"Người đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại."
Trích thư thứ nhất của Thánh Phê-rô Tông đồ.
Đức Ki-tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em.
16 Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống,
17 bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.
18 Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi -Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh
Nếu phải tóm tắt những hàng trên đây, hình như chúng ta có thể nói rằng: hỡi anh em, bây giở đến lược anh em ăn ở giống Chúa Ki-tô. Ngài cũng bị kết án, vu khống, đe dọa, nhưng Ngài không chệch hướng; đến phiên anh em, anh em cũng phải có thể trả lời với những đối phương anh em.
Từ đoạn này - không có những thông tin gì chính xác về những người đến nghe Thánh Phê-rô - có thể luận ra các ông phải chịu nhiều điều phật ý và những lời chế nhạo từ những dân ngoại. Họ không bị bách hại công khai nhưng bị chống đối ngầm; họ phải giải thích, mỗi lần từ chối vài hành động người ngoại, ví dụ như hiến tế cho các thần linh « hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. » (c15), đó là cách nói: đừng tin vào ai khác. Lời khuyên ấy vẫn còn giá trị ngày nay cho chúng ta: Ki-tô hữu chúng ta không sợ ai hết: đức tin và lòng trông cậy nơi Chúa phải luôn không lay chuyển.
Giai đoạn đầu tiên: đó là điều xảy ra thâm sâu trong lòng chúng ta khi cầu nguyện: « Đức Ki-tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em » (c15). Giai đoạn thứ hai, là dám nói lên lòng cậy trông chúng ta, sẵn sàng nói lên những gì chúng ta chờ đợi « Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. » (c15). Trong câu này chúng ta chỉ thường nhớ phần đầu… « Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời… », thế nhưng Thánh Phê-rô khuyên chúng ta không nên nói ra trước. Đối với ngài, chúng ta chỉ chú tâm trả lời các câu hỏi của người chung quanh. Và những câu hỏi ấy chỉ nảy mầm khi tất cả cuộc sống của chúng ta là chứng tá cho lòng cậy trông: khi ấy những người thấy chúng ta sống, thế nào cũng đặt câu hỏi từ đâu đến lòng cậy trông bất diệt của chúng ta. Chúng ta chỉ làm chứng cho Chúa Giê-su Ki-tô chỉ khi trước tiên chúng ta sống hy vọng.
Có lẽ phải hiểu trong hướng ấy câu sau đây của Chúa Giê-su: « Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời. » (Mt 5, 16). Anh em hẳn biết câu nói của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI, là một biến dạng cùng một đề tài: « Người thời đại chúng ta cần những chứng nhân hơn những người thầy giảng… và họ nghe những người thầy chỉ khi những người này là chứng nhân ».
Người tín hữu Ki-tô hướng lòng tin về điều gì ? – Đó là chiến thắng sự dữ. Thánh Phê-rô diễn giải ở đây cho đọc giả câu khích lệ của Chúa Ki-tô để lại cho các Tông đồ: « can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian » (Ga 16, 33). Điều thế gian chờ đợi chúng ta làm chứng là sự dữ không phải là số mệnh: thế gian chờ đợi chúng ta không bao giờ buông tay trước sự dữ, hận thù và bạo lực.
Chứng tá không khoa trương: « Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng » như Thánh Phê-rô nói. Sự hiền hoà và kính trọng ấy luôn luôn có trong chúng ta làm cho chúng ta có thể hiểu câu: « Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống, » (c16). « chính họ phải xấu hổ », dĩ nhiên không thể nào tưởng tượng, người Ki-tô hữu sống luật yêu thương Chúa Ki-tô không có việc gì làm là làm cho người khác phải xấu hổ, theo nghĩa chúng ta thường hiểu. Ở đây có nghĩa là, làm chứng cho đức tin, đức cậy và tình thương cho nhau, làm cho người khác đặt lại vấn đề cho chính những lời dèm pha của mình. Có lẽ sẽ làm cho họ đem lòng hoán cải: « Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.» ( Mt10, 18).
Ý nghĩa ngầm bài này khiến chúng ta đoán ra Thánh Phê-rô nao nức biết bao, muốn gẫm suy từ những bài ca Người Tôi Trung trong sách tiên tri I-sa-i-a. Suốt chiều dài của bốn bài ca vẽ lên dung nhan - mẫu người tín hữu: được Lời Chúa dạy dỗ, sống mật thiết với Chúa và đặt hết tin tưởng nơi Ngài. « Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, » (Is 42, 2) nhưng « Nó không yếu hèn, không chịu phục » (c4); « này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất. » (Is 49, 6). « vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng. » (Is 50, 7 ); sau cùng « chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề. » (Is 53, 4). Thánh Phê-rô quả quyết: « Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội » (c18). Cách nói « một lần » này là một lời kêu chiến thắng. Thế giới sự dữ và tội lỗi vĩnh viễn thất bại trong sự vâng lời của Người Con.
« Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh » (c18): chữ thân xác theo nghĩa Thánh Kinh là những yếu đuối loài người, vốn là phải chết. Các kẻ thù của hắn chỉ có thể chạm đến hắn là thế ; chúng không thể làm gì chống lại được Thần Khí tình yêu vì chính đó là nguyên tắc của sự sống: bởi vì Ngài đầy Thần Khí Thiên Chúa, sự chết không thể nào giữ Ngài trong quyền lực của sự dữ được, như Thánh Phao-lô nói. Trái lại Thần khí sẽ làm Ngài bước qua sự chết và làm nảy sinh sự sống, bởi vì Thần Khí, thể hiện ngày nhận phép Rửa là Thần Khí sự sống: « Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. » (Mt 10, 28). Chính Thần Khí ấy đã ngự trong chúng ta ngày nhận lãnh bí tích Rửa Tội: kể từ nay chúng ta biết rằng ngày chúng ta phải chạm trán với sự chết trong thân xác như Chúa Ki-tô, Thần Khí sẽ trả lại sự sống như Ngài. Đó là đĩnh cao của lòng cậy trông chúng ta.
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương