Đ.Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương,
vì chúng con đắc tội với Ngài.
3Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.
4Xin rửa con sạch hết lỗi lầm
tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.
Đ.Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương,
vì chúng con đắc tội với Ngài.
5Vâng, con biết tội mình đã phạm,
lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.
6aCon đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
dám làm điều dữ trái mắt Ngài.
Đ.Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương,
vì chúng con đắc tội với Ngài.
12Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.
13Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh,
đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài.
Đ.Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương,
vì chúng con đắc tội với Ngài.
14Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ,
và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con ;
17Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con,
cho con cất tiếng ngợi khen Ngài.
Đ.Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương,
vì chúng con đắc tội với Ngài.
Câu Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con,cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Là câu đầu tiên của Kinh Phụng Vụ buổi sáng. Câu này rút từ Tv 50 (51). Chỉ câu này thôi là cả một bài học : Những lời Ngợi khen và Tạ ơn được thực hiện chỉ khi nào Thiên Chúa mở lòng mở miệng chúng ta mà thôi. Thánh Phao-lô, cũng có ý đó nhưng phát biểu cách khác :
« Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi » (Rm 8,15b)
Điều này làm cho tôi nhớ tới một cử chỉ của Chúa Giêsu trong Tin Mừng thánh Mac-cô, khi Chúa chữa lành người câm-điếc. Ngài chạm vào tai và lưỡi của người bệnh và nói « Ê-pha-ta », có nghĩa là hãy mở ra, và ngay từ đó các người hiện diện thốt lên một câu trongThánh Kinh dành cho Chúa « 5 Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. »( Is 35,5). Hơn nữa ngày hôm nay có vài nơi cử hành Bí Tích Rửa Tội người cử hành Bí Tích lập lại các cử chỉ ấy của Chúa Giê-su : « Chúa Giê-su đã làm cho người điếc được nghe, người câm biết nói ; nguyện xin Ngài cho con biết nghe Lời Chúa và tuyên xưng đức tin để ca ngợi và tôn vinh Đức Chúa Cha »
Đừng tưởng rằng Chúa khao khát lời ca tụng như vua chúa trần thế. Điều này là làm lợi cho chúng ta, làm cho chúng ta lớn lên, đáng giá hơn. Như thánh Au-gut-ti-nô nói « tất cả những gì con người làm cho Thiên Chúa là làm lợi cho con người chứ không cho Thiên Chúa ». Lời ca ngợi của dân It-ra-en dâng cho Thiên Chúa, là để nói lên lòng biết ơn tràn trề hồng ân được lãnh nhận từ nguyên thuỷ lịch sử của dân Ngài chọn. Bài Thánh-vịnh 50 này được viết lên chính là để được xướng lên trong các nghi lễ sám hối. Điều này chứng minh rằng lời nguyện quan trọng nhất trong các nghi lễ sám hối là những lời biết ơn các hồng ân và tha thứ nhận được từ Thiên Chúa. Phải bắt đầu bằng nhìn ngắm Chúa, và sau đó chúng ta mới khám phá sự khác biệt giữa Ngài với chúng ta, và từ đó chúng ta có thể nhìn nhận chúng ta là kẻ tội lỗi. Nghi lễ hoà giải nói rõ ngay từ đầu :« Chúng ta tuyên xưng tình yêu của Chúa cùng lúc chúng ta xưng tội của chúng ta »
Dân tộc It-ra-en có thể xác minh nghìn lần rằng « ĐỨC CHÚA! ĐỨC CHÚA! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín »( Xh 34,6), như Lời Ngài đã mặc khải cho Mô-sê trong sa mạc. Các tiên tri cũng truyền lại lời tuyên xưng ấy và các câu chúng ta vừa đọc đó là toàn những lời của I-sa-ia và Ê-dê-ki-en. Ví dụ như trong I-sa-ia :
« 25 Nhưng chính Ta đây, vì danh dự của Ta,
Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi,
và không còn nhớ đến lỗi lầm của ngươi nữa » ( Is, 43,25)
Hay là « :
« 22 Ta sẽ làm cho tội của ngươi tan ra như làn khói,
lỗi của ngươi biến mất tựa áng mây.
Hãy trở lại cùng Ta, vì Ta là Đấng cứu chuộc ngươi. » ( Is 44,22)
Hay trong
« 25 Rồi Ta sẽ rảy nước thanh sạch trên các ngươi và các ngươi sẽ được thanh sạch,
các ngươi sẽ được sạch mọi ô uế và mọi tà thần » ; (Ed 36,25)
23 Chúng sẽ không còn ra ô uế vì những ngẫu tượng, những đồ gớm ghiếc và mọi tội ác của chúng nữa.
Ta sẽ cứu chúng thoát khỏi mọi nơi chúng đã ở và đã phạm tội;
Ta sẽ thanh tẩy chúng. Chúng sẽ là dân của Ta; còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng (Ed 37,23)
Dân It-ra-en lập đi lập lại lời tuyên xưng lòng thương xót của Chúa để nhìn nhận tội lỗi. Gần như trong tất cả các thánh vịnh đều có những lời tuyên xưng đó. Cũng như Mô-sê một ngày nọ nói với họ« Anh (em) phải nhớ, đừng quên rằng anh (em) đã chọc giận ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), trong sa mạc. Từ ngày anh (em) ra khỏi đất Ai-cập cho đến khi tới đây, anh em đã phản nghịch chống lại ĐỨC CHÚA » (Đnl 9,7) Lời thú tội thường không đi vào chi tiết ( Không bao giờ có chi tiết trong các Thánh vịnh đền tội). Thế nhưng điều quan trọng đã được nêu ra trong lời thỉnh cầu sau đây »
« 3Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm » và Thiên Chúa đầy lòng nhân hậu- nghĩa là bị thu hút bởi sự khốn khổ- không đợi gì hơn là chúng ta nhìn nhận sự nghèo hèn của chúng ta. Chữ thương xót có cùng một nghĩa gốc với chữ bố thí. Nói trắng ra chúng ta là những kẻ ăn xin trước mặt Thiên Chúa.
Đọc tới đây làm sao quên được dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng ( Lc 15). Khi nó về nhà cha nó, mặc dù vì những lý do không vinh quang cho lắm, Chúa cho nó nói lên một câu của thánh vịnh 50 (51)
« Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa » và chỉ với câu đó sợi dây liên lạc đã bị đứt đoạn nay được nối lại. Chúng ta có thể đọc thánh vịnh này với ánh sáng của bài dụ ngôn trên.
***