"Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con được phục hồi,
xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống"
2 Lạy Mục Tử nhà Ít-ra-en,
Ngài là Đấng chăn giữ nhà Giu-se
như chăn giữ chiên cừu, xin hãy lắng tai nghe!
Ngài là Đấng ngự trên các thần hộ giá,
3 xin giãi sáng hiển linh cho dòng dõi Ép-ra-im,
Ben-gia-min và Mơ-na-se được thấy.
Xin khơi dậy uy dũng của Ngài,
đến cùng chúng con và thương cứu độ.
15 Lạy Chúa Tể càn khôn, xin trở lại,
tự cõi trời, xin ngó xuống mà xem,
xin Ngài thăm nom vườn nho cũ,
16 bảo vệ cây tay hữu Chúa đã trồng,
và chồi non được Ngài ban sức mạnh.
18 Xin giơ tay bênh vực Đấng đang ngồi bên hữu
là con người được Chúa ban sức mạnh.
19 Chúng con nguyền chẳng xa Chúa nữa đâu,
cúi xin Ngài ban cho được sống,
để chúng con xưng tụng danh Ngài.
«cúi xin Ngài ban cho được sống, để chúng con xưng tụng danh Ngài»
«19 Chúng con nguyền chẳng xa Chúa nữa đâu, cúi xin Ngài ban cho được sống, để chúng con xưng tụng danh Ngài.» Chỉ vỏn vẹn câu này thôi cũng có thể cho chúng ta biết bài thánh vịnh này thuộc về phụng vụ sám hối. Hai chữ «nguyền chẳng» dĩ nhiên nó lên lòng quyết tâm «19 Chúng con nguyền chẳng xa Chúa nữa đâu» điều này chứng tỏ dân chúng thú nhận đã bất trung và họ cho rằng tất cả những tai họa hiện nay là hậu quả của những bất trung ấy. Tất cả các câu sau đi vào những chi tiết các bất trung ấy, không cần đi xa hơn, chúng ta có thể nhận thấy «Xin khơi dậy uy dũng của Ngài, đến cùng chúng con và thương cứu độ» (c3). Không ai nói lên câu này nếu không phải đã một lần trải nghiệm bi đát được cứu độ.
Và quay về đấng nào khi mọi việc trở nên tồi tệ? Dĩ nhiên là Thiên Chúa, vì biết rằng không bao giờ Chúa bỏ rơi dân Ngài, dù gì đi nữa. Để khẩn lời cầu xin Ngài, họ kêu cầu hai danh hiệu của Chúa: Người Chủ Chăn It-ra-en và Người Chủ Vườn Nho: hai hình ảnh gợi lên đời sống hằng ngày vùng Pa-lét-tin. Theo Thánh kinh, các mục tử và người trồng nho thuộc về đời sống kinh tế thời ấy.
Hình ảnh đầu tiên, Thiên Chúa, vị Chủ Chăn It-ra-en. Theo ngôn ngữ cung đình Trung Đông cổ xưa, danh hiệu mục tử thường được áp dụng cho vua chúa. Thánh kinh trước hết chỉ định Thiên Chúa, và các vua It-ra-en là những «mục tử của dân chúng» nhưng có khi cũng phải hiểu như được uỷ quyền, Người Mục Tử It-ra-en thật sự là Thiên Chúa. Thật vậy, trong Cựu Ước thường gọi Chúa là Người Mục Tử. Ví dụ như thánh vịnh 22: «CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì» hay trong sách Sáng Thế, lúc Gia-cóp ban phúc lành cho mười hai đứa con trai, ông thực hiện nhân danh: «Vị Mục Tử, Tảng đá của Ít-ra-en» (St 49, 24). Trong I-sa-i-a cũng thế: «10 Kìa ĐỨC CHÚA quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. 11 Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt (Is 40, 10…11).
Còn hình ảnh dân It-ra-en là đàn chiên của Chúa, hình ảnh này rất thường được nói đến trong Thánh kinh. Ví dụ như trong Thánh vịnh 94 (95), 7: «7 Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.». Bài thánh vịnh này là một bài suy niệm về thời Xuất Hành: Đây là lúc It-ra-en có những trải nghiệm ban đầu về lòng ân cần chăm sóc đàn chiên của Chúa. Không có Ngài, họ chẳng bao giờ thoát khỏi Ai-cập! Chính Chúa đã gom dân Ngài lại như một đàn chiên và cho họ sống sót mặc cho bao cản trở. Thì hôm nay, Thánh vịnh chúng ta đọc cũng gợi lên những hình ảnh xa xưa ấy: «2 Lạy Mục Tử nhà Ít-ra-en, Ngài là Đấng chăn giữ nhà Giu-se như chăn giữ chiên cừu, xin hãy lắng tai nghe!», và cũng là một cách trích dẫn đến trải nghiệm cơ bản thời xuất hành, thoát khỏi Ai-cập.
