Lời Chúa CN

Bài đọc 2 CN III Mùa Chay Năm B (1Cr,22-25) 08/03/2015

 

Chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.

Thư thứ 1 Thánh Phao lô Tông đồ gửi tín hữu Corintô

 

22Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan,

23 thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.

24 Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp,  Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

25 Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.

Bài Thánh Kinh đáng kính hôm nay không có một vết nhăn già nua nào! Thật vậy chúng ta cảm thấy hoàn toàn bất lực khi muốn biện chứng cho đức tin chúng ta để thuyết phục một người nào. Thật nản chí  ! Nếu người đối thoại với chúng ta không có đức tin, tất cả những lý lẽ của chúng ta dù có sắc bén đến đâu cũng không thể thuyết phục được. Trong bài đọc hôm nay, thánh Phao-lô nói: Vấn đề đó là vấn đề muôn thuở, và lại với đề tài này thì không lạ gì. Chương trình của Thiên Chúa vượt khỏi mọi lý lẽ của con người, hoàn toàn xa lạ với chúng ta, xa lạ đến nỗi có vẻ vô lý,  không Lô-gic chút nào.Thánh Phao-lô bảo nên đề cập vấn đề bằng cách khác : không phải chỗ của chúng ta là bảo Chúa nên làm cách nào để cứu nhân loại. Chúng ta chỉ có thể tìm hiểu Chúa như thế nào, để học hỏi thay vì tìm cách dạy Ngài.

Thánh Phao-lô có hai ví dụ trước mắt: Người Do Thái và người Hy-lạp: Người Do Thái biết trước Nước Trời sẽ thể hiện như thế nào, đấng Mê-si-a sẽ đến như thế nào: người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ( câu22), thế mà Chúa không trả lời theo chiều hướng của họ… tức là Chúa đối với họ Chúa không phải là đấng Mê-si-a. Còn những người ngoại đạo Do Thái, như thánh Phao-lô nói: « còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan ». Thế nhưng triết lý của người Hy-lạp không thể đồng tình với đấng Giê-su xứ Na-da-rét và hành động của Ngài. Như thế không cần phải thảo luận. Tại A-tê-na không ai nghe thêm những chuyện mà họ gọi là chuyện tầm phào của thánh Phao-lô ! Cuối cùng thánh Phao-lô kết luận rằng mọi người đều chống lại chương trình của Chúa. Tất cả bị mù loà bởi chính những xác tín của mình.

Nhưng những ai, như thánh nhân và nhiều người chấp nhận nghe những lời thuyết giáo đó và trở nên có đức tin,nhìn ra mãnh lực của những lời này:  Thánh Phao-lô trước hơn ai hết đã bắt đầu bác đi với tất cả sức lực mình, với tất cả đức tin của mình, những lời thuyết giáo quá đáng ngược lai về đấng Giê-su thành Na-da-ret. Nói về những người có đức tin, thánh Phao-lô gọi là những ai được Thiên Chúa kêu gọi, Ngài muốn nói đức tin là một ơn gọi của Thiên Chúa, hay hơn thế nữa là một ân huệ của Chúa. Họ chỉ có thể tuyên xưng điều mà họ cho là một sự thật không thể chối cải được, mặc dù thật kỳ lạ: chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh. Thật vậy đối với người Do-Thái cũng như người Hy-lạp, thập giá vừa là một điều ô nhục vừa là điên rồ. Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.

Ô nhục theo nghĩa gốc có ý nói là điều gì làm cho vấp ngã, như hòn đá trên đường. Không phải lỗi ở người Do Thái vì họ đòi một dấu chỉ nơi đấng Mê-sia. Tất cả Cựu ước đều hứa rằng khi đấng Mê-si-a đến phải có những dấu chỉ chính xác (Phục hưng đời vua Đa-vít trên ngai Giê-ru-sa-lem và thiết lập một nền hoà bình toàn diện và vĩnh cửu). Về điều này, Chúa Giê-su làm họ thất vọng thật !

