ có cỏ và nước cho súc vật. Thế giới của ông không phải không có tôn giáo, trái lại: mỗi gia tộc có một tập tục. Thế có gì khác biệt? Ông không phải người đầu tiên, cũng không phải người duy nhất được Thiên Chúa mở lời nói chuyện: A-đam, Ca-en, Nô-ê (theo thứ tự Thánh Kinh) đều được nghe tiếng Chúa. Thế tại sao Áp-ra-ham được nổi tiếng như thế, thường được nhắc đến trong Cựu Ước, Tân Ước và sách Cô-ran ?
Lý do là các tín đồ ba tôn giáo Do Thái, Ki-tô, và Hồi giáo đều công nhận ông là tổ tiên: tất cả là ở đấy. Ông là người được Thiên Chúa tuyển chọn để khởi đầu cùng Ngài một lịch sử Giao Ước thật dài. Người ta thường nói Thiên Chúa chọn một dân tộc… không phải thế, trước hết Chúa chọn một người, mà một người lại không có con. Nhưng Chúa lại ban cho một người tương lai mù mịt (ít là dưới mắt thế gian), một lời hứa phi thường: « 2 Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn….3 Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi » (St 12, 2-3). Với một ông già vô sinh Chúa nói: « Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không." Người lại phán: "Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó! » (St 15, 5). Cũng vì một lời hứa gần như không thể nào thực hiện được, ông Áp-ram chấp nhận hiến dâng cả cuộc đời. « 6 Ông tin ĐỨC CHÚA, và vì thế, ĐỨC CHÚA kể ông là người công chính » (St 15, 6). Chính cái tên mới Thiên Chúa đặt cho ông, nói lên cho thế giới, sứ vụ của ông: Áp-ra-ham, có nghĩa là « cha một đàn con đông đúc ». Áp-ra-ham không bao giờ ngờ vực Chúa sẽ giữ lời hứa với ông, tuy nhiên ông quá biết việc này có một cản trở vô cùng to lớn: ông và bà Xa-ra không thể có con, hay ông tin rằng như thế, vì ông với bà Xa-ra một người bảy mươi lăm một người sáu mươi lăm tuổi, chưa bao giờ có con.
Vì thế ông tưởng tượng ra các giải pháp. Chúa hứa cho tôi có con cháu hậu duệ, nhưng một gia nhân của tôi cũng như con tôi vậy mà. « 2 Ông Áp-ram thưa: "Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Chúa sẽ ban cho con cái gì? Con ra đi mà không con cái, và người thừa tự gia đình con là Ê-li-e-de, một người Đa-mát » (St 15, 2). Nhưng Chúa từ chối: « "Kẻ đó sẽ không thừa kế ngươi, nhưng một kẻ do chính ngươi sinh ra mới thừa kế ngươi » (St 15, 4). Vài năm sau khi Thiên Chúa nhắc lại về chuyện sinh con này, lúc đầu ông Áp-ra-ham chỉ biết cười (St 17, 7); sau đó ông nghĩ ra một giải pháp khác: có thể là từ đứa con thật của tôi, từ mẹ nó là A-ga một nũ tỳ (với sự đồng ý của Xa-ra) « ông cười và nghĩ bụng: "Đàn ông trăm tuổi mà có con được sao? Còn bà Xa-ra đã chín mươi tuổi mà sinh đẻ được sao? "18 Ông Áp-ra-ham thưa với Thiên Chúa: "Ước chi Ít-ma-ên được sống trước nhan Ngài! » (St 17, 17). Lần này nữa, Thiên Chúa cũng từ chối: « "Không đâu! Chính Xa-ra, vợ ngươi, sắp sinh cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ đặt tên cho nó là I-xa-ác. » (St 17, 19). Lời hứa là lời hứa.
Bài chúng ta đọc ngày chúa nhật hôm nay giả thiết là suốt lịch sử Giao Ước, vốn đã dài (hai mươi lăm năm nếu theo Thánh Kinh). Giai đoạn, đúng hơn nên gọi là sự kiện, vì sau này được xem như một sự kiện quan trọng xảy ra dưới gốc cây sồi Mam-rê. Không như nhiều người tưởng Mam-rê không phải một nơi nào, càng khôn phải một làng nào mang tên ấy nhưng là tên một người, ngày nọ đón tiếp ông Áp-ra-ham trong rừng cây sồi của ông (gần thành Hê-bơ-ron ngày nay). Biết rằng đối với dân vùng Ca-na-an, cây sồi là loại cây thánh thiêng. Ông Ap-ra-ham mới đến Ca-na-an nhiều lần đã dựng trại dưới bóng các cây sồi. Nơi đây ông đã sống những giai đoạn ấn tượng nhất của cuộc phiêu lưu dài của ông với Thiên Chúa. Ba người hiện ra với ông và xin ông được trú ngụ: xin đề nghị chúng ta dừng tại đây. Trái lại với bề ngoài, điều quan trọng không phải việc ông Áp-ra-ham quảng đại tiếp đón khách lạ. Thời ấy không có chi lạ, mặc dù đối với chúng ta đáng là một gương mẫu!
Sứ điệp của tác giả bài này nằm cao hơn sự kiện ấy, gợi lên sự thán phục và từ đó muốn viết truyền lại cho những thế hệ sau. Điều phi thường vừa xảy đến: lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chính Thiên Chúa xin được một người mời! Vì không ai còn ngờ, ba vị khách quý ấy tượng trưng cho Thiên Chúa.
Đọc bài này làm chúng ta khó hiểu, không biết rõ có một hay nhiều người khách: « 2 Ông ngước mắt lên thì thấy có ba người đứng gần ông. …
…"Thưa Ngài, nếu tôi được đẹp lòng Ngài, thì xin Ngài đừng đi qua mà không ghé thăm tôi tớ Ngài.
… mời các ngài rửa chân rồi nằm nghỉ dưới gốc cây. 9 Khách nói với ông: "Bà Xa-ra vợ ông đâu? " Ông đáp: "Thưa nhà tôi ở trong lều." …10 Người nói: "Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông ». Sự thật là sự kiện này được kể lại từ thế hệ này đến thế hệ khác trong nhiều nơi khác nhau, tất nhiên bằng nhiều cách phát biểu khác nhau. Tác giả viết lại rất lâu sau sụ kiện xảy ra, dựa vào nhiều nguồn gốc đa dạng. Từ những câu truyện lượm lặt lại từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tác giả cố gắng tóm lại thành một hòa hợp nhất có thể các cách phát biểu. Sở dĩ tác giả chú trọng đến việc tránh đa thần, nhiều lần Chúa được kể lại như Chúa duy nhất. Chúng ta không nên quá nhanh tìm nơi ấy cách phát biểu về Chúa Ba Ngôi. Thời ấy tác giả chưa có thể có khái niệm này. Điều chắc chắn là Ap-ra-ham nhận ra đây sụ hiện diện của Thiên Chúa.
Thế thì Chúa - vì chúng ta không thể ngờ là Chúa - Chúa tự đến với ông Áp-ra-ham để nói gì ? Để xác định với ông về dự án không chút gì hi vọng dành cho ông: năm sau vào lúc này, bà Sa-da, bà già Xa-ra sẽ sinh ra một đứa con trai, và từ nó sẽ sinh ra một dân tộc, sau này là công cụ cho những kỳ công Thiên Chúa. « Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông, và khi đó bà Xa-ra vợ ông sẽ có một con trai ». Nơi ấy còn vang tiếng cười của Xa-ra đang nghe trộm sau cánh cửa. Hai ông bà đã quá già! Xin đừng quên câu trả lời điều này đến ngay: « 14 Nào có điều gì kỳ diệu vượt sức ĐỨC CHÚA? » (St 18, 14). Thế rồi điều không thể được dưới mắt con người đã xảy ra: I-sa-ắc được sinh ra, khâu đầu tiên của một chuỗi dài một dòng dõi đã hứa, đông đúc như sao trên trời, như cát dưới biển.
***