Hình ảnh thứ hai về cây nho câu 15: «15 Lạy Chúa Tể càn khôn, xin trở lại, tự cõi trời, xin ngó xuống mà xem, xin Ngài thăm nom vườn nho cũ, 16 bảo vệ cây tay hữu Chúa đã trồng, và chồi non được Ngài ban sức mạnh». Bài gợi nhớ trung thực nhất đề tài này là bài ca ngợi về cây nho của I-sa-i-a (rõ ràng bài Thánh vịnh hôm nay lấy nguồn cảm hứng từ đấy) (Is 5, 1-2d): «1 Tôi xin hát tặng bạn thân tôi, bài ca của bạn tôi về vườn nho của mình. Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi mầu mỡ. 2 Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho». Nhiều người nghĩ rằng I-sa-i-a cũng rút cảm hứng từ một bài hát tình tứ dân gian ngợi ca sự chăm sóc trìu mến của một chàng trai đối với người hôn thê của mình.
Cũng như một tiếng vang, trong bài chúng ta đọc Chúa nhật hôm nay, bài Thánh vịnh triển khai sự so sánh ấy (c 9-12): «9 Gốc nho này, Chúa bứng từ Ai-cập, đuổi chư dân, lấy chỗ mà trồng, 10 Chúa khẩn hoang bốn bề quang đãng, cho bén rễ sâu và lan rộng khắp nơi. 11 Bóng um tùm phủ xanh đầu núi, cành sum sê rợp bá hương thần, 12 nhánh vươn dài tới phía đại dương, chồi mọc xa đến tận miền Sông Cả».
Các giờ phút vinh quang của It-ra-en được ca ngợi ở đây, những lúc ban đầu thoát khỏi Ai-cập; tiến về vùng Đất hứa; Giao Ước với Thiên Chúa, với mười hai chi tộc… và nhất là sự thăng tiến không ngừng của một dân tộc phát xuất từ chẳng là gì! Phải thật tình mà nói, khi Mô-sê dẫn họ thoát khỏi Ai-cập, họ chỉ là một nhóm tù nhân chạy trốn. Và cuộc phiêu lưu thần kỳ ấy, họ biết rõ là nhờ ở lòng ưu ái và sự hiện diện của Thiên Chúa luôn bên cạnh họ. Chính Ngài thật sự sinh ra dân tộc Ngài và làm cho lớn lên bằng một sự chăm sóc tỉ mỉ. Có thể ví sự trưởng thành của dân tộc này như những giờ phút vinh quang: «11 Bóng um tùm phủ xanh đầu núi, cành sum sê rợp bá hương thần,12 nhánh vươn dài tới phía đại dương, chồi mọc xa đến tận miền Sông Cả». Đây cũng là một cách gợi lên những chinh phục của vua Đa-vít đã mở rộng biên giới của vương quốc của ngài.
Thề nhưng tuần trăng mật không thể kéo dài (và có lẽ là một mẫu gương của I-sa-i-a). Tình yêu ban đầu trở nên ngang trái: Người nữ hôn thê ngoại tình. (Đối với It-ra-en, sự ngoại tình là thờ phượng bụt thần và bất tuân Luật Chúa). Thế, vị hôn thê nói gì? Đây là đoạn sau của bài ca về cây nho của I-sa-i-a: «Anh những mong nó sinh trái tốt, nó lại sinh nho dại. 4 Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm? Tôi những mong trái tốt, sao nó sinh nho dại?» (Is 5, 2c-4). Và chúng ta biết khi người trồng nho nổi giận bỏ mặc vườn nho: «5 Vậy bây giờ tôi cho các người biết tôi đối xử thế nào với vườn nho của tôi: hàng dậu thì chặt phá cho vườn bị tan hoang, bờ tường thì đập đổ cho vườn bị giày xéo. 6 Tôi sẽ biến thửa vườn thành mảnh đất hoang vu, không tỉa cành nhổ cỏ, gai góc mọc um tùm; sẽ truyền lệnh cho mây đừng đổ mưa tưới xuống». (Is 5, 5-6)
Nơi đây, chúng ta nhìn ra cách nói đặc biệt các ngôn sứ, những lời răn đe, đó là cách các ngài tiên báo cho dân chúng, nếu họ tiếp tục sống bê tha, chính họ chuẩn bị cho những tai họa. Khi đọc kỹ bài Thánh vịnh, những tai họa ấy đã xảy ra rồi, câu kể lại những giờ phút vinh quang được miêu tả như những sự kiện đã qua: (c 13-14) «13Tường rào nó, vậy sao Ngài phá đổ? Khách qua đường mặc sức hái mà ăn!14 Heo rừng vào phá phách, dã thú gặm tan hoang»
Hình ảnh một Thiên Chúa trừng phạt, ngày nay có thể chạm đến chúng ta, may thay nhờ phương pháp sư phạm nhẫn nại của Thiên Chúa; chúng ta được thăng tiến về Mặc khải của Ngài, trong lúc ấy bài Thánh vịnh thể hiện tư duy thần học của thời thánh vịnh này được viết ra. Thời ấy, người ta tin rằng mọi sự do từ Thiên Chúa, sự lành cũng như sự dữ. Dần dần sau này mới được khám phá ra Chúa lúc nào cũng rất tôn trọng sự tự do con người, vì thế Ngài không phải là Kẻ «giật dây» mọi sự kiện lịch sử.
Dù sao đi nữa, bài Thánh vịnh hôm nay cho chúng ta một bài học tuyệt vời về đức tin và sự khiêm nhường. Dân chúng nhìn nhận sự bất trung và khẳng định không tái phạm. «19 Chúng con nguyền chẳng xa Chúa nữa đâu». Cùng lúc họ hướng về Chúa để khẩn xin
***
Tác giả: Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân
Hiệu đính: Nguyễn Thế Hoằng