Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a,
Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng,
những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Ha-lê-lui-a.
------------------
"Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền."
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
21 Tại thành Ca-phác-na-um, ngày sa-bát, Đức Giê-su vào hội đường và giảng dạy.
22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư.
23 Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên
24 rằng : “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa !”
25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó : “Câm đi, hãy xuất khỏi người này !”
26 Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.
27 Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau : “Thế nghĩa là gì ? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh !”
28 Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.
Tôi xin đọc bài Thánh Kinh này theo thứ tự. Chúa Giêsu vừa mới tuyển chọn bốn môn đệ đầu tiên trên bờ biển hồ Ga-li-lê : Trước hết là Simôn và anh ông là An-rê kế tiếp là Gia-cô-bê và Gio-an con ông Dê-bê-đê, với các môn đệ này Ngài đến « … thành Ca-phác-na-um, ngày sa-bát, Đức Giê-su vào hội đường và giảng dạy ». Đó là điều người Do Thái làm không có gì lạ thường. Thánh Mác-cô muốn nhấn mạnh nơi đây Chúa là gốc Ít-ra-en, sống theo truyền thống cha ông. Khi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng trên đất Ga-li-lê, Ngài phán rằng: « Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.» ( Mc, 1 :15),đó là một cách thể hiện Ngài cũng như truyền thống toàn dân Ít-ra-en, sống trong chờ đợi chương trình của Thiên Chúa được thực hiện. Và đây trong hội trường thành Ca-phac-na-um Ngài đang giảng dạy. Và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, một người Do-thái như Ngài đứng ra bình luận Thánh Kinh vừa mới đọc.
Nhưng hình như thánh Mac-cô muốn hướng chú ý của người đọc về lời giảng dạy của Chúa Giêsu, cho nên chữ giảng dạy và lời giảng được lập lại bốn lần trong vài hàng.
Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư.
Và :
“Thế nghĩa là gì ? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.
Qua đó có lẽ có vài người trong cử tọa nhớ lại lời của Chúa hứa cho ông Mô-sê , mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 1, sách Đệ Nhị Luật ( Đnl 18,8) :
“Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em; anh em hãy nghe vị ấy.
Đấy rõ là trung tâm của lời giảng dạy của Chúa Giê-su mà thánh Mac-cô lưu ý như là sự thay đỗi đột nột, một điều mới lạ, lịch sử nhân loại bị đảo ngược. Hôm nay là Đấng Cứu độ. Thay chỗ thông thường của các kinh sư. Chúng ta sẽ thấy ngay bằng chứng từ nơi thánh Mac-cô. Thánh sử không nói Chúa Giê-su dạy những gì nhưng hơn thế nữa, giữa hai lời giảng dạy thánh Mac-cô miêu tả một hiện tượng mà ngày nay chúng ta gọi là cuộc trừ quỷ. Theo thánh sử Mac-cô, hai mặt của công trình Thiên Chúa ( Lời giảng dạy và trừ quỷ) phải đi đôi, hay có ý nói lời giảng dạy hay nhất là hành động, hành động thật sự, hành động giải thoát con người khỏi mọi sự dữ.
Tất cả điều này, như chúng ta nhận thấy xảy ra trong đền thánh ( Thánh sử nhấn mạnh hai lần như thế ) và hơn nữa trong ngày Sa-bat. Điều này cũng không phải không quan trọng, vì ngày Sa-bat là ngày tốt để ca tụng tác động của Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng và Giải Thoát. Nơi đấng Giêsu thánh Mac-cô cho ta thấy đó là người Cha giải thoát chúng ta khỏi ách của ma quỷ : Thời gian đã đến rồi vì chúng ta đã thắng sự Dữ.
« Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông ». (Mt 12:28)
Ngày hôm đó, trong các tín hữu quy tụ trong đền thánh có một người bị quỷ ám. Đấng Giê-su không khiêu khích người đó nhưng quỷ lại thấy bị khiêu khích bởi chỉ sự hiện diện của Ngài. Mặt đối mặt với Thiên Chúa Chí Thánh là điều không thể chịu nỗi vì ma quỉ còn gọi là thần ô uế, theo tiếng Hy lạp là trái nghĩa với Chúa Chí Thánh. Chính vì thế hắn mới la to lên sự thất bại của hắn :
“Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa !”
Thần ô uế miệng hỏi nhưng đã hiểu tất cả rồi : Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ?
Đứng trước mặt đấng đến giải thoát con người khỏi mọi sự dữ, ma quỷ tự lột mặt nạ, nhìn nhận uy quyền của đấng Giê-su.
Lần này Chúa lên giọng “Câm đi, hãy xuất khỏi người này !” . Lần này Chúa dùng một động từ đáng ngạc nhiên, cùng một động từ khi Chúa làm phép lạ cho bão tố ngưng : (Phi-mo-ô). Nhưng tại sao Chúa bảo thần ô uế im đi ? Có lẽ đây là cũng là một « Bí mật Thiên sai », mà chúng ta đã nghe trong Thánh Kinh khi Chúa Giêsu chưa muốn cho các Tông Đồ biết vì các ông chưa sẵn sàng để biết ý định của Ngài. Điều giản dị hơn là trong Thánh Kinh ít ai nói lên đúng như một lời tuyên xưng đức tin, có giỏi lắm là một câu có ý nghĩa ; ngược lại trong Thánh Kinh thường thường là ma quỷ mới có nhưng lời tuyên xưng tốt đẹp. Chỉ thêm một lời của thần ô uế là người này được giải thoát ; và mọi người truyền với nhau về tầm qua trọng của sự việc.
27 Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì ? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh !”
Lời tường thuật của thánh sử Mac-cô kết thúc bằng một câu hỏi Thế nghĩa là gì ?. Đó là vai trò của các phép lạ và các hành động uy quyền của Chúa Giê-su : Không để chứng minh điều gì cả mả làm cho mọi người đặt câu hỏi hay có tác dụng như những dấu chỉ.
Bây giờ chúng ta xem lại cả bài Phúc Âm đối với người đọc, vì lẽ một bài nào cũng thế, nói chi một bài Thánh kinh luôn nhằm tới đọc giả. Khi thánh Mac-cô viết Phúc Âm của ngài sau bao nhiêu năm Chúa phục sinh, thánh nhân khuyến khích anh em hãy đứng vững trong đức tin : cũng như ngài muốn nói, bốn môn đệ đầu tiên từ thuở ban đầu đã theo Chúa Giê-su rao giảng và hành động : đó là Giáo Hội sơ khai, bây giờ đến lược anh em đi rao giảng Tin Mừng cho cả nhân loại ( Đó là ngụ ý của con số bốn trong Thánh Kinh ). Anh em bây giờ đã được tách ra khỏi đạo Do Thái, đã bắt đầu có sự rạn nứt giữa đấng Giê-su và các kinh sư ; nhưng anh em có thể tin nơi Đấng có Lời nói uy quyền thắng được thần Dữ. Đấng này còn sẽ lay động nhân loại và ngay cả dân có đức tin. Những lời kêu la và khuấy động chỉ là những dẫy dụa cuối cùng. Sự Dữ đã bị đánh bại từ ngày Đấng Ki-tô Phục sinh. Anh em thân mến, anh em là những người được ký thác sự thật của đấng Ki-tô và uy quyền của Ngài ; bây giờ đến phiên anh em cùng với Chúa bịt miệng các thế lực của thần dữ.
Tại Ca-phac-na-um người đương thời với Chúa Giê-su ngạc nhiên:
27 Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau : “Thế nghĩa là gì ? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh !”, nhưng đối với chúng ta ngày nay, phải đi xa hơn ; tin nơi đấng duy nhất có thể giải thoát nhân loại khỏi mọi thế lực của thần dữ.
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương