"Danh Chúa được vinh hiển trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người"
Trích thư thứ hai của Thánh Phao-lô Tông Đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
11 Vì thế, lúc nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho anh em: xin Thiên Chúa chúng ta làm cho anh em được xứng đáng với ơn gọi, và xin Người dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin.
12 Như vậy, danh của Chúa chúng ta là Đức Giê-su, sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người, chiếu theo ân sủng của Thiên Chúa chúng ta và của Chúa Giê-su Ki-tô.
1 Thưa anh em, về ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm và tập hợp chúng ta về với Người, tôi xin anh em điều này:
2 nếu có ai bảo rằng chúng tôi đã được thần khí mặc khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả quyết rằng ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ.
Sở dĩ Thánh Phao-lô thấy cần nói « lúc nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho anh em », là vì mọi việc không mấy đơn giản.
Cộng đồng Thê-xa-lô-ni-ca là một trong những cộng đồng tiên khởi do Thánh Phao-lô khởi xướng, và là cộng đồng đầu tiên trên đất Hy-lạp. Chúng ta còn nhớ chuyến đi rao giảng đầu tiên của ngài là ở Thổ-nhị-kỳ. Trong chuyến đi thứ hai thánh nhân mới đến Hy-lạp, trước hết tại thành Phi-líp-phê, sau đó đến Thê-xa-lô-ni-ca. Tất cả mọi nơi Thánh Phao-lô cùng các bạn đồng hành đến, họ đều áp dụng một cách xử lý: với tính cách là người tín hữu Do Thái, họ đến nguyện đường ngày Sa-bát ( tức là sáng Thứ Bảy), và nơi đây sau bài đọc Cựu Ước truyền thống, họ lên xin lời để tuyên xưng Đấng Mê-xi-a của Cựu Ước đã thật sự đến, qua Con Người Đấng Giê-su thành Na-da-rét đã bị đóng đinh, chết và sống lại tại Giê-ru-sa-lem, gần 20 năm về trước.
Tất cả mọi nơi đều xảy ra một cách tương tự như nhau. Một số người đến tham dự tin họ và xin được nhận phép Rửa. Thế nhưng dần dần thành công càng lớn càng tạo thêm nhiều kẻ thù càng ngày càng dữ tợn. Họ đến chống đối, phản biện đuổi ra khỏi nguyện đường, bắt bớ, bỏ tù, lấy cớ rằng với những ý tưởng mới như thế gây phiến loạn. Rồi một ngày, họ cũng phải bỏ ra đi để lại trong thành những người họ mới làm phép Rửa, chưa đủ thời gian để huấn luyện.
Tại Thê-xa-lô-ni-ca mọi sự diễn ra y chang như thế, và nếu ta theo dỗi Sách Công Vụ Tông Đồ, Thánh Phao-lô chỉ ở lại đấy trong thời gian ba ngày Sa-bát, tức là tối đa ba tuần lễ. Trong ba tuần lễ ấy thánh nhân phải lánh ra Thê-xa-lô-ni-ca để khỏi bị cầm tù. Ba tuần lễ để hoán cải, thật là ngắn ! Thật ra Thánh Phao-lô cũng chỉ cần một thời gian ngắn ngủi để trở lại, hoán cải trên đường Đa-mát, theo đúng nghĩa của nó, bởi ơn Đức Giê-su Ki-tô, nhưng sau đó ngài được huấn luyện lâu dài trong đức tin, từ các Ki-tô hữu khác.
Trong lúc các Ki-tô hữu mới thành Thê-xa-lô-ni-ca chỉ có ba tuần để hoán cải…nhưng – sau bài giảng đầy nhiệt huyết của Thánh Phao-lô, họ cũng có thể đứng một mình trước những người anh em Do Thái từ chối sự hoán cải ấy…Cũng như mọi khi, bao giờ một tôn giáo mới chưa được công nhận như một tôn giáo thật sự, họ bị gán là một tà giáo. Những Ki-tô hữu tiên khai đã sống điều ấy.
Đấy là một khó khăn đầu tiên các tân tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca phải gánh chịu: vừa nhận được phép Rửa, họ bị bỏ lại một mình. Thánh Phao-lô phải ra đi và họ ở lại đối diên với những người Do Thái, những thân nhân, bạn bè hôm qua, hôm nay bổng nhiên trở thành những người bách hại họ. Thật là một thử thách cam go. Đây là lý do thứ nhất Thánh Phao-lô có lý do để nói : « lúc nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho anh em ».
Nhưng thánh nhân có một lý do thứ hai nhưng trên bình diện khác. Thật vậy, có một khó khăn thứ hai cho cái cộng đồng còn trẻ này phải một mình đối đầu, đó là họ không biết « chuyện gì đang xảy ra », « tinh thần dao động » như Thánh Phao-lô nói : lúc bấy giờ ta đã biết Đấng Mê-xi-a, Nước Trời đã đến với Chúa Ki-tô Phục Sinh, chúng ta đang trong thời cánh chung, thế thì ta bỏ hết. Hình như có người bỏ việc đang làm. Có người không đến nỗi như thế nhưng dễ dàng nghe mọi tiếng đồn những hiện tượng nọ kia hay những mặc khải này nọ về tận thế. Những người còn yếu có nguy cơ bị lung lạc.
Thánh Phao-lô cảnh báo : « 1 Thưa anh em, về ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm và tập hợp chúng ta về với Người, tôi xin anh em điều này: 2 nếu có ai bảo rằng chúng tôi đã được thần khí mặc khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả quyết rằng ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ » Văn bản Va-ti-ca-nô II Dei Verbum về mặc khải cũng có nói cho Ki-tô hữu ngày nay : « Không có một mặc khải công khai nào trước ngày Chúa Giê-su Ki-tô đến trong vinh quang ». Chúng ta không nên bị một ai làm sợ hãi, không bối rối nhưng hãy tin tưởng chờ đợi với tất cả lòng cậy trông công trình Thiên Chúa thực hiện. Và nếu chúng ta tin vào Thánh Phao-lô sẽ có sự mặc khải công khai : « danh của Chúa chúng ta là Đức Giê-su, sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người, chiếu theo ân sủng của Thiên Chúa chúng ta và của Chúa Giê-su Ki-tô »
Chờ đợi với lòng cậy trông không có nghĩa là ngồi thụ động. Đó chính xác là điều Thánh Phao lô muốn nói. Không thể nào rõ hơn. Chính Thiên Chúa lấy sáng kiến : Ngài có một dự án cho chúng ta, Ngài kêu gọi chúng ta như ngài nói: «: xin Thiên Chúa chúng ta làm cho anh em được xứng đáng với ơn gọi », chứ không phải cho lý do chúng ta thụ động, trái lại. Thánh Phao-lô tiếp tục cầu nguyện : «… xin Người dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin ». Chuyện xảy ra với Da-khêu cũng đúng như thế : chính Chúa Giê-s đã lấy sáng kiến đến nhà ông ấy, một cách mời gọi Giao Ước với Thiên Chúa, giữa dòng đời thực tế của ông, đời không mấy phù hợp với Giao Ước, làm như thế Ngài mặc khải cho chúng ta không bao giờ mất Chúa. Từ đó trong đoạn sau đời mình, Da-khêu có thể thay đổi cuộc sống làm cho đời mình thích hợp với dự án Thiên Chúa.
Đây là thông báo cho dân thành Thê-xa-lô-ni-ca và cho chúng ta : Chúa gọi trong đời sống hằng ngày chúng ta, không nên chần chừ gì nữa.
***