Lời Chúa CN

PHÚC ÂM CHÚA NHẬT XXXI TN Năm C (Lc 19, 1-10) 30/10/2016

Alleluia, alleluia!

Chúa phán: "Thày là đường, là sự thật và là sự sống,
không ai đến được với Cha mà không qua Thầy." - Alleluia

-----------------

"Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất."

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Lu-ca.

 

1 Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy.

2 Ở đó có một người tên là Da-kêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có.

3 Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn.

4 Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó.

5 Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: "Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông! "

6 Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người.

7 Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: "Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ! "

8 Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn."

9 Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham.

10 Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất."

 

Vài hàng trước đó Chúa Giê-su nói một câu kinh khủng: «  25 Quả vậy, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa. » (Lc18, 25). Khi ấy các người đến nghe Chúa liền hỏi một câu mà chúng ta buột miệng cũng muốn hỏi : «Thế thì ai có thể được cứu? » và Chúa Giê-su đáp : « Những gì không thể được đối với loài người, thì đều có thể được đối với Thiên Chúa. » ( Lc18, 26.27) . Câu truyện ông Da-kêu đem lại cho chúng ta một minh chứng.

Giê-ri-khô có lẽ là thành phố có độ cao thấp nhất thế giới, trong thung lũng sông Gio-đan độ cao là -300m, về phía Bắc Biển Chết. Từ đó đến Giê-ru-sa-lem phải lên 35Km đèo với phong cảnh sa-mạc đẹp tuyệt vời. Ngày hôm ấy Giê-ri-khô rất náo nhiệt, mọi người đổ xô ra đường xem vị tiên tri, cùng với nhóm nhỏ các môn đệ đi qua.

Thì đây là đám đông, trong ấy có Chúa Giê-su …và Da-kêu lơ lững trên cây sung. Da-kêu, người thu thuế, người trách nhiệm sở thuế thành phố, tức là trước mắt mọi người, ông vừa là một người liên hiệp với quân địch, theo phe kẻ chiếm đóng, vừa là người gian bị tình nghi ngang nhiên cướp của đồng bào mình. Thế mà Chúa Giê-su tự mình đề nghị đến tư gia ông Gia-kêu. Thánh Lu-ca kể lại đám đông khủng khiếp thấy Chúa Giê-su đến ăn cùng bàn với người tội lỗi. Nghĩ cho cùng, họ có cái lý của họ : đối với Lề Luật Do Thái, không nên giao thiệp với kẻ ô uế, mà Gia-kêu bị ô uế, vì liên lạc với quân La Mã, là dân ngoại. Nếu Đấng Giê-su là ngôn sứ như Ngài tuyên bố thì Ngài phải tuân giữ Lề Luật chứ ! Nhưng đó là tư tưởng con người, một lần nữa Lời Chúa chứng minh rằng tư tưởng Thiên Chúa không phải tư tưởng con người.

Da-kêu mừng rỡ đón tiếp Chúa Giê-su, Thánh Lu-ca nói cho chúng ta như thế, và mọi sự có thể dừng ở đây. Thế nhưng có một việc xảy ra :  « 8 Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng « Thưa Ngài… » Chúng ta tạm dừng ở đây và cùng suy nghĩ.

Da-kêu vừa nhìn nhận Đức Giê-su là Chúa… chỉ điều này làm ông được cứu độ. Ơn cứu độ là nhận ra Chúa Giê-su và đón Ngài như hiện diện trước Thiên Chúa….Ơn này được ban cho mọi người, nhưng chỉ những kẻ bé mọn, những người nhận mình có cuộc sống bấp bênh đón tiếp Ngài. Không phải vì Da-kêu cho tiền Chúa, Ngài mới tuyên bố ông ấy được cứu độ. Điều đã cứu Da-kêu đó là nhận ra Đức Giê-su là Thiên Chúa. « Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này » : chữ «  hôm nay » được nhắc lại hai lần trong bài. Lần đầu Chúa nói : « hôm nay tôi phải ở lại nhà ông ». Chúa Giê-su đi bước đầu, nhưng Da-kêu vẫn còn tự do. Đã đành ông ta chẳng nhẻ từ chối tiếp đón Chúa Giê-su, lý do là ông đã leo lên cây sung để nhìn thấy Chúa…thế nhưng ông ấy có thể chỉ tiếp Chúa lịch sự như một quan khách, không thay đổi gì trong nội tâm, và không để xảy ra một điều gì trong cuộc sống hằng ngày của ông. Đối với Da-kêu cuộc gặp gỡ bất ngờ ấy với Chúa Giê-su chỉ là một cuộc gặp gỡ bình thường, rồi với thời gian chỉ còn là một kỹ niệm đẹp. Mọi việc có thể dừng ở đấy.

Ông ta cũng dùng tự do của mình làm khác hơn, nắm bắt đề nghị của Chúa Giê-su để hôm nay được cứu độ cho riêng mình. Thì đây chúng ta có cơ hội nhận xét rằng, chỉ khi Da-kêu tự ý quyết định thay đổi cuộc sống, thì Chúa Giê-su mới nói đến ơn cứu độ.

Chúng ta hãy trở về bài Tin Mừng : « 8 Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn."

9 Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham ».

Sở dĩ Chúa nói : « người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham » Ngài không có chủ đích nói rõ lý lịch Gia-kêu ! Chúa chỉ muốn nhắc lại lời hứa của Thiên Chúa cho con cháu Áp-ra-ham mà thôi. Chúng ta có thể hiểu « con cháu của lời hứa » : «Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu của lới hứa. ». Những người trong đám đông kia đang ở đó, thấy khó chịu vì Chúa Giê-su giao thiệp với Da Kêu, người thoả hiệp với ngoại bang, kẻ bất lương, một tên bán nước…nhưng Lời Chúa muốn dạy: hãy đừng bao giờ quên ơn cứu độ luôn được ân ban vì Chúa bao giờ cũng trung thành với lời hứa của Ngài. Như Thánh Phao-lô nói : « 13 Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình. » (2Tm2,13). Và cũng chính Thánh Lu-ca chép trong lời Kinh Magnificat : «  Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời. » ( Lc1, 55)

Chúng ta nhận ra đây ha ý nghĩa đi đôi với nhau trong bài dụ ngôn người thu thuế và người Pha-ri-sêu : ơn cứu độ là « quà ban nhưng không », người thu thuế được công chính hoá.( tức là được công chứng không tự mình). Không phải vì thế mà Gia-kêu thụ động: ông « được công chứng »ví ông đón nhận ơn cứu độ Chúa ban. Không phải tự Da-kêu, là nguồn gốc của ơn cứu độ, thế nhưng thái độ đón nhận của ông là cần thiết để ơn cứu độ « hôm nay »đến với ông.

Làm sao đọc tên ông Da-kêu mà không gợi lên tên thành phố Giê-ri-khô ông đang ở, thành phố lần đầu tiên các bộ tộc Ít-ra-en vừa đặt chân tiến đến đất hứa ?. Họ luôn xem việc chiếm hữu này như món quà của Chúa, không do mình vinh thắng mà do Thiên Chúa ban tặng.

Đúng vậy, Thánh Lu-ca nói cho chúng ta, ơn cứu độ luôn là một món quà. Giê-ri-khô đối với Chúa Giê-su ( tên Ngài là « Chúa Cứu Độ ») cũng là đoạn đường cuối cùng trước khi lên Đền Giê-ru-sa-lem, nơi đây sẽ thực hiện ơn cứu độ cho toàn nhân loại. Thật vậy, khi chọn đến dùng bửa nơi nhà Gia-kêu, Chúa không tìm cho chúng ta một bài học nào: nhưng chỉ muốn mặc khải ai là Thiên Chúa, một thiên Chúa luôn bị thu hút bởi những kẻ đang lầm lạc.

***


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com