Lời Chúa CN

BÀI ĐỌC 2 CHÚA NHẬT III MÙA CHAY – NĂM C (1Cr 10, 1-6.10-12) 24/03/2019

«Đời sống dân chúng đối với Mô-sê trong hoang địa được viết ra để răn bảo chúng ta»

 

Trích thư thứ nhất Thánh Phao-lô gửi tín hữu thành Cô-rin-tô:

 

1 Thưa anh em, tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì về việc này: là tất cả cha ông chúng ta đều được ở dưới cột mây, tất cả đều vượt qua Biển Đỏ.

2 Tất cả cùng được chịu phép rửa dưới đám mây và trong lòng biển, để theo ông Mô-sê.

3 Tất cả cùng ăn một thức ăn linh thiêng,

4 tất cả cùng uống một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá linh thiêng vẫn đi theo họ. Tảng đá ấy chính là Đức Ki-tô.

5 Nhưng phần đông họ không đẹp lòng Thiên Chúa, bằng chứng là họ đã quỵ ngã trong sa mạc.

6 Những sự việc ấy xảy ra để làm bài học, răn dạy chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta10 Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách, như một số trong nhóm họ đã lẩm bẩm kêu trách: họ đã chết bởi tay Thần Tru Diệt.

11 Những sự việc này xảy ra cho họ để làm bài học, và đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này.

12 Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã.

 

Hẳn là cộng đoàn Cô-rin-tô cũng không thóat khỏi những cám dỗ. Trong những chương đầu thư của Thánh nhân, ngài nói rõ về vài trường hợp cụ thể, và có lẽ ngài có lý do chính đáng để làm như thế: «Nào anh em chẳng biết rằng những kẻ bất chính sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp sao? Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian,  những kẻ trộm cướp, tham lam, say sưa rượu chè, quen chửi bới, sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp.» (1Cr 6, 9-10). Ở đây, một lần nữa, Thánh Phao-lô cảnh báo các đọc giả: bài học ngài sắp triển khai rất nghiêm trọng. Ngài trịnh trọng bắt đầu bằng câu: «Thưa anh em, tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì về việc này: là tất cả cha ông chúng ta đều được ở dưới cột mây, tất cả đều vượt qua Biển Đỏ.» (c1) và ngài kết luận rằng: «Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã.» (c12). Để nói cách khác: «Đừng quá tự tin, không ai tránh khỏi bị cám dỗ».

Để bênh vực những lời khuyên khiêm nhường ấy, ngài đề nghị đọc lại toàn bộ lịch sử Ít-ra-en trong thời Xuất hành. Lịch sử chứa đầy ân huệ của Thiên Chúa, nhưng cũng có không kém những lúc thay lòng đổi dạ của con người. Chúa tỏ ra như Ngài nói với ông Mô-sê… Thiên Chúa tín trung, Thiên Chúa luôn hiện diện bên dân Ngài trên con đường khó khăn đi đến tự do, băng qua sa mạc Sinai. Để đáp lại, Ngài chỉ nhận được sự vô ơn bội nghĩa: biết bao lần dân chúng phản bội Giao Ước.

Chúng ta hãy nhớ lại vài giai đoạn của Xuất Hành, các đoạn Thánh Phao-lô nhắc lại. Ngay từ lúc mới chạy trốn, trước khi đến lúc vượt biển Đỏ, sách Xuất Hành ghi rằng Chúa nắm quyền chỉ đạo mọi thao tác: «ĐỨC CHÚA đi đằng trước họ: ban ngày thì ở trong cột mây để dẫn đường, ban đêm thì ở trong cột lửa để soi sáng, nên họ có thể đi cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày cột mây đi trước dân không rời, ban đêm cột lửa cũng vậy.» (Xh 13, 21-22) Nhưng mỗi lần dừng chân đóng trại nghỉ, dân chúng thấy quân Ai-cập đuổi theo; hoảng sợ và phẫn nộ nổi dậy chống ông Mô-sê: «Họ nói với ông Mô-sê: "Bên Ai-cập không có đủ mồ chôn hay sao, mà ông lại đưa chúng tôi vào chết trong sa mạc? Ông làm gì chúng tôi vậy, khi ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai-cập?12 Đó chẳng phải là điều chúng tôi từng nói với ông bên Ai-cập sao? Chúng tôi đã bảo: Cứ để mặc chúng tôi làm nô lệ Ai-cập! Thà làm nô lệ Ai-cập còn hơn chết trong sa mạc!» (Xh 14, 11-12).

