Lời Chúa CN

THÁNH VỊNH Lễ ĐỨC MẸ Lên Trời (Tv 44 (45) 11-16) 15/ 8 /2015

 

"Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ròng

 

11 Tôn nương hỡi, xin hãy nghe nào,
đưa mắt nhìn và hãy lắng tai,
quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ.

12 Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái,
hãy vào phục lạy: "Người là Chúa của bà."

13 Thiếu nữ thành Tia mang lễ tới,
phú hào trong xứ đến cầu ân.

14 Đẹp lộng lẫy, này đây công chúa,
mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng,

15 phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương,
cùng các trinh nữ theo sau hầu cận.

16 Lòng hoan hỷ, đoàn người tiến bước,
vẻ tưng bừng, vào tận hoàng cung.

Đọc ở mức độ nghĩa đen, bài thánh vịnh này có vẻ miêu tả hôn lễ các quân vương: Vua It-ra-en kết hôn cùng một công chúa nước ngoài để thắt chặt giao ước giữa hai dân tộc. Chính thật,  vị hoàng tử chàng rể của bài thánh vịnh này không ai khác là chính Thiên Chúa và « này đây công chúa,mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng » là dân tộc It-ra-en được nhận vào vòng mật thiết với Thiên Chúa.

Chính tiên tri Hô-sê là người đầu tiên so sánh dân tộc It-ra-en là cô dâu trong hôn lễ : «16 Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó,đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình.17 Từ nơi đó, Ta sẽ trả lại vườn nho của nó,biến thung lũng A-kho thành cửa khẩu hy vọng.Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân,như ngày nó đi lên từ Ai-cập.18 Vào ngày đó - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA -ngươi sẽ gọi Ta: "Mình ơi", chứ không còn gọi "Ông chủ ơi" nữa »           ( Hs 2,16…18).  Kế tiếp Giê-rê-mi-a vè Ê-dê-ki-en là « I-sa-i-a thứ hai và thứ ba » cũng triển khai đề tài hôn lễ giữa Thiên Chúa và dân Ngài chọn.  Chúng ta nhận ra nơi đây các ngôn từ của các nghi lễ đính hôn và lễ cưới : các danh từ dịu dàng trìu mến, y phục ngày cưới, vòng hoa nàng dâu, sự chung thuỷ. Ví dụ như trong (Gr 2,2) : « ĐỨC CHÚA phán thế này:
Ta nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ,
tình yêu của ngươi khi ngươi mới thành hôn,lúc ngươi theo Ta trong sa mạc,trên vùng đất chẳng ai gieo trồng » ;hay trong(Is 62,5) : « 5 Như tài trai sánh duyên cùng thục nữ,Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về.Như cô dâu là niềm vui cho chú rể,ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ ».

Còn sách Diễm ca là một đàm thoại dài giữa hai tình nhân, viết thành bảy bài thơ. Không đâu xác định ai là hai tình nhân trong cuộc đối thoại ấy nhưng người Do Thái nhận ra đó là cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Bằng chứng là họ chọn để đọc đặc biệt trong nghi lễ ngày tưởng niệm cuộc Vượt Qua, ngày đại lễ của Giao ước giữa Thiên Chúa và It-ra-en.

Điều này nói lên cô dâu quá có tính thế gian thường hay bất trung (Thờ bụt thần) và các tiên tri kể trên xem như tội ngoại tình những bất trung của dân chúng, tức là khi quay về thờ phượng bụt thần. Lúc bấy giờ lại có những từ ngữ : ghen tương, ngoại tình, trở lại và tha thứ, vì Thiên Chúa lúc nào cũng trung tín. Ví dụ như I-sa-i-a nói về những cuộc đi lang thang khi thất tình. Đó là bài ca bất hủ gọi là « Bài ca vườn nho » ( Is 5,1…7) «1 Tôi xin hát tặng bạn thân tôi,bài ca của bạn tôi về vườn nho của mình.Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi mầu mỡ.2 Anh ra tay cuốc đất nhặt đá,giống nho quý đem trồng,giữa vườn anh xây một vọng gác,rồi khoét bồn đạp nho.Anh những mong nó sinh trái tốt, nó lại sinh nho dại. 7 Vườn nho của ĐỨC CHÚA các đạo binh, chính là nhà Ít-ra-en đó; cây nho Chúa mến yêu quý chuộng, ấy chính là người xứ Giu-đa. Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than » Còn tiên tri Hô-sê, nói tới việc tôn thờ bụt thần gọi It-ra-en là đàng đĩ điếm. Tuy nhiên dù sao đi nữa Thiên Chúa luôn hứa hoà giải : « 4 Đừng sợ chi: ngươi sẽ không phải xấu hổ, chớ e thẹn: ngươi sẽ không phải nhục nhằn. Thật vậy, ngươi sẽ quên hết nỗi hổ thẹn tuổi thanh xuân và không còn nhớ bao nhục nhằn thời goá bụa…10 Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi, giao ước hoà bình của Ta cũng chẳng chuyển lay, ĐỨC CHÚA là Đấng thương xót ngươi phán như vậy. (Is 54, 4 ;10)

Bài thánh vịnh của chúng ta hôm nay cũng nói về ngày hôn lễ ấy, cô dâu nước ngoài (đến từ thành Tia) được đưa đến vương triều It-ra-en, và phải từ chối mọi bụt thần để xứng đáng với dân tộc mới này cùng vị vua bản xứ. «11 Tôn nương hỡi, xin hãy nghe nào,đưa mắt nhìn và hãy lắng tai,quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ ». Chúng ta biết đó là vấn đề thiết yếu của thời vua Sa-lô-mon, ông đã cưới những người nước ngoài, tức là ngoại đạo, về sau hoàng hậu Giê-da-ben thời tiên tri Ê-li-a cũng thế. Dĩ nhiên khi đọc kỹ những lời khuyên cho công chúa thành Tia, đó chính thật hàm ý hướng về dân It-ra-en luôn bị cám dỗ rơi vào nạn thờ phượng bụt thần. Tại sao thờ phượng bụt thần lại chen vào những viễn tượng điền viên êm ả ? Vì đây không phải hôn lễ thế gian, vì chính vì thế điều được hay mất rất quan trọng, It-ra-en biết rằng dân tộc họ được chọn không phải là duy nhất. Chỉ trong sự trung tín với Thiên Chúa thì dân tộc họ mới thật sự làm chứng tá cho muôn dân. Cuối cùng, thật vậy Thánh Kinh cho phép chúng ta dám nghĩ rằng Chúa đề nghị kết hôn với cả nhân loại. Nhưng làm sao nhân loại biết nếu không ai thông báo ?

Khi Giáo Hội Ki-tô mừng Lễ Đức Mẹ Lên Trời và tôn ngài vào vinh quang của Thiên Chúa, là đã thấy trước viễn ảnh tất cả nhân loại được đưa vào vòng thân mật với Thiên Chúa.

***

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com