"Đức Kitô chỉ tế lễ chính mình một lần để huỷ diệt nhiều tội lỗi".
24 Quả thế, Đức Ki-tô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta.
25 Người vào đó, không phải để dâng chính mình làm của lễ nhiều lần, như vị thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của loài khác mà vào cung thánh.
26 Chẳng vậy, Người đã phải chịu khổ hình nhiều lần, từ khi thế giới được tạo thành. Nhưng nay, vào kỳ kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình.
27 Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét.
28 Cũng vậy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người.
Chúng ta thấy từ nhiều tuần nay, tác giả thư Do Thái, thật sự nói cho những tín hữu gốc Do Thái nào còn chút ít nhiều quyến luyến cách sống đạo xưa. Trong phụng vụ Kitô không còn đền thánh, không còn tế lễ máu. Có phải Thiên Chúa muốn như thế không ? Trong trường hợp đó, tác giả nhắc lại từng tiết mục với tất cả những thực tế các cách giữ đạo của Do Thái giáo và ngài chứng minh rằng tất cả đã lỗi thời.
Ở đây, vấn đề là Đền Thánh, còn được gọi là « cung thánh ». Phải biết phân biệt cung thánh thật sự trong ấy Thiên Chúa ngự, có nghĩa là trên trời, và đền thờ do con người xây dựng, chỉ là một bản sao chép tầm thường. Người Do Thái rất đặc biệt hãnh diện - và họ có quyền như thế - về ngôi Đền tuyệt vời Giê-ru-sa-lem của họ. Mặc dù vậy, họ cũng không bao giờ quên tất cả những công trình xây dựng của loài người, bởi định nghĩa vẫn là của loài người và vì thế không vững bền, không hoàn hảo, có thể suy vong… Hơn nữa, không ai trong It-ra-en đòi hỏi cầm giữ Chúa trong một cái đền, cho dù đền ấy mênh mông.
Người đầu tiên xây dựng đền Giê-ru-sa-lem, tức là vua Sa-lô-mon đã nói rằng : « 27 Có thật Thiên Chúa cư ngụ dưới đất chăng? Này, trời cao thăm thẳm còn không chứa nổi Ngài, huống chi ngôi nhà con đã xây đây! » (1V8,27). Mọi người đều biết, từ Cựu Ước, là sự hiện diện của Chúa không giới hạn trong Nơi thánh bằng vải lụa hoặc bằng đá. Nhưng họ lãnh nhận Đền ấy như một món quà (trong sa mạc thời Xuất Hành đó là Lều Hội Ngộ). Vì lòng nhân từ Chúa, chấp nhận ban cho dân Ngài một dấu chỉ của sự hiện diện trông thấy được của Ngài.
Kể từ nay, đối với những Kitô hữu, sự gặp gỡ Thiên Chúa không giới hạn ở trong một toà nhà : sự Nhập Thể của Chúa Giê-su đã thay đổi tất cả. Nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, là trong Chúa làm Người. Dưới một hình thức khác : đó là điều thánh Gio-an giải thích cho người đọc Tin Mừng, ngài viết : Một ít lâu trước Lễ Vượt Qua Do Thái, Chúa Giê-su lên đền Giê-ru-sa-lem cùng với các môn đệ tự cho phép mình đuổi ra khỏi đền những người đổi tiền và các người bán súc vật để tế lễ. Và thánh Gio-an đã hiểu : Trong ít lâu (vì lễ Vượt qua đã gần kề) tất cả những thứ đó đã lỗi thời.
Cuộc đối thoại, nói đúng hơn là cuộc tranh luận, giữa người Do Thái và đấng Giê-su đã bắt đầu. « Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy? » (11, 27-28) (Có thể hiểu họ hỏi, ông nhân danh ai mà làm cách mạng như thế ?). Và «19 Đức Giê-su đáp: "Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại » (Ga 2,19) Sau này, sau Phục Sinh, các môn đệ mới hiểu :« 21 …Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người »(Ga 2, 21)
Thư Do Thái cũng muốn nói điều này : Chúng ta hãy ghép vào Chúa Giê-su Kitô, được nuôi dưỡng từ thân thể Chúa Giê-su, như thế chúng ta sẽ luôn hiện diện với Ngài. Người sẽ vĩnh viễn vào cung thánh thật, và Người «… giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta. » (đó là những từ ngữ dùng cho chức linh mục) « Đức Ki-tô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta »
Chúa đi vào khi nào ?Dĩ nhiên sau khi chết trên Thánh Giá. Một lần nữa, cho chúng ta thấy vị trí trung tâm của Thánh Giá trong mầu nhiệm Ki-tô, trong tất cả các tác giả Tân Ước. Sau đó một đoạn, tác giả Thư Do Thái nói rõ cái chết của Đấng Kitô chỉ là đỉnh cao của cả một đời dâng hiến, và khi chúng ta nói sự hy sinh của Chúa có nghĩa là « hy sinh cả cuộc đời », và không phải chỉ những giờ sau cùng của cuộc thương khó. Hôm nay bài chúng ta đang đọc nói về cuộc thương khó và sự hy sinh của Chúa không xác định rõ hơn. Bài chỉ đặt sự hy sinh của Chúa Kitô, trước mặt với của lễ của thượng tế It-ra-en, mỗi năm trong dịp ngày Yonn Kippour (có nghĩa là Ngày Toàn Xá) .
Ngày ấy, vị thượng tế một mình tiến vào Cung Thánh : miệng đọc Danh Thiêng (YHVH) và rải máu con bò đực (vì tôi lỗi của mình) và máu con dê đực (vì lỗi của dân chúng), thượng tế long trọng nối lại Giao Ước với Thiên Chúa. Khi ra khỏi Cung Thánh, dân chúng tập họp bên ngoài biết rằng tội lỗi của mình được tha thứ. Nhưng sự tiếp tục Giao Ước như thế mong manh, phải lập lại hằng năm : « vị thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của loài khác mà vào cung thánh ».
Trái lại, nhờ Đức Giê-su Kitô, Giao Ước giữa Ngài và Đức Chúa Cha nhân danh chúng ta, thì hoàn hảo và vĩnh viễn. Nơi gương mặt Chúa Kitô trên thánh giá, những tín hữu khám phá ra dung nhan thật của Thiên Chúa, yêu thương con cái Ngài đến cùng. Họ không còn nhầm lẫn nữa về Thiên Chúa, họ biết Ngài là Cha của họ, cũng như là Cha của Chúa Giê-su. Kể từ nay họ có thể sống hết lòng Giao Ước Thiên Chúa đề nghị với họ. Tất cả đều mới lạ, Giao Ước Mới do Chúa Kitô đem đến. Có thể nói Ngài là : « Thượng Tế đem phúc lộc của thế giới tương lai » (Dt 9, 11)
Lúc bấy giờ, chúng ta không còn sợ sự phán xét của Thiên Chúa. Chúng ta tin và quả quyết rằng : « Chúa Giê-su sẽ trở lại phán xét kẻ sống và kẻ chết » (trong Kinh Tin Kính), nhưng nhờ vào Chúa Giê-su, chúng ta biết rằng phán xét đồng nghĩa với cứu độ. « Đức Ki-tô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người »
***