Lời Chúa CN

BÀI ĐỌC 2 CN II PHỤC SINH Năm C (Kh1, 9-11a, 12-13, 17-19) 03/04/2016

Ta đã chết, nhưng Ta vẫn sống đến muôn đời

Trích sách Khải Huyền của Thánh Gio-an

 

9 Tôi là Gio-an, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giê-su. Lúc ấy, tôi đang ở đảo gọi là Pát-mô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giê-su.

10 Tôi đã xuất thần vào ngày của Chúa và nghe đằng sau tôi có một tiếng lớn như thể tiếng kèn11 nói rằng:

"Điều ngươi thấy, hãy ghi vào sách và gửi cho bảy Hội Thánh

12 Tôi quay lại để xem tiếng ai nói với tôi. Khi quay lại, tôi thấy bảy cây đèn vàng.

13 Ở giữa các cây đèn, có ai giống như Con Người mình mặc áo chùng và ngang ngực có thắt đai bằng vàng

17 Lúc thấy Người, tôi ngã vật xuống dưới chân Người, như chết vậy. Người đặt tay hữu lên tôi và nói: "Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối.

18 Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ.

19 Vậy ngươi hãy viết những gì đã thấy, những gì đang diễn ra và những gì sẽ xảy ra sau này.

 

Trong sáu chúa nhật liên tục, chúng ta sẽ đọc sách Khải Huyền thánh Gio-an trong bài đọc 2. Đây là một dịp may cho chúng ta được tiếp cận một trong các sách dễ mến nhất Tân Ước. Sách này thuộc về sách có vẻ khó, đòi hỏi chúng ta cố gắng nhưng cũng sẽ sớm được đền bù.

Hôm nay, là lần tiếp xúc đầu tiên vậy! Chữ « Khải Huyền » dịch từ tiếng Hy-lạp: có nghĩa là tỏ ra, mạc khải, như « vén màng ». Đối với thánh Gio-an đây là sự mạc khải lịch sử của thế giới, mầu nhiệm ẩn dưới mắt chúng ta. Vì mạc khải những gì mắt chúng ta tự nhiên không thấy được, sách sẽ được trình bày dưới hình thức các thị kiến. Ví dụ như chữ « thấy » sẽ được dùng năm lần trong bài đọc hôm nay.

Không may chữ « khải huyền »trong tiếng Pháp không được may mắn lắm vì đồng nghĩa với những cảnh của tận thế. Chữ này được hiểu như một điều đáng sợ như hình nộm, trái hẳn với nghĩa thật của nó. Vì cũng như mọi sách trong Thánh Kinh, khải huyền là một Tin Mừng. Tất cả Thánh Kinh, từ Cựu Ước là một sự mặc khải mầu nhiệm « phương án yêu thương của Thiên Chúa » (Như thư gửi tín hữu Ê-phê-sô), là kế hoạch tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Sách Khải Huyền có một văn thể rất đặc biệt, nhưng cũng như các sách của Thánh Kinh, sách này không có sứ điệp nào khác hơn là tình yêu của Thiên Chúa và sự chiến thắng vĩnh viễn của tình yêu trên mọi hình thức của sự dữ. Nếu chúng ta không xác tín như thế khi đọc các sách Khải Huyền, đặc biệt Khải Huyền của thánh Gio-an thì tốt hơn đừng mở sách ra! Có nguy cơ hiểu sai nghĩa đi !

Điều làm cho khó hiểu văn thể này, đó là các thị kiến, thường rất siêu thực và khó giải mã, ít nữa đối với chúng ta. Tất cả là chỗ ấy, không khó cho những đối tượng thời ấy, nhưng khó đối với chúng ta vì không phải ở trong thực trạng của họ. Tại sao phải nói bằng những thị kiến? Tại sao không nói rõ ràng? Có phải đơn giản hơn không…Khôngđâu. Sách khải Huyền thánh Gio-an như mọi sách cùng loại (Có nhiều sách khải huyền được viết giữa thế kỷ thứ II trước CN và thế kỷ thứ II sau CN) được viết trong thời bị bách hại. Chúng ta có thể đọc ngay trong câu thứ 9 bài hôm nay « 9 Tôi là Gio-an, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giê-su. Lúc ấy, tôi đang ở đảo gọi là Pát-mô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giê-su ». Thánh Gio-an không đi du lịch ở đảo Pát-mô mà bị đi đày ở đó.

Vì họ đang trong thời kỳ bị bách hại, một sách khải huyền là một sách được chuyền tay, ngày hôm nay ta gọi là chuyền tay chui, để nâng tinh thần quân ta. Đề tài chính yếu là chiến thắng cuối cùng của những kẻ bị đàn áp. Bài giảng đại khái nói: nhìn bên ngoài thấy anh em bị thua, người ta chà đạp anh em, người ta bách hại anh em, người ta loại trừ anh em, và các kẻ bách hại anh em có vẻ sung túc, nhưng đừng mất can đảm. Chúa Ki-tô đã thắng thế gian. Hãy nhìn xem, Chúa là Người Chiến thắng, Ngài đã thắng sự chết. Các thế lực của sự dữ không thể làm gì các bạn. Chúng đã bị thua rồi. Vua thật chính là Đấng Ki-tô. Điều này thánh Gio-an nói ngay trong câu đầu: « 9 Tôi là Gio-an, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giê-su »

Dĩ nhiên, một diễn văn loại này không thể nói toạc ra vì mối nguy bị kẻ cầm quyền tịch thu rất lớn. Thế thì bây giờ ta kể những câu chuyện lịch sử đời xưa với những thị kiến kỳ hoặc, tất cả để làm nản lòng những người không trong cuộc.

Trong Cựu Ước sách Đa-ni-en cũng được viết với văn thể ấy. Sách được viết năm 165 trước CN để khích lệ những anh em bị bách hại thời vua An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê. Ngôn sứ Đa-ni-en không đi ngay vào vấn đề, ông miêu tả những trang sử anh hùng của những người Do Thái trung thành dưới thời vua Na-bu-cô-đô-nô-so, xảy ra bốn trăm năm về trước. Tất cả mới đọc chỉ như một bài học lịch sử, nhưng cho những ai tìm hiểu sâu xa hơn, có một sứ điệp rất rõ ràng. Sứ điệp của mọi sách khải huyền là thế: dù tất cả lực lượng của sự dữ có thể kích động cũng không thể thắng được.

Đó là lý do mà nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc về chữ « Khải Huyền » trong Pháp ngữ: Thật vậy chúng ta có thể đọc cách miêu tả mọi thế lực của sự dữ được kích động, là ta có thể hiểu lời loan báo sự chiến thắng vinh hiển của Thiên Chúa và của những người còn tín trung với Ngài. Vì sách khải Huyền của thánh Gio-an là để mạc khải từ từ kế hoạch Thiên Chúa và thuộc về Tân Ước, nhân vật chính dĩ nhiên là Chúa Giê-su Ki-tô. Ngài là trung tâm mọi thị kiến.

Trong bài đọc chúa nhật hôm nay, sự chiến thắng của Chúa Ki-tô được thể hiện qua một thị kiến vĩ đại: cũng là một ngày chúa nhật, tức là ngày lễ mừng sự Phục Sinh Chúa Ki-tô. Thánh Gio-an có cảm tưởng sống lại ngày Lễ Ngũ Tuần mới: có một tiếng lớn như tiếng kèn, hơi thở của Chúa Thánh Thần, bị chèn giữa bảy cây đèn vàng, một ánh sáng hiện ra: một « Con Người »

Các danh từ trong Tân Uớc, chữ con người là cách nói về đấng Mê-si-a: đối với thánh Gio-an, điều này không thể nào ngờ vực được, đó là Chúa Ki-tô. Và như mọi thế nhân xuất hiện bất ngờ trước mặt Thiên Chúa, Gio-an té xuống dưới chân Ngài và nghe tiếng nói « Đừng sợ »… thánh nhân nghe những lời chiến thắng « Ta là » (đó là tên của Thiên Chúa) « Ta là Đầu và là Cuối »… « Ta là Đấng Hằng Sống…Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ ».

Và cũng như mọi thị kiến, luôn luôn là để loan báo một sứ vụ, sứ vụ ở đây là phục vụ anh em: « 19 Vậy ngươi hãy viết những gì đã thấy » có nghĩa là hãy đi nâng đỡ tinh thần anh em ngươi. Dĩ vãng, hiện tại, tương lai đều thuộc về Ta. Chúng ta nhận ra đây lời hứa của Chúa Ki-tô: « Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống » (Ga 11, 25)

***


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com