Lời Chúa CN

BÀI ĐỌC 2 CHÚA NHẬT XXXIII TN Năm C (2Tx 3, 7-12) 13/11/2016

"Nếu ai không muốn làm việc thì đừng có ăn"

Trích thư thứ hai Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.

 

7 Chính anh em thừa biết là anh em phải bắt chước chúng tôi thế nào. Khi ở giữa anh em, chúng tôi đã không sống vô kỷ luật.

8 Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em.

9 Không phải là vì chúng tôi không có quyền hưởng sự giúp đỡ, nhưng là để nêu gương cho anh em bắt chước.

10 Thật vậy, khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: ai không chịu làm thì cũng đừng ăn!

11 Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào.

12 Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân.

 

Đây là một câu nếu ngày nay Thánh Phao-lô nói lại sẽ không phát biểu nguyên văn như thế này: «ai không chịu làm thì cũng đừng ăn» ! Những người may mắn có công ăn việc làm (như Thánh Phao-lô) không bao giờ dám nói như thế cho hằng triệu người thất nghiệp ngày hôm nay. Một lần nữa chúng ta có một bằng chứng cụ thể không bao giờ nên đem chép ra một Lời Thánh Kinh khỏi ngữ cảnh !

Bối cảnh ngày hôm nay là nạn thất nghiệp của bao nhiêu người đầy thiện chí, đầy năng khiếu và kỷ năng đều ra vô dụng…thời Thánh Phao-lô thì khác ! Tìm việc lúc ấy không khó gì, riêng thánh nhân chỉ ở lại Thê-xa-lô-ni-ca có vài tuần mà ngài đã nói về việc làm chủa ngài. Sở dĩ thánh Phao-lô tìm được việc dễ dàng như thế là vì không có nạn thất nghiệp. Cũng như ở Cô-rin-tô, thánh nhân cũng đã nhanh chóng tìm được việc làm nơi Pơ-rít-ki-la và A-qui-la, hai tín hữu cùng làm nghề vệt lều với ngài.

Sách Công Vụ Tông Đồ chép : «1 Sau đó, ông Phao-lô rời A-thê-na đi Cô-rin-tô.2 Tại đây, ông gặp một người Do-thái tên là A-qui-la, quê ở Pon-tô, vừa mới từ I-ta-li-a đến, cùng với vợ là Pơ-rít-ki-la, vì hoàng đế Cơ-lau-đi-ô đã ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rô-ma. Ông Phao-lô đến thăm hai ông bà,3 và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc: họ làm nghề dệt lều.4 Mỗi ngày sa-bát, ông thảo luận tại hội đường, cố thuyết phục cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp.» (Cv18, 1-3). Những « người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì » trong bài này không phải là những người thất nghiệp. Chúng ta còn nhớ thánh nhân đả kích những người viện lý Nước Trời gần đến, buông xuôi mọi việc không làm gì nữa.

Phần ngài, ngài làm một nghề thủ công, nghề dệt lều. Lều được dệt bằng lông dê, đây là một kỷ thuật Thánh Phao-lô học được từ ở Xi-li-xi-a, quê quán của ngài ( nay là miền Nam xứ Thổ Nhị Kỳ ). Vốn làm từ lông dê, vải lều thật nhám ráp : chữ Pháp dùng từ « cilice » để chỉ đồng phục cho tù nhân, rút từ gốc ấy. Không phải một nghề vinh quang gì : trong xã hội Thổ Nhị Kỳ lúc bấy giờ người ta trọng những người trí thức và nghệ sĩ. Các giáo sĩ thường xem thường các nghề tay chân và câu : «ai không chịu làm thì cũng đừng ăn» » không phải Thánh Phao-lô tự ý nói ra nhưng đó là câu thường nói của các giáo sĩ. Nghề của Thánh Phao-lô cũng không mang lại nhiều lợi nhuận : không nhận được bao nhiêu trong lúc phải làm việc ngày đêm, ngài nói: « đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em.». Thế mà dù phải làm việc vất vả, cũng không đủ trang trải cuộc sống, phải nhờ đến các anh em gửi giúp thêm từ Phi-líp-phê. ( Thư cho tín hữu Phi-líp-phê cho chúng ta được biết thế ).

Chính nhờ những nỗ lực sinh nhai, thánh nhân mới có thể nói với những kẻ chỉ ăn không ngồi rồi, vìện cớ Chúa Ki-tô sớm trở lại. Chúng ta đã có dịp chứng kiến các tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca tin rằng Triều đại Thiên Chúa đã bắt đầu với Chúa Giê-su Ki-tô nên không còn hứng thú gì phải làm việc thường nhật. Thật vậy, nếu Chúa Ki-tô đến trong vài tuần hay trong vài tháng sắp tới, chúng ta tự hỏi có đáng cho chúng ta lo toan cho các bận rộn của ta ngày nay không…Các tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca thời ấy nghĩ thế…Chính vì Thánh Phao-lô hiểu họ mất hết ý chí nên cố tình lấy quyết định làm việc cực nhọc, để không làm gương xấu. « để nêu gương cho anh em bắt chước.» ! Lý do đầu tiên Thánh Phao-lô dùng viện chứng là không làm gánh nặng cho anh em: đây là vấn đề tôn trọng lẫn nhau. Không lý do gì Triệu Đại Thiên Chúa sắp đến để không làm việc.

Nhưng có một lý do thứ hai nữa. Thật vậy, thế gian này chúng ta đang sống chỉ là tạm bợ, nhưng từ thế gian Chúa dựng nên Triều đại của Ngài : Không phải là không có lý do Chúa đã phán điều răn trong sách Sáng Thế : « Hãy … thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất » (St1, 28), ngụ ý nói : hãy từ đó xây dựng Nước Trời. Một văn sĩ người Li-băng Khalil Gibran nói cách khác trong quyển  Người Ngôn Sứ  : «  Khi anh em làm việc, anh em thực thực hiện một phần giấc mơ của trái đất ». Người tín hữu hiểu không khác mấy: giấc mơ của trái đất là Triều Đại Thiên Chúa. Chúa tạo ra trái đất để thực hiện Triều đại của Ngài…Triều Đại của Chúa và của chúng ta, Triệu Đại của Tình Yêu. Mỗi lần chúng ta hành động, bất cứ bằng cách nào, ngay cả những việc không thù lao, để cho con người lớn lên, để gieo rắc tình yêu, là chúng ta thực hiện phần nào giấc mơ ấy của dự án Triều Đại Thiên Chúa. Văn sĩ Khalil Gibran nói tiếp : « Phần giấc mơ đã được trao cho bạn từ ngày giấc mơ ấy được nảy sinh », tức là từ nguồn cội.

Trong lúc đó phần tham dự của chúng ta xây dựng Triều Đại Thiên Chúa dường như không thể thiếu. Chúng ta còn nhớ câu sau đây của Thánh Phê-rô khi suy niệmvề bài Thánh Vịnh chúa nhật hôm nay : «8 Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày.9 Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải» (2Pr3, 8-9). Hiểu cho cùng, nếu muốn Triều Đại Thiên Chúa sớm đến thì hãy làm ngay không mất phút nào !

***


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com