1 Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Xi-on;
2 trên những cành dương liễu, ta tạm gác cây đàn.
3 Bọn lính canh đòi ta hát xướng,
lũ cướp này mời gượng vui lên:
"Hát đi, hát thử đi xem
Xi-on nhạc thánh điệu quen một bài! "
4 Bài ca kính CHÚA TRỜI, làm sao ta hát nổi
nơi đất khách quê người?
5 Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi,
thì tay gảy đàn thành tê bại!
6 Lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm,
nếu ta không hoài niệm, không còn lấy Giê-ru-sa-lem
làm niềm vui tuyệt đỉnh của tâm hồn.
Bài Tv hôm nay nói những chuyện đã qua. Điều này chứng tỏ là họ đã trở về. Thật vậy từ ngày trở về sau bao nhiêu năm lưu đày ở Ba-by-lon mỗi năm thường có một ngày tang và sám hối để tưởng nhớ sinh nhật ngày thành Giê-ru-sa-lem bị vua Na-bu-cô-đô-nô-so chiếm đóng trong một trong nghi lễ sám hối đó , nơi đền thánh vừa mới được xây cất lại, ngồi nhớ đến thời gian kinh hãi của quá khứ : « Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Xi-on ».
Tất cả những người vì hoàn cảnh phải tha hương có thể nhận ra lời than vãn hãi hùng này. Trước hết là những giọt nước mắt, thương nhớ những kỷ niệm xa xưa , trên miền đất lạ. Những tên các thành phố thân yêu, Giê-ru-sa-lem, Si-on, trở đi trở lại trong ký ức. Tệ hại hơn nữa, « miền đất lạ này » lại là nơi thù nghịch, hống hách, và làm cho tình cảm nhớ nhà thêm nhục nhã.
3 Bọn lính canh đòi ta hát xướng,
lũ cướp này mời gượng vui lên:
"Hát đi, hát thử đi xem
Xi-on nhạc thánh điệu quen một bài! "
Ai cũng biết một trong thú vui của kẻ chiến thắng là làm nhục người chiến bại : Nỗi buồn của những nạn nhân lại là một thú tiêu khiển của những kẻ vô nhân đạo.
Điều quan trọng hơn nữa là những bài hát Si-on, mà người Ba-by-lon đòi trình diễn là những Thánh Vịnh hành hương, những bài ca, lời nguyện đã từng đồng hành những bước đi hành hương thánh đức của cả một dân tộc tiến về Nhà Chúa. Thật là một sự bội thề nếu hát trước mặt dân ngoại : « 4 Bài ca kính CHÚA TRỜI, làm sao ta hát nổinơi đất khách quê người?
Si-on-Giê-ru-sa-lem, không chỉ là quê hương của cha mẹ tổ tiên, nhưng trước hết là Thành Thánh. Thành của Thiên Chúa. Chính Ngài đã chọn : Khi vua Đa-vít vừa chiếm được pháo đài của dân Giê-bu-sít, với ý định làm thủ đô, sự chọn lựa trước tiên có tính cách quân sự và chính trị. Đó là trên đỉnh cao ngọn đồi Si-on. Vua sai đem Lều Thánh lên trong các cuộc đại lễ. Sau đó Chúa cho vua Đa-vít biết qua tiên tri Gát phải mua lại cánh đồng A-rau-na của dân Giê-bu-sít, trên một ngọn đồi khác, chệch sang phía bắc một chút, từ đó sau này vua Sa-lô-mon xây Đền Thờ. Trong các Tv khi nói tới Si-on hay Giê-ru-sa-lem không phải ý nói về địa lý nhưng đó là nói chung về thị trấn một cách tổng quát, là nơi của Chúa, nơi Ngài chọn để ngự giữa dân Ngài. :
« 27 Có thật Thiên Chúa cư ngụ dưới đất chăng? Này, trời cao thăm thẳm còn không chứa nổi Ngài, huống chi ngôi nhà con đã xây đây! »( TV,27)
Vì là thành của Chúa, Giê-ru-sa-lem không thể bị quên lãng, một ngày nào đó, chắc chắn sẽ từ những đống gạch đổ nát sẽ được xây lại. Không nên và không thể nào quên đi Giê-ru-sa-lem vì ta biết chính Thiên Chúa cũng không thể quên được : Làm sao quên lời Ngài hứa với vua Sa-lô-mon ? « 3 ĐỨC CHÚA phán với vua: "Ta đã nghe lời ngươi cầu nguyện và van nài trước nhan Ta; Ta đã thánh hoá ngôi nhà này mà ngươi đã xây để cho Danh Ta ngự ở đó muôn đời; Ta sẽ nhìn xem và ưa thích ở đấy mọi ngày » ( 1V, 9,3)
Và các tiên tri còn trau dồi thêm cho lòng cậy trông này :
« 15 Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình,
hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau?
Cho dù nó có quên đi nữa,
thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.
16 Hãy xem, Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta,
thành luỹ ngươi, Ta luôn thấy trước mặt. ( Is 49, 15-16)
Nhân dịp này, xin lưu ý các thành luỹ mà I-sa-i-a nói ở đây không còn nữa, vì đã bị tàn phá. Và chính vì thế tiên tri không ngần ngại quả quyết :
« Ta sẽ nhìn xem và ưa thích ở đấy mọi ngày ». Lòng cây trông đó được gọi là những « kỷ niệm » trong bài này. Hai chữ này ( kỷ niệm) được lập lại nhiều lần trong Tv : « 1 Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Xi-on;…6 Lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm,nếu ta không hoài niệm, không còn lấy Giê-ru-sa-lem » Đây không chỉ là những lời tiếc nuối : Những kỷ niệm đó còn có ý nghĩa là Lời Chúa Hứa, và nhất là, chính những ký ức đó đã giúp còn đứng vững cho tới ngày trở về (Như mối tình thật gắn bó là một trợ lực giúp vượt qua bao nhiêu trở ngại) . Phải quyết tâm quên hết mọi tai hoạ để hướng về tương lai : «18 Người phán như sau:
"Các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa,
chớ quan tâm về những việc thuở trước.
19 Này Ta sắp làm một việc mới,
việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy hay sao?
Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa sa mạc,
khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn. ( Is 43,18-19)
Các giọt nước mắt rơi xuống những con sông của Ba-by-lon, đó cũng là giọt nước mắt hối cải. Hãy xin Chúa trước hết là cứu chúng ta. Vì kẻ thù tệ hại nhất của con người, là chính nơi con người, luôn luôn chọn sai đường. Chúng ta vừa nói khi đầu bài Tv này là một bài được chọn hát trong một buổi lễ sám hối, vì các tai hoạ đã qua không phải do ngẫu nhiên. Dân thành Giê-ru-sa-lem đã nếm qua mọi điều ghê tởm của chiến tranh, bị đày đọa, bị khổ sai từ quân chiến thắng, họ biết lý do đến từ những hạnh kiểm vô lý của họ ; vì những chia rẽ nội bộ, vì những tham vọng chính trị…. Chỉ chờ lúc Chúa để họ theo những đà xấu. Nhưng từ nay họ quay về với Thiên Chúa, và Ngài hứa cho một tương lai xán lạn hơn trước kia nữa.
Chúa sẽ làm cho dân Ngài trở lại. Chúa sẽ tha thứ cho dân Ngài. Tiên tri Ba-rúc dùng những lời lẽ đầy hình ảnh :
«1 Hỡi Giê-ru-sa-lem, hãy cởi bỏ áo tang khổ nhục,
và mặc lấy ánh vinh quang vĩnh cửu Thiên Chúa ban cho ngươi;
2 hãy khoác vào mình áo choàng công chính của Thiên Chúa;
và đội lên đầu triều thiên vinh quang
Đấng Vĩnh Hằng ban tặng.
3 Vì Thiên Chúa sẽ cho khắp cả hoàn cầu
thấy hào quang rực rỡ của ngươi.
4 Mãi mãi Người sẽ gọi ngươi
là "Bình an xây dựng trên công chính",
và "Vinh quang phát xuất từ lòng kính sợ Thiên Chúa".
5 Vùng lên, Giê-ru-sa-lem hỡi,
hãy đứng ở nơi cao, và hướng nhìn về phía đông:
Kìa xem con cái ngươi từ đông sang tây tụ họp về
theo lời Đấng Thánh đã truyền dạy.
Được Thiên Chúa nhớ đến, chúng hớn hở mừng vui.
6 Xưa chúng bị quân thù áp giải,
phải rời ngươi, không xe không ngựa.
Nay Thiên Chúa lại đưa chúng trở về với ngươi,
chúng được kiệu đi vinh quang rực rỡ, khác chi một ngai vàng » ( Ba 5,1-6)
Và tương lại, vận mệnh trong những ngày sắp tới còn tốt đẹp hơn nhiều quá khứ ! Đó là ngày qui tụ mọi quốc gia khi kết thúc lịch sử của nhân loại :
« 6 Ngày ấy, trên núi này,
ĐỨC CHÚA các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc:
tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon,
thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế.
7 Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân,
và tấm màn trùm lên muôn nước.
8 Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần.
ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng sẽ lau khô dòng lệ
trên khuôn mặt mọi người,
và trên toàn cõi đất, Người sẽ xoá sạch
nỗi ô nhục của dân Người. ĐỨC CHÚA phán như vậy.
9 Ngày ấy, người ta sẽ nói: "Đây là Thiên Chúa chúng ta,
chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ.
Chính Người là ĐỨC CHÚA chúng ta từng đợi trông.
Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ." ( Is 25,6-9)
***