Và cứ bấy nhiêu chuyện, lặp đi lặp lại mỗi lần gặp khó khăn. Con đường đi đến tự do đầy rẫy khó khăn trắc trở, tạo điều kiện cho dân bị cám  dỗ mạnh mẽ quay lại kiếp nô lệ. Chính vì thế, đây là sứ điệp Thánh Phao-lô gởi đến dân thành Cô-rin-tô: có thể hiểu rằng «Chúa Ki-tô đã giải thoát các ngươi, nhưng các ngươi có chiều hướng muốn quay lại lang thang như trước kia, không thấy hành vi các ngươi thực ra đó mới là nô lệ. Con đường của Chúa Ki-tô có vẻ khó khăn, nhưng hãy tín thác vào Người vì chỉ có Người là Đấng Cứu độ.»

Giai đoạn tiếp theo trong Xuất Hành là lúc vượt Biển Đỏ. Lúc ấy tình thế vô vọng: một nhóm người bỏ trốn, chạy dồn vào phía biển, sau lưng họ là cả một quân đoàn đầy đủ vũ trang quyết tâm đuổi nước vọt ra. Sau đó ông đặt nơi ấy cái tên là Ma-xa và Mơ-ri-va, có nghĩa là «Thử thách và Gây sự» vì ông hỏi «Có ĐỨC CHÚA ở giữa chúng ta hay không?» (Xh 17, 7c).

Dĩ nhiên, những vấn đề đặt ra cho dân chúng thành Cô-rin-tô không như xưa; lúc bấy giờ có những người Ai-cập khác, những nô lệ khác. Đối với những Ki-tô hữu tân tòng này, có những lựa chọn nhân danh phép Rửa Tội của họ; có những cách cư xử không được như xưa. Những chọn lựa ấy có thể thật đau khổ. Hãy nghĩ xem, ví dụ như, đối với những Ki-tô hữu sơ khai, những dự tòng phải từ bỏ nhiều điều: nhiều hành vi, nhiều giao tế, hay lắm lúc từ bỏ một nghề nào đó; việc từ bỏ như thế, chỉ có thể khi hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Giê-su Ki-tô. Trong một xã hội hỗn tạp, đặc biệt có lối sống buông thả của thành Cô-rin-tô; phô bày cách xử sự như người Ki-tô hữu, là nêu lên lòng can đảm. Thế nhưng, điều gì có vẻ điên rồ đối với loài người, lại là điều khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa.

Có lẽ, không phải ngẫu nhiên trong Mùa Chay Thánh này, Giáo Hội cho chúng ta  suy gẫm bài hôm nay của Thánh Phao-lô, vừa về những đòi hỏi chúng ta, vừa về lòng tín thác vào Thiên Chúa.

theo họ. Chính lúc ấy Chúa can thiệp: «Thiên sứ của Thiên Chúa đang đi trước hàng ngũ Ít-ra-en, lại rời chỗ mà xuống đi đàng sau họ. Cột mây bỏ phía trước mà đứng về phía sau,20 chen vào giữa hàng ngũ Ai-cập và hàng ngũ Ít-ra-en» Nhờ thế, biển phân ra hai bên, để dân chúng vượt qua. «ĐỨC CHÚA cho một cơn gió đông thổi mạnh suốt đêm, dồn biển lại, khiến biển hoá thành đất khô cạn. Nước rẽ ra,» (Xh 14, 19-21)

Nhưng cũng chưa hết các thử thách, biết bao nhiêu lần khác, dân Ít-ra-en lại hối tiếc những lúc an toàn bên Ai-cập. Họ có tự do đấy, nhưng trong sa mạc thì thiếu thốn đủ bề và các mối hiểm nguy thì không thiếu chi. Chẳng hạn như có lúc đói, và Chúa gửi cho họ Ma-na; có lúc khát, ông Mô-sê vâng lời Chúa làm cho từ núi đá nước trào ra. Nhưng cứ mỗi lần gặp một khó khăn mới, thay vì tin tưởng, biết trước rằng Thiên Chúa sẽ tác động, dân chúng bắt đầu than vãn và phẫn nộ.

Giai đoạn tiêu biểu nhất vấn đề ấy, luôn trở đi trở lại, chính là lúc thiếu nước và Núi Đá. Khi dân chúng bắt đầu thấy sắp chết khát thật sự, những lời kêu trách bắt đầu, lúc này ông Mô-sê rất sợ bị ném đá. Nhưng qua ông Mô-sê, chính Thiên Chúa mới bị họ kết án «Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai-cập để làm gì? Có phải là để cho (chúng) tôi, con cái (chúng) tôi, và súc vật của (chúng) tôi bị chết khát hay không?» (Xh 17, 3). Lúc ấy, ông Mô-sê bèn lấy cây gậy đập vào Tảng Đá cho.

 

***

 

Tác giả: Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions


Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân
Hiệu đính: Phê-rô Nguyễn Thế Hoằng.


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com