Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Ki-tô.
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
10 31 Thưa anh em, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.
32 Anh em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai, dù là cho người Do-thái hay người ngoại, hoặc cho Hội Thánh của Thiên Chúa ;
33 cũng như tôi đây, trong mọi hoàn cảnh, tôi cố gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích lợi cho riêng tôi, nhưng cho nhiều người, để họ được cứu độ.
11 1 Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Ki-tô.
Có hai bài học từ Bài đọc 2 này : Trước hết là một xác tín Thần học giúp chúng ta xem lại đời sống thường nhật của chúng ta ; bài thứ hai về thái độ cư xử của chúng ta.
Xác tín về Thần học : Chúa đã không màng nhận lấy thân phận làm người thì không có một phương diện nào trong cuộc sống chúng ta là đáng khinh chê. Chúa giống chúng ta toàn diện thì ngược lại chúng ta cũng có thể như thế. Vì hành động để tôn vinh Thiên Chúa bằng bất cứ một cử chỉ gì dù thông thường đến đâu cũng làm chúng ta giống phần nào Thiên Chúa. Từ nay chúng ta không thể nói một hành động nào dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, là « tầm thường ». ! Không có gì là đáng khinh hay bất xứng ; mỗi việc làm của chúng ta đều có giá trị trước mặt Chúa. Từ ngày thánh Gio-an mặc khải cho chúng ta Ngôi Lời nhập thể, chúng ta ý thức rằng tất cả đời sống thể xác của chúng ta cũng có thể là một mặc khải về Thiên Chúa. Lẽ ra không nên nói là « Mầu-nhiệm Nhập Thể» mà nên nói là « Kỳ Công Nhập Thể ». Đây là một thông tin thật mới lạ : Tất cả những cử chỉ thông thường nhất cũng có thể là một hành động thánh đức, làm ta sống với Chúa. Tuy nhiên nếu chúng ta tin nơi thánh Phao-lô thì những hành động đó có thể là một cản trở cho người khác :
32 Anh em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai, dù là cho người Do-thái hay người ngoại, hoặc cho Hội Thánh của Thiên Chúa ;
Ở đây được đặt ra một vấn đề cho lương tâm của những người Ki-tô mới vô đạo về tục lệ người ngoại, cúng bái thịt thà cho các thần lương. Các thứ thịt này một phần được đem ra chợ bán : câu hỏi đặt ra cho người Ki-tô hữu có quyền ăn các thứ thịt cúng đó không ? (Đoạn này xin xem lại bài về 1Cr 9,22). Câu hỏi này bao gồm vấn đề rộng lớn hơn về sự tự do : Chương 6 tới 11 thư thứ nhất gửi dân thành Cô-rin-tô triển khai về cách cư xử của Ki-tô hữu.
Thánh Phao-lô lập lại hai lần (6 : 12 và 10 : 23)
« Tôi được phép làm mọi sự"; nhưng không phải mọi sự đều có ích » ; « Được phép làm mọi sự"; nhưng không phải mọi sự đều có ích »
Điều này có nghĩa là người tin vào Đức Giê-su Ki-tô không sống với một chế độ bó buộc và cấm đoán. Ngay đối với thánh Phao-lô dù được giáo dục phải tuân theo và yêu quý Luật Do Thái, cũng là một khám phá chủ yếu. Tất cả những luật lệ phức tạp, chính xác, tỉ mỉ về cắt bì, nghi lễ tắm gội, ngày sa-bát, tất cả đều được bãi bỏ. Chúa không đòi hỏi hay bó buộc những điều đó. Không ai có thể áp đặt chúng ta phải tuân theo những điều bó buộc đó nhân danh Thiên Chúa chỉ trừ luật tình yêu. Khi thánh Phao-lô còn sống luật Do-thái, ngài tưởng làm vui lòng Thiên Chúa khi trung thành tuân giữ 613 điều luật của các kinh sư ; nhưng khi Thánh nhân trở nên Ki-tô hữu, ngài khám phá ra ta « không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng. » ( Rm 6 : 14)
Dĩ nhiên sự tự do không phải một chứng chỉ cho phép làm bất cứ điều gì !.
23 "Được phép làm mọi sự"; nhưng không phải mọi sự đều có ích.( 1Cr 10 : 23)
Trước hết không phải thoát ra luật Do Thái để rơi vào một lề luật khác. Trong thư Ga-lát ngài nhấn mạnh rằng:
1 Chính để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa (Gl 5 : 1)
Điều thứ hai là còn một điều răn, điều duy nhất để dẫn dắt cả cuộc đời chúng ta đó là điều răn Yêu thương. Thánh Au-gút-ti-nô đã tóm lược cả luận thuyết của thánh Phao-lô trong một phương châm « Hãy yêu thương rồi làm gì cũng được ». Có nghĩa là chúng ta tự do lấy sáng kiến, tự do sáng tạo một cách ứng xử thế nào trong mỗi tình huống trong đời, nhưng một điều quan tâm duy nhất phải là kim chỉ nam của mọi chọn lựa của chúng ta, đó là phải chú ý đến kẻ khác « 32 Anh em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai, dù là cho người Do-thái hay người ngoại, hoặc cho Hội Thánh của Thiên Chúa »;
Có thể hiểu là không xúc phạm đến kẻ khác. Câu trước của bài hôm nay thánh Phao-lô nói :
« 23 "Được phép làm mọi sự"; nhưng không phải mọi sự đều có ích. "Được phép làm mọi sự"; nhưng không phải mọi sự đều có tính cách xây dựng. » (1Cr 10 : 23)
Chúng ta cũng nhớ lại trong thư Cô-rin-tô này về tiêu chuẩn xử dụng các ơn sủng nhận được « tất cả những điều ấy đều phải nhằm xây dựng Hội Thánh. » (1Cr 14 : 26).
Ở đây ngài có câu tương đương như thế nhưng với hình thức khác « 24 Đừng ai tìm ích lợi cho riêng mình, nhưng hãy tìm ích lợi cho người khác » (1Cr 10 : 24)
Sau đó có một lời khuyên đáng ngạc nhiên 33 cũng như tôi đây, và hãy bắt chước tôi
Dĩ nhiên không phải thánh Phao-lô kiêu ngạo nhưng đó là lời khuyên của một người đã trải nghiệm qua bao nhiêu khó khăn. Thánh nhân là người Do-thái, có văn hoá Hy-lạp đã đi từ đạo Do-thái đến đạo Ki-tô, nên hiểu rõ « Rao giảng Tin Mừng » phải tôn trong sự khác biệt của mọi người.
33 cũng như tôi đây, trong mọi hoàn cảnh, tôi cố gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích lợi cho riêng tôi, nhưng cho nhiều người, để họ được cứu độ.
11 1 Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Ki-tô.
Chúng ta nhìn thấy Đức Ki-tô đón tiếp mọi người, ngay cả những người bị cách ly như những người phong hủi (Trong Tin Mừng hôm nay)
Tôn trọng tiếp đón người, hoà mình với người nhưng không mất cá tính, đó là hai lời khuyên cho cách hành xử của chúng ta trong thường nhật. Tuy nhiên phải từ từ học hỏi để nhận định thế nào là tự do một cách thực tế : Có Chúa Thánh Thần để chúng ta được như thế.
***