10 Tôi đã tin cả khi mình đã nói: "Ôi nhục nhã ê chề! "
15 Đối với CHÚA thật là đắt giá
cái chết của những ai trung hiếu với Người.
16 Vâng lạy CHÚA, thân này là tôi tớ,
tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài,
xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi.
17 Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.
18 Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người,
19 tại khuôn viên đền CHÚA, giữa lòng ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem!
Đây là dân có đức tin nói. Họ đã trải nghiệm trong đau khổ, là Thiên Chúa luôn đồng hành với họ Tôi đã tin cả khi mình đã nói: "Ôi nhục nhã ê chề! ". Điều nhục nhã ê chề mà họ nói ở đây là kiếp nô lệ khi còn bên Ai-cập: Mười lần vua Pha-ra-ôn hứa trả tự do, nhưng lần nào cũng cư xử như kẻ phản nghịch. Chỉ có Chúa mới nâng đỡ những cố gắng giải thoát của dân Ngài và giúp thoát khỏi Ai-cập. Các câu đầu bài Tv mà chúng ta không đọc hôm nay, giải thích bối cảnh ấy:
10 Tôi đã tin cả khi mình đã nói: "Ôi nhục nhã ê chề! "
11 Đã thốt ra trong cơn hốt hoảng: "Mọi người đều giả dối! "
12 Biết lấy chi đền đáp CHÚA bây giờ
vì mọi ơn lành Người đã ban cho?
13 Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ
và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.
16 Vâng lạy CHÚA, thân này là tôi tớ,
tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài,
xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi.
Xiềng xích ở đây là xiềng xích của Ai-cập, nhưng với thời gian còn có nhiều ách nô lệ khác. Và mọi người đều biết, mặc dù bề ngoài có thể tự do, nhưng những xiềng xích khác đang siết lại bên trong.
Đó là thừ gông xiềng như mọi gông xiềng nhưng là thứ tệ hại hơn hết, đó là tưởng tượng trong đầu một hình ảnh sai về Thiên Chúa. : ví dụ như tưởng tượng Thiên Chúa ganh tị với loài người (như thần thoại Mê-dô-pô-ta-mi-a) hay nghĩ rằng Thiên Chúa khao khát lấy người tế lễ toàn thiêu ( Như đạo thờ các thần vùng Ca-na-an). Khi dân It-ra-en đến sống trong vùng Ca-na-an chung đụng với một đạo giáo đòi hỏi tế lễ người, phải chống trả lắm mới không bị ảnh hưởng lây lan, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Khi tình hình trở nên xấu, khi sợ chiến tranh hay một tai hoạ lớn, và khi có kẻ thuyết phục phải dâng lễ toàn thiêu thì người ta cũng làm bất cứ chuyện gì để thoả mãn đòi hỏi của các vị thần nào đó….Cũng vì thế, hồi thế kỷ thứ VIII trước CN, để cứu vương quốc của mình, vua A-khát đem con mình ra tế lễ toàn thiêu. Chính lúc đó câu truyện Ap-ra-ham được viết trong sách Sáng-thế. Sự khám phá tuyệt vời của Ap-ra-ham là Chúa muốn mọi người được sống. Không có cái chết nào làm vinh danh Người, Ngài không muốn loại hi sinh đó…Khi chúng ta nghe câu 15 Đối với CHÚA thật là đắt giácái chết của những ai trung hiếu với Người, đến đây chúng ta hiểu vì sao bài Tv này được đề nghị đọc như tiếng vang với bài đọc 1 về ông Ap-ra-ham bị thử thách.
Sự khám phá ra Đối với CHÚA thật là đắt giácái chết của những ai trung hiếu với Người không luôn luôn được chấp nhận đâu ! Con rắn trong vườn địa đàng sách Sáng Thế luôn ám chỉ rằng Thiên Chúa vẫn thích cái chết của con người….và chính vì thế Thánh Kinh xác nhận rằng ý đó là một cám dỗ không nên sa vào. Mà sở dĩ Thánh Kinh nhấn mạnh như thế là vì cơn cám dỗ đó không ngừng trở đi trở lại, cho thấy Chúa là đối thủ của sự tự do và sự sống của chúng ta. Tưởng như Chúa mặc sức đùa với sự sống của chúng ta. Dĩ nhiên, vì thế mối liên hệ của ta đối với Thiên Chúa tuỳ thuộc vào hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa.
Trong mô hình ngoại đạo, có thể nói có hai giai đoạn: thứ nhất con người ao ước điều gì; giai đoạn thứ hai là để nhận được điều đó, thì tán tỉnh thần linh bằng mọi cách có thể, ngay cả tế lễ toàn thiêu con người nếu cần. Trái ngược lại, Thánh-vịnh thể hiện thái độ đức tin, đề nghị mô hình trái hẳn lại. Cũng có hai giai đoạn nhưng ngược lại.
Giai đoạn thứ nhất, chính Chúa lấy sáng kiến ban đầu. Từ thuở đầu Thiên Chúa đã lấy sáng kiến, với A-đam, với Nô-ê, với Ap-ra-ham, mỗi lần chính Chúa ban cho con người sự sống hay kết Giao ước, vì hạnh phúc của con người, chứ không vì lợi riêng cho Ngài, Ngài là Thiên Chúa. Thế rồi khi dân Ngài đau khổ ở Ai-cập, Chúa đến cứu họ.
“ĐỨC CHÚA phán: "Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng.8 Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di, Khi-vi và Giơ-vút.9 Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đã thấu tới Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập.10 Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập."( St 3,7-10)
Và Chúa đã giải thoát dân Người.
Giai đoạn thứ hai, để đáp lại – và chỉ để đáp lại mà thôi – dân chúng dâng lời tạ ơn, nhìn nhận công trình của Thiên Chúa “12 Biết lấy chi đền đáp CHÚA bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban cho?” và từ nay tạ ơn Chúa không chỉ phải tế lễ trong đền thánh mà là mọi nơi, trong lối sống hằng ngày bằng cách làm theo thánh ý Chúa.
“17 Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.
18 Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người,
19 tại khuôn viên đền CHÚA, giữa lòng ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem!
Tất nhiên Thánh vịnh này có tất cả ý nghĩa của nó nếu ta biết đó là một bài trong các Thánh Vịnh Ha-len ( Tv từ 113 đến 118 dược hát ngày lễ Vượt Qua Do Thái, sau bửa ăn ) Chúa Giê-su đã hát Tv này hôm thứ Năm Tuần Thánh. Thánh sử Mat-thêu chép : “30 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu.” ( Mt 26,30). Điều đáng ngạc nhiên nhất là sự giống nhau giữa Thánh Vịnh này Chúa hát trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh và Tv Ngài đọc trên Thánh Giá2 Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao? ( Tv 22,2)
Bài này hay Tv kia đều gợi lại sự đau khổ 10 Tôi đã tin cả khi mình đã nói: "Ôi nhục nhã ê chề! "
Cả hai kết thúc bằng lời tạ ơn, cả hai dùng những ngôn từ giống nhau như hệt.
Tv 21 nói : “23 Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa
cho anh em tất cả được hay,
và trong đại hội dân Ngài,
con xin dâng tiến một bài tán dương.
24 Hỡi những ai kính sợ ĐỨC CHÚA,
hãy ca tụng Người đi!
Hỡi toàn thể giống nòi Gia-cóp,
nào hãy tôn vinh Người!
Dòng dõi Ít-ra-en tất cả,
nào một dạ khiếp oai!
25 Bởi vì Chúa đã chẳng coi thường,
chẳng khinh miệt kẻ nghèo hèn khốn khổ,
cũng không đành ngoảnh mặt làm ngơ,
nhưng đã thương nghe lời cầu cứu. ( Tv21, 23-25)
Như một tiếng vang, bài Tv chúng ta hôm nay lập lại cùng một lời khẳng định.:
“ 18 Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người,
19 tại khuôn viên đền CHÚA, giữa lòng ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem!
***