Lời Chúa CN

BÀI ĐỌC 2 CN II PHỤC SINH Năm A (1Pr 1, 3-9) 23/04/2017

"Nhờ Đức Giê-su Ki-tô từ cõi chết sống lại,
Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hi vọng được sống
"

Trích thư thứ nhất Thánh Phê-rô Tông Đồ .

 

3 Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã từ cõi chết sống lại,

4 để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai. Gia tài này dành ở trên trời cho anh em,

5 là những người, nhờ lòng tin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng ơn cứu độ Người đã dành sẵn, và sẽ bày tỏ ra trong thời sau hết.

6 Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách.

7 Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự.

8 Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang,

9 bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.

 

Những năm sau này, các cộng đoàn Công Giáo thường hát: « Thiên Chúa làm cho chúng ta, qua Chúa Giê-su Ki-tô, trở nên những người tự do. » Một tu sĩ hay linh mục rao giảng có thể lấy lời bài hát này làm đề tài cho bài giảng của mình: chỉ cần thay chữ « chúng ta » thành « anh em », và như thế câu ấy sẽ như thế này: « Hỡi anh em, Thiên Chúa qua Chúa Giê-su Ki-tô làm cho anh em trở nên người tự do. Và tiếp tục bài giảng: đó là ý nghĩa bài này, hãy rút ra kết luận và sống điều ấy.  

Thư thứ nhất Thánh Phê-rô có phần giống như thế. Bài chúng ta được nghe phần đầu hôm nay, chỉ ba hàng đầu, giống như bao thư có đề tên người gửi và người nhận. Có một luồng hơi thở mạnh trong đoạn chúng ta vừa nghe, chúng ta tự hỏi có phải Thánh Phê-rô trích từ bài hát trong các nghi thức Rửa Tội… Chúng ta không có chứng cứ nhưng là một giả thuyết thú vị giúp chúng ta hiểu rõ hơn bài này. Chúng ta dễ dàng nhận ra ba đoạn này như ba đoạn một bài thơ: tôi chỉ phân tách đơn giản bằng cách tóm lược mỗi đọan:

* đoạn đầu (c3, 4, 5): chúc tụng Thiên Chúa… Ngài cho chúng ta tái sinh bởi sự Phục Sinh Chúa Ki-tô và từ nay chúng ta sống trong đức tin và lòng cậy trông;

* đoạn thứ hai (c6, 7): lòng cậy trông đem lại cho chúng ta hân hoan vui mừng nhưng chúng ta còn trong thời thử thách. của đức tin;

* đoạn thứ ba (c8, 9): phúc cho những ai không thấy mà tin, lòng tin mang lại cho chúng ta niềm vui khó tả, rực rỡ vinh quang.

Hẳn các bạn đã chú ý có chữ « lòng tin » trong ba đoạn. Không lạ gì trong phụng vụ lễ Rửa Tội. Lại có một niềm vui tuyệt vời « một niềm vui khôn tả », mặc dù có những thử thách: điều này rõ ràng hướng về các cộng đồng Ki-tô sống trong một thế giới đối nghịch; có thể tin rằng đây là những đối tượng bài viết của Thánh Phê-rô.

Tôi xin trở lại từng đoạn một của bài « Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô » đó là cách nói của người Do Thái, nhưng cách phát biểu như người Ki-tô. Khởi đầu bằng một lời tôn vinh Thiên Chúa, đó là điều đặc biệt một lời nguyện Do Thái; chắc chắn là một người hát nhiều thánh vịnh mới có thể viết bài này! Thế nhưng nội dung có tính cách Ki-tô hữu: trong các thánh vịnh Chúa được ca ngợi như Thiên Chúa các Cha ông Tổ tiên, như Ap-ra-ham, I-sa-ắc, Gia-cóp…

Kể từ nay sự Mặc Khải đã bước sang thời kỳ quyết định: Thiên Chúa được mặc khải là Cha của Chúa Giê-su Ki-tô, nơi Ngài được hoàn tất công trình Thiên cho nhân loại.