Điều quan trọng hơn thế nữa, Ngài chết bị đóng đinh trên thập giá. Sách Đệ nhị Luật nói rằng:« Khi một người có tội đáng phải án chết đã bị xử tử, và anh (em) đã treo nó lên cây,23 thì xác nó không được để qua đêm trên cây, nhưng anh (em) phải chôn ngay hôm ấy, vì người bị treo là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Anh (em) không được làm cho đất của anh (em) ra ô uế, đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em) làm gia nghiệp »( Đnl 21, 22-23)

Đối với những người Do Thái đã hành quyết đấng Giê-su, câu này của sách Đệ Nhị Luật đã làm họ an tâm : Đấng Giê-su đã chết vì đã phạm tội (như sách Đnl nói) vì ông phạm sự thánh vì tự xưng mình là  Mê-si-a, mà không phải là đấng Mê-si-a. Hơn nữa bao nhiêu lần ông không tuân theo luật Sa-bát. Đóng đinh ông vì phạm tội, biến ông thành một người bị nguyền rủa, vậy thì ông không thể là đấng Mê-si-a. Tất cả những điều đó thật hữu lý.

Những Ki-tô hữu trả lời lại rằng : Ngài không chết vì tội lỗi vì Ngài không bao giờ phạm tội. (Thế nhưng sách Đệ Nhị Luật xác định là một người tội lỗi) nhưng Ngài chấp nhận đau khổ để mở lòngchúng ta cho tình yêu không thể tin được của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Ngài không phải người bị nguyền rủa của sách Đệ nhị Luật. Ngài là người Tôi Trung của tiên tri I-sa-i-a. Thánh Phao-lô tỏ ra ở đây rất quen thuộc các sách của Tiên-tri I-sa-i-a, gọi là “bài ca Người Tôi Trung Đau Khổ”( Is 50 và 52-53): 

11 Nhờ nỗi thống khổ của mình,
người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện.
Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta,
sẽ làm cho muôn người nên công chính
và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ.

12 Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản,
và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt,
nó sẽ được chia chiến lợi phẩm,
bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân;
nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người
và can thiệp cho những kẻ tội lỗi.
( Is 53,11-12)

Các « Bài ca Người Tôi Trung » thật sự thuộc về Cựu Ước. : Đối với vài nguồn Thần học, đây là những lời tiên báo về đấng Mê-si-a, nhưng với những nét quá độc đáo, nhiều khi vì thế làm cho người ta có khuynh hướng quên lãng đi. Dĩ nhiên, đối với các người có đức tin, sau khi Chúa Phục sinh, đọc lại các bài này người ta thấy các bài ấy đầy ánh sáng. Cũng vì lẽ đó có nhiều tàn dư của những lời này trong các sách Tân Ước.

Còn đối với những ai cho rằng phương cách của Chúa không thích hợp với lý lẽ loài người, thánh Phao-lô chỉ có một câu trả lời, cũng trong thư thứ nhất cho dân thành Cô-rin-tô : « 18 Đừng ai tự lừa dối mình. Nếu trong anh em có ai tự cho mình là khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật.19 Vì sự khôn ngoan đời này là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa »( 1Cr 3, 18-19a)

Chúa Giê-su cũng đã nói

« "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.26 Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha » ( Mt 11,25)

Chúng ta chỉ biết trao những chứng tá đức tin chúng ta không có lời gì bào chữa : tất cả những lý luận đẹp đẽ của chúng ta không bao giờ dẫn một ai đến với đức tin. Trước mầu nhiệm của Chúa mặc khải, trong dung nhan hoàn toàn biến dạng của đấng Ki-tô treo trên thánh giá giữa hai tên trộm cướp, tất cả những lâu đài trí thức của chúng ta sẽ sụp đổ như cái lâu đài làm bằng những lá bài. Những người giảng đạo tầm thường như chúng ta nên an tâm …khi chúng ta cố gắng hết sức mình để thuyết phục một ai về đức tin của chúng ta, đừng  lo lắng về sự yếu kém của chúng ta ! Nó nằm trong cấu trúc tư tưởng của chúng ta rồi,  vì chúng ta không thể thấu hiểu mầu nhiệm ấy của Thiên Chúa. Không phải không có lý do gì mà giữa Thánh Lễ, chính lúc đọc kinh Vượt Qua, Chủ tế đọc « Đây là mầu nhiệm đức tin »

  ***

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com