Lời Chúa CN

THÁNH VỊNH CN LỄ CHÚA BA NGÔI Năm A (Đn 3, 52-56) 11/06/2017

"Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời."

 

(52) "Lạy Chúa, chúc tụng Ngài là Thiên Chúa tổ tiên chúng con, xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời. Chúc tụng danh thánh Ngài vinh hiển, xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.
(53) Chúc tụng Chúa trong thánh điện vinh quang, xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.
(54) Chúc tụng Chúa trên ngôi báu cửu trùng, xin dâng lời ca tụng suy tôn muôn đời.
(55) Chúc tụng Chúa, Đấng ngự trên các thần hộ giá mà thấu nhìn vực thẳm, xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.
(56) Chúc tụng Chúa trên vòm trời tận chốn cao xanh, xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.

 

Để giới thiệu sách Đa-ni-en trong ấy chúng ta vừa nghe bài Thánh Ca Đa-ni-en, tôi xin bắt đầu bằng một sự so sánh. Trong những năm 1980 xứ Xlô-va-ki dưới sự đô hộ của Liên Xô, có một nữ diễn viên trẻ người Tiệp Khắc sáng tác và trình diễn nhiều lần một vở kịch về thánh nữ Jeanne d’ Arc lấy đề tựa là « Đêm Thánh Nữ Jeanne ». Thật tình câu truyện Thánh Nữ Jeanne d’Arc đánh đuổi quân Anh năm thế kỷ về trước không liên quan gì đến người dân Tiệp. Vì thế khi kịch bản đến tay công an, họ thấy không có gì trái phép. Thế nhưng đối với những ai hiểu ngụ ý thì có một sứ điệp rất rõ ràng: những gì người thiếu nữ 19 tuổi có thể làm tại Pháp với ơn Chúa trợ giúp, chúng ta cũng có thể làm như vậy. Bề mặt vở kịch nói đến người Pháp, quân Anh và thiếu nữ trẻ Jeanne trong thế kỷ XV, nhưng nếu đọc kỹ thì sẽ hiểu rõ đây là người Tiệp và quân đội Liên Xô của thế kỷ XX.

Sách Đa-ni-en (được viết khi bị Thổ Nhĩ Kỳ đô hộ vào thế kỷ thứ II) cũng tương tự như thế. Tác giả cũng giống như nữ tài tử trẻ kia. Ở đây được miêu tả không phải câu truyện của Thánh Nữ Jeanne d’ Arc, nhưng của một người nọ tên Đa-ni-en cũng đã sống nhiều thế kỷ trước và lòng tin của anh thắng mọi thử thách và bách hại. Ngoài mặt, sách kể lại tại Ba-by-lon và sự bách hại của vua Na-bu-cô-đô-nô-so vào thế kỷ thứ VI, nhưng đây chỉ là ngụ ý, ai cũng hiểu đó là nói về kẻ độc tài Hy-lạp An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê của thế kỷ thứ II.

Một trong những đoạn kể trong sách Đa-ni-en, đó là câu truyện nhục hình hành hạ ba thanh niên từ chối thờ lạy pho tượng đúc bằng vàng do vua Na-bu-cô-đô-nô-so cho tạc ra: họ bị bỏ vào một lò lửa. Tác giả cố tình miêu tả thật bi đát, cảnh nhục hình thật ghê tởm. Vì thế lòng tin của ba người trẻ và phép lạ càng vĩ đại. « Bấy giờ vua Na-bu-cô-đô-nô-xo … ra lệnh cho những người lực lưỡng nhất trong quân đội của vua trói Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô và quăng họ vào lò lửa đang cháy phừng phực. Bấy giờ những người này bị trói lại, vẫn mặc nguyên cả áo ngoài, áo trong, mũ nón, giày dép và bị quăng vào lò lửa đang cháy phừng phực » (Đn 3, 19-21)

Phép lạ thứ hai, mặc dù bị trói, họ đi giữa lửa bừng bừng cháy, hát vinh danh Thiên Chúa. Và nhất là một phép lạ thật sự là họ xét mình cho cả dân tộc, làm một chứng tá tốt đẹp của sự hoán cải. Dĩ nhiên tác giả mời gọi mọi đọc giả hiệp ý cầu nguyện: « Lạy Chúa, chúc tụng Ngài là Thiên Chúa tổ tiên chúng con, xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời. Chúc tụng danh thánh Ngài vinh hiển, xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.
(53) Chúc tụng Chúa trong thánh điện vinh quang, xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.
(54) Chúc tụng Chúa trên ngôi báu cửu trùng, xin dâng lời ca tụng suy tôn muôn đời.
(55) Chúc tụng Chúa, Đấng ngự trên các thần hộ giá mà thấu nhìn vực thẳm, xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.
(56) Chúc tụng Chúa trên vòm trời tận chốn cao xanh, xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.
(57) Chúc tụng Chúa đi, mọi công trình của Chúa, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn. (58) Chúc tụng Chúa đi, các thiên sứ của Người, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(59) Chúc tụng Chúa đi, chín tầng trời thăm thẳm, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(60) Chúc tụng Chúa đi, nguồn nước tận cao xanh, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(61) Chúc tụng Chúa đi, mọi cơ binh thượng giới, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(62) Chúc tụng Chúa đi, mặt trời với mặt trăng, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(63) Chúc tụng Chúa đi, hỡi tinh tú trên trời, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(64) Chúc tụng Chúa đi, nào mưa sương tất cả, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(65) Chúc tụng Chúa đi, mọi luồng gió cơn dông, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(66) Chúc tụng Chúa đi, sức nóng với lửa hồng, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(67) Chúc tụng Chúa đi, trời nồng và khí lạnh, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(68) Chúc tụng Chúa đi, nào sương đọng mưa tuôn, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(69) Chúc tụng Chúa đi, kìa thời đông tiết giá, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(70) Chúc tụng Chúa đi, này băng phủ tuyết rơi, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(71) Chúc tụng Chúa đi, hỡi đêm ngày đắp đổi, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(72) Chúc tụng Chúa đi, ánh sáng và bóng tối, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(73) Chúc tụng Chúa đi, chớp giật với mây trôi, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(74) Chúc tụng Chúa đi, tất cả mười phương đất, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(75) Chúc tụng Chúa đi, này đồi xanh núi biếc, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(76) Chúc tụng Chúa đi, kìa hoa lá cỏ cây, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(77) Chúc tụng Chúa đi, hỡi suối nước tràn đầy, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(78) Chúc tụng Chúa đi, nào sông sâu biển cả, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(79) Chúc tụng Chúa đi, kình ngư cùng thủy tộc, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(80) Chúc tụng Chúa đi, hết mọi loài chim chóc, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(81) Chúc tụng Chúa đi, gia súc lẫn thú rừng, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(82) Chúc tụng Chúa đi, hỡi phàm nhân dương thế, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(83) Chúc tụng Chúa đi, dòng dõi Ít-ra-en, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(84) Chúc tụng Chúa đi, tư tế phụng thờ Chúa, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(85) Chúc tụng Chúa đi, tôi tớ phục vụ Người, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(86) Chúc tụng Chúa đi, hồn thiêng hàng công chính, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(87) Chúc tụng Chúa đi, người thánh kẻ khiêm nhường, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
(88) Chúc tụng Chúa đi, này Kha-na-ni-a, A-da-ri-a và Mi-sa-ên hỡi, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn. Vì Người đã kéo ta ra khỏi âm phủ, đã cứu ta khỏi tay tử thần, và đã giải thoát ta khỏi lò lửa nóng bừng, khỏi lửa hồng đốt cháy.
(89) Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
(90) Hỡi tất cả những ai kính sợ Chúa, hãy chúc tụng Chúa là Thần các thần, hãy dâng lời tạ ơn và ca tụng, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương »

Các bạn hẳn biết đoạn sau câu truyện, lửa càng cháy mạnh càng nhiều đao phủ phải chết, trong lúc ba người tử vì đạo đi đi lại lại trên cánh hoa hồng tươi mát. Trong lúc ấy giữa những ngọn lửa vang lên một bài ca đẹp nhất nhân loại từng sáng tác, đó là những câu đầu chúng ta vừa đọc trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi.

