"Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa".
Phần nhạc trưởng. Thánh ca. Thánh vịnh.
Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa,
3 Hãy thưa cùng Thiên Chúa:
"Khủng khiếp thay, sự nghiệp của Ngài!
Trước thần lực uy hùng, địch thù khúm núm.
4 Toàn trái đất phải quỳ lạy tôn thờ,
và đàn ca mừng Chúa, đàn ca mừng Thánh Danh."
5 Đến mà xem công trình của Thiên Chúa:
hành động của Người đối với phàm nhân
thật đáng kinh đáng sợ!
6 Chúa làm cho biển khơi hoá đất liền,
và dân Người đi bộ qua sông;
việc Người làm đó khiến ta hoan hỷ.
7 Chúa uy dũng hiển trị muôn đời;
đôi mắt Người theo dõi chư dân,
quân làm phản chớ có hòng nổi dậy!
16 Tất cả những ai kính sợ Chúa Trời,
đến mà nghe tôi kể việc Chúa đã làm để giúp tôi.
20 Xin chúc tụng Thiên Chúa
đã chẳng bác lời thỉnh nguyện tôi dâng,
lại cũng không dứt nghĩa đoạn tình.
Nếu các bạn bị đụng chạm bởi chữ « khủng khiếp » được Chúa dùng hai lần trong những câu trên đây thì càng hay! Vì nếu các bạn hiểu như chúng ta phải kinh hãi sợ Chúa, dĩ nhiên thì không thể chấp nhận được, và hoàn toàn không thích hợp với điều Thánh Kinh mặc khải, một « Thiên Chúa từ bi nhân hậu và trung tín », như sách Xuất Hành viết. Cũng nên ghi nhận rằng trong Pháp ngữ, thỉnh thoảng chúng ta dùng từ này với một thoáng cảm tình ngưỡng mộ: khi chúng ta nói về một nhà vô địch thể thao, ví dụ như vậy, « hắn thật khủng khiếp », hay một chính trị gia, ông này là một nhà « chính trị khủng khiếp », không phải vì sợ ta nói thế, đó là một lời thán phục trước những khả năng phi thường.
Thật ra, trong cách nói Thánh Kinh, chữ « khủng khiếp » dành cho lời ca ngợi hướng về một vị vua ngày được lên ngôi, để chúc cho ngài một triều đại vinh quang. Đây là từ ngữ vương giả: nói về Chúa như thế là một cách đơn giản tỏ cho Ngài: « rốt cục, vua duy nhất của chúng tôi là Ngài ». Công thức nói rằng « Hãy thưa cùng Thiên Chúa: "Khủng khiếp thay, sự nghiệp của Ngài! » đó là cách nói « Hãy tung hô Chúa như vua, vua các bạn »
Mặc dù tính vương giả của Cha đã hiện thực trên mọi tạo vật, bởi đơn sơ chỉ vì Ngài là Đấng Tạo Hóa, thế nhưng mọi tạo vật không công nhận Ngài như thế. Bài thánh vịnh này mời gọi toàn địa cầu ngợi khen Thiên Chúa « Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa, 3 Hãy thưa cùng Thiên Chúa: "Khủng khiếp thay, sự nghiệp của Ngài! ». Nhân dịp này tôi xin lưu ý, bài ca « cả trái đất mừng vui hát lên niềm vui Thiên Chúa alleluia, alleluia » (LND: một thánh ca quen thuộc ngời Pháp) là một cách gián tiếp giải thích bài thánh vịnh 65 này.