« Người cho chúng ta được tái sinh … nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã từ cõi chết sống lại, » (c3). Cũng như trong cuộc đối thoại của Chúa Giê-su với ông Ni-cô-đê-mô, Thánh Phê-rô nói về phép Rửa Tội như một cuộc tái sinh và cuộc tái sinh này bắt nguồn từ sự Phục Sinh của Chúa Ki-tô. Chúng ta là những Ki-tô hữu của thế kỷ thứ XXI, chúng ta quá quen thuộc với cụm chữ « Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh », nên chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi nói như thế . Nhưng các Ki-tô hữu tiên khởi sống điều ấy như một sự cách mạng thật sự: kể từ nay bộ mặt thế giới đã đổi. Như Thánh Phao-lô nói, thế giới cũ qua đi, một thế giới mới nảy sinh.

Chúng ta cũng nhận ra nơi Thánh Phê-rô một cách mãnh liệt đề tài thường nghe nơi Thánh Phao-lô: sự căng thẳng giữa hiện tại và tương lai. Tất cả đã hoàn tất trong Chúa Ki-tô vì thế ngài phát biểu như chuyện đã qua: « Người cho chúng ta được tái sinh » (c3). Có thể nói mọi việc xong rồi, nhưng tất cả còn sẽ tới: chúng ta bị trì kéo, căng thẳng giữa « ơn cứu độ Người đã dành sẵn, và sẽ bày tỏ ra trong thời sau hết », như Thánh Phê-rô nói.

Khái niệm về « cứu độ » ấy, chúng ta có thể hiểu đời sống: « không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai » (c4); chúng ta cũng có thể hiểu « giải thoát » khỏi những « hư hoại, vân đục và tàn phai ». Sự cứu độ, sự giải thoát đã hoàn tất bởi Đức Giê-su-Ki-tô, nhưng toàn nhân loại chưa được vào, và chính số còn lại phải đến. Chính những gì đã hoàn tất làm cho chúng ta « chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang » ( c8) như Thánh Phê-rô nói. Những ngày chúng ta ảm đạm có lẽ là những ngày chúng ta đánh mất đi cái tin vui lớn của Phục Sinh: tình yêu và sự sống còn vĩ đại hơn mọi hận thù và sự chết. Thế nhưng quả thật, trong vài trường hợp, niềm xác tín ấy có khuynh hướng phai mờ đi và lúc ấy đức tin chúng ta bị thử thách! Đoạn thứ hai nói rõ lên điều này: « mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. » (c6)  Phần sau của bài thánh thư cho chúng ta thoáng thấy những khó khăn nào, có thể là gặp sự đối kháng của những Ki-tô hữu mới, trong nhóm người ngoài lề của thế giới người ngoại.

Đoạn cuối lập lại đề tài đức tin trong thời gian chờ đợi. Về phần Thánh Phê-rô, ngài có đặc ân được biết, được ở cạnh lâu dài bên Chúa Giê-su Ki-tô, nhưng ngài nói với những Ki-tô hữa không biết Chúa Giê-su và ngài triển khai cho họ những ân phúc Chúa nói với Thánh Tô-ma: « Phúc cho ai không thấy mà tin ». Ngài khuyến khích họ: « Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang » ( c8). Khi ngài dùng từ  « rực rỡ vinh quang » Thánh Phê-rô biết rõ ngài nói gì, ngài có hồng ân được chứng kiến Chúa Giê-su biến hình. Trên mặt các Ki-tô hữu ngài nhận ra ánh sáng đã chiếu soi chính Chúa Giê-su.

Thánh Phê-rô nhấn mạnh đến niềm vui các Ki-tô hữu, một niềm vui khó tả, mãnh liệt hơn những thử thách thức thời , điều này đến thật đúng lúc cho chúng ta, trong một giai đoạn phần nào ảm đạm trong đời sống của Giáo Hội! Có lẽ những người đương thời chúng ta chỉ chờ đợi trên kuôn mặt chúng ta một tia sáng của Chúa Giê-su biến hình ?

***

Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com