« Lạy Chúa, chúc tụng Ngài là Thiên Chúa tổ tiên chúng con ». Theo lời nguyện sám hối vừa rồi, chúng ta còn hiểu thêm những ngụ ý của những lời cầu khẩn ấy. Bài này nhắc lại Giao ước của Chúa với Áp-ra-ham, I-sa-ắc, và Gia-cóp (còn được gọi là Ít-ra-en): «Vì tình nghĩa với bạn thân Ngài là Áp-ra-ham, với tôi tớ Ngài là I-xa-ác, và kẻ Ngài thánh hoá là Ít-ra-en, xin Ngài đừng rút lại lòng thương xót đã dành cho chúng con. Ngài đã hứa làm cho dòng dõi họ đông đảo như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. » (Đn 3, 35-36)

Đấy là cách nhắc lại những lời hứa, nhưng cũng để nhắc lại Giao Ước được sống hằng ngày qua nhiều thế kỷ. Cuộc hành trình dài tìm đất hứa, và dòng dõi Chúa hứa cho Áp-ra-ham, I-sa-ắc, và Gia-cóp, một chương trình lâu dài tôi luyện dân được chọn để làm chứng tá giữa thế gian… Nhưng trên cuộc hành trình dài, có khi bị vấp ngã và từ ngữ sau đây « Thiên Chúa tổ tiên chúng con » còn hơn là nhắc lại biết bao lần Chúa tha thứ, vượt qua không mệt mỏi những lần bất trung của dân Ngài.

« Chúc tụng danh thánh Ngài vinh hiển ». Danh Chúa, tức là chính Thiên Chúa, nhưng vì quá kính trọng Ngài, người ta gọi danh Thánh Ngài để không gọi là Chúa. « Chúc tụng Chúa trong thánh điện vinh quang »(c53). Câu này giúp chúng ta xác định lịch sử bài thánh vịnh! Nội dung không hợp với giả thuyết bài này viết trong lúc bị đày sang Ba-by-lon: đền thánh đã bị tàn phá do quân của Na-bu-cô-đô-nô-so, và ở đó không ai có thể hát lên như thế! Ngược lại, tại Giê-ru-sa-lem, dưới thời vua Hy-lạp An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê thay vì thờ phượng Chúa thật, ông ta bắt buộc thờ phượng chính ông ta, vì thế thật quan trọng phải tiếp tục tuyên xưng chỉ có Thiên Chúa là Chúa, cho dù nguy cho tính mạng, và Đền thờ là thánh thiêng vì nơi đó ngự trị vinh quang Thiên Chúa.

Hơn nữa các câu « Chúc tụng Chúa trên ngôi báu cửu trùng (c54); Đấng ngự trên các thần hộ (c55) » là những ngụ ý rất cụ thể nói về nội thất của Đền: trong phòng « Cực Thánh » thời vua Sa-lô-mon, có hòm bia Giao Ước, đó là cái hòm bằng gỗ ở trên có hai tượng thiên thần (Kerubim), hai thú vật có cánh trên đó, vô hình nhưng chắc chắn có sự hiện diện của Thiên Chúa.

Xin nhắc lại thời có nhiều xác tín, thời ấy mặc nhiên mọi người biết rằng Thiên Chúa ở giữa Đền của Ngài, có nghĩa là ở giữa dân Ngài. Tác giả sách Đa-ni-en cố ý hát lên bài ca vinh thắng. Vốn là một ngôn sứ giỏi, ngài hết lòng tin tưởng cho dù các thế lực của thần dữ có thể kích động, chúng cũng không thể thắng được. Trong cơn bão táp các dân tộc đang trải qua, sứ điệp này cũng rất cần cho chúng ta.

***

 Tác giả: bà Marie-Noelle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com