Không phải lần đầu tiên chúng ta thấy Ít-ra-en cầu nguyện cho « cả trái đất, điều này có nghĩa là, dĩ nhiên cho cả nhân loại ». Dân Chúa chọn luôn luôn ý thức có nghĩa vụ cho thế gian, và nghĩa vụ ấy chỉ hoàn tất một khi tất cả các dân tộc quy tụ lại trong niềm vui Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ lại những lời tiên tri I-sa-i-a nói về các dân tộc quy tụ lại Giê-ru-sa-lem ví dụ như: « tôi tớ của Người… đều được Ta dẫn lên núi thánh và cho hoan hỷ nơi nhà cầu nguyện của Ta. » (Is 56, 7). Hơn nữa, các bạn nghe như một điều sống trước ngày ấy, mọi dân tộc đã họp thành đoàn người hành hương lên đền Giê-ru-sa-lem: « Toàn trái đất phải quỳ lạy tôn thờ, và đàn ca mừng Chúa, đàn ca mừng Thánh Danh. » (c4)
Đây không may chỉ là như sống trước những điều ao ước, nhưng gợi đến tương lai đó là cách làm cho chóng đến, nhất là tương lai lòng ta rạt rào ao ước: như thế chúng ta làm đủ cách để thực hiện. Một khi chúng ta không mong muốn có hoà bình giữa các dân tộc, thì không có lý do gì hoà bình được thực hiẹn như một phép mầu!
Bài thánh vịnh này đem chúng ta chìm ngập vào vừa quá khứ, vừa hiện tại, và tương lai, nó dẫn chúng ta vào điều dân Do Thái tượng trưng cho chiều kích lịch sử của trải nghiệm đức tin của họ. Điều chúng ta gọi là việc tưởng niệm.
Xã hội đương thời chúng ta thường đề cao tính cách cá nhân, độc nhất của trải nghiệm từng người. Đối với chúng ta trải nghiệm cá nhân cao hơn trải nghiệm tập thể. Trong thế giới của Thánh Kinh thì ngược lại, trải nghiệm tập thể cao trọng hơn. Từ tuổi trẻ đứa bé Do Thái đã tham dự vào ký ức của dân tộc. Tất cả những lời cầu nguyện, ngày Sa-bát, tất cả những ngày lễ tôn giáo, tất cả những cuộc hành hương gợi lên cả ký ức tập thể trong ấy họ được tiệm tiến thấm nhuần. Đứa trẻ được nghe biết bao lần người lớn ca ngợi vinh quang Thiên Chúa, kể lại những « kỳ công » của Ngài, như người ta thường nói… một ngày kia, một cách tự nhiên đến phiên nó cầm ngọn đuốc truyền lại… Đứa trẻ nghe bậc đàn anh quả quyết đầy xác tín: « Xin chúc tụng Thiên Chúa đã chẳng bác lời thỉnh nguyện tôi dâng, lại cũng không dứt nghĩa đoạn tình. » (c20); trước mặt Ngài họ không ngừng lặp lại những thành tích Thiên Chúa đã giải thoát cha ông khỏi ách nô lệ Ai-cập: « Chúa làm cho biển khơi hoá đất liền, và dân Người đi bộ qua sông » (c6)
Suốt cả ngày, những người lớn thánh thiện - từ lời nguyện ban mai đến lời nguyện buổi tối, qua những bữa cơm và những hành động trong thường nhật - đều thấm nhuần ký ức Thiên Chúa giải thoát khỏi mọi hình thức nô lệ. Vào gia đình nó, đứa trẻ cũng được hoàn toàn hội nhập vào dân tộc mình, đứa trẻ Do Thái đi vào « ký ức » của dân tộc ấy. Chúng ta thấy rõ điều này qua giả thiết một đời sống gia đình thật sự, cũng như một quan niệm mãnh liệt thuộc về một dân tộc.
Chính cái ký ức tập thể ấy thiếu vắng nơi nhiều người trẻ Ki-tô hữu chúng ta; và chúng ta cũng đừng ngạc nhiên chúng không còn biết gì hết, như chúng ta thường nói, về văn hóa tôn giáo, vì ký ức dân tộc không phải vấn đề của các chương trình giáo dục về tôn giáo, dù có hay bao nhiêu; đó là việc của đời sống tập thể, các nghi thức thường xuyên lãnh hội tiệm tiến và ở đây chúng ta thấy nguy cơ của cá nhân tính. Nói đến đây chúng ta biết ngay chúng ta còn phải làm gì để truyền lại đức tin cho giới trẻ chúng ta: thấm nhuần ký ức đức tin chúng ta trong cuộc sống hằng ngày trong gia đình và làm sống lại mối liên hệ với các cộng đoàn.
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương