"Anh em đã bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa để phụng sự Người và để trông đợi Con của Người."
Trích thư thứ nhất của Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Thê- xa-lô-ni-ca.
Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em;
6 còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban:
7 bởi vậy anh em đã nên gương cho mọi tín hữu ở miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a.
8 Quả thế, từ nơi anh em, lời Chúa đã vang ra, không những ở Ma-kê-đô-ni-a và A-khai-a, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa.
9 Khi nói về chúng tôi, người ta kể lại chúng tôi đã được anh em tiếp đón làm sao, và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật,
10 và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến, người Con mà Thiên Chúa đã cho trỗi dậy từ cõi chết, là Đức Giê-su, Đấng cứu chúng ta thoát cơn thịnh nộ đang đến.
Thánh Phao-lô đi đến đâu cũng nghe nói về sự chiếu sáng của cộng đoàn mới mẻ tại Thê-xa-lô-ni-ca ; ngài suy ra cách rao giảng của ngài đã mang lại kết quả. Lời Chúa được đón nhận trong niềm vui đã thay đổi từ chiều sâu tâm hồn người tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca, và vì thế nhanh chóng họ trở nên một mẫu gương cho các cộng đồng khác…như quả bom.
Mặc dù những điều kiện cho sự hoán cải của họ không phải dễ. Thánh Phao-lô nói họ đón nhận Lời Chúa : « giữa bao nỗi gian truân » (c6). Thánh Phao-lô ngụ ý nói ở đây sự đối kháng của người Do Thái chống lại lời rao giảng của người Ki-tô. Chính Thánh Phao-lô, cùng với ông Sin-va-nô và Ti-mô-thê phải nếm mùi bị từ chối Tin Mừng của những kẻ các ngài muốn ưu tiên rao giảng. Bây giờ đến phiên giáo đoàn mới của thành Thê-xa-lô-ni-ca cầm lấy đuốc lửa bị bách hại ; nhưng họ bền đổ đứng vững như chính Chúa Ki-tô trước đây rồi sau đó là các Tông đồ. Đó là ý nghĩa câu : « còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban:» (c6). Nhìn thoáng qua niềm vui là một yếu tố quan trọng để đón lấy Lời Chúa , niềm vui nội tâm ấy là dấu ấn của Chúa Thánh thần.
« và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật, » (c9) . Người ta tự hỏi ngẫu tượng này là gì ? Có thể là thần dân ngọai , có thể là ( đối với người Do Thái)hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa. Thế nhưng thành phần cộng đoàn Thê-xa-lô-ni-ca vừa mới thành lập : theo sách Công vụ Tông đồ rất đa dạng : « Trong nhóm đó, có mấy người đã chịu tin theo và nhập đoàn với ông Phao-lô và ông Xi-la; một số rất đông những người Hy-lạp tôn thờ Thiên Chúa và không ít phụ nữ quý phái cũng làm như vậy.» (Cv17, 4)
Trước kia trước khi những nhóm khác nhau này được hóa cải họ thuộc nhiều giáo phái khác nhau ; không ai biết chính xác về các phụ nữ Thánh Phao-lô nói ở đây trước kia theo đạo nào, có thể trong các người phụ nữ này và những người Hy-lạp có những người trước kia thờ phượng những thần thánh dân ngoại ( có ít nữa hai mươi thần dân ngoại đượng thờ phượng ở vùng Thê-xa-lô-ni-ca này : các dấu vết của họ khắc trên các cột trụ). Nhưng những người Do Thái và Hy-lạp có tiếng là « tôn thờ Thiên Chúa »(Cv17, 17) không tôn thờ bụt thần theo hoàn toàn nghĩa đen : trái lại họ tôn thờ cùng một Thiên Chúa với Thánh Phao-lô, Chúa hằng sống của It-ra-en. Thế nhưng mặc dù thờ phượng Chúa It-ra-en cũng phải cần hoán cải : Thánh Phao-lô là người đã từng trải điều ấy ! Ngài cũng thế, từng là người Do Thái xác tín, từng thờ phượng Thiên Chúa It-ra-en thật và nay nhân danh những xác tín ấy và vì những ý tưởng của ngài về Thiên Chúa trước kia ngài bách hại Ki-tô hữu ; bây giờ Thánh nhân đã bước qua, có thể nói, bên kia bờ rào, vì thế ngài biết rất rõ chuyện gì xảy ra. Đứng trước lời ra giảng của người Ki-tô, có những người đứng về phe Thánh Phao-lô trước khi được hoán cải, có người lại theo Thánh Phao-lô trên đường Đa-mát. Khoảng cách giữ hai phe là từ bõ những thành kiến về Thiên Chúa trước kia, từ bõ bụt thần và được mặc khải về Thiên Chúa thật, được thể hiện nơi Chúa Giê-su.
Trong bài này Thánh Phao-lô dùng một công thức vời : « quay về với Thiên Chúa »(c9), nghĩa đen là anh em quay mặt lại hướng về Thiên Chúa ; theo tiếng Hy-lạp Thánh Gio-an dùng những từ ngữ ấy để nói lên quan hệ và đối thoại không tỳ bóng, sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con : «Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. »(Ga1, 1). Bởi vì họ chấp nhận mở lòng cho lời người Tông đồ, dân thành Thê-xa-lô-ni-ca lãnh nhận ơn trở lại, quay đầu lại. Họ nữa, họ cũng như Chúa Ki-tô quay hướng về Thiên Chúa, điều này mang lại lòng can đảm. Như Thánh Gio-an nói trong Phần Mở Đầu : « Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.»(Ga1, 12)
Một lần nữa, chúng ta có thể nghĩ rằng Thánh Phao-lô còn nhớ những bài ca Người Tôi Trung traong sách Tiên tri I-sa-i-a lúc viết các câu sau đây : « ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ. ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.»(Is50, 4-7)
Thánh Phao-lô nhận ra nơi các môn đệ của mình nơi thành Thê-xa-lô-ni-ca cùng một thái độ ấy : họ nhận Lời Chúa và múc lấy mãnh lực để chịu đựngmặc cho sự bách hại, vì Chúa đến cứu giúp họ. Kể từ nay họ tránh được « cơn thịnh nộ »(c10) , bởi vì, như Thánh Gio-an nói : « Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ »(Ga3, 17) Và chính Thánh Phao-lô nói đọan sau cũng trong thư này : « Vì Thiên Chúa đã không định cho chúng ta phải chịu cơn thịnh nộ, nhưng được hưởng ơn cứu độ, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta»(1Th5, 9). Cơn thịnh nộ Thiên Chúa là cách phát biểu ngày cánh chung. Đó là ngày Chúa giải thoát và lám biến đi những gì làm hại đến con người.
Kể từ nay, không phải sợ ngày phán xét Thiên Chúa nữa, trái lại mọi người nóng lòng thấy hoàn tất công trình Thiên Chúa. Nơi đây là - rất rõ nét trong Tân Ước, đặc biệt nơi Thánh Phao-lô - một yếu tố rtất quan trong trongf đức tin Ki-tô giáo. Không phải một sự chờ đợi thụ động như chờ trên sân ga, nhưng chờ đợi nồng nhiệt, sốt sắng, như chúng ta nói mỗi ngày : « Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời »…chúng ta biết ý Cha như thế nào – vì vậy chúng ta hết lòng mong muốn – là Tin Mừng tình yêu được tuyên xưng và sống Tin Mừng ấy khắp mọi nơi và mọi người.
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương