"Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn trở lại"
Trích sách Khôn ngoan
13 Vì Chúa chăm sóc mọi loài.
Ngoài Ngài ra, chẳng còn thần nào khác
để Ngài phải chứng tỏ
rằng các phán quyết của Ngài không bất công.
16 Chính do sức mạnh của Chúa
mà Chúa hành động công minh,
và vì Chúa làm bá chủ vạn vật,
nên Chúa nương tay với muôn loài.
17 Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng,
thì Ngài tỏ sức mạnh ;
còn ai đã biết mà vẫn to gan, thì Ngài trị tội.
18 Nhưng Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh.
Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con,
nhưng có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn.
19 Làm như thế Chúa đã dạy dân rằng :
người công chính phải có lòng nhân ái.
Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề
là người có tội được Ngài ban ơn sám hối.
Phong tục tập quán văn chương thời Thánh Kinh không giống thời nay chúng ta: Họ không ngần ngại quy cho vị vua vĩ đại Sa-lô-môn, có tiếng yêu thích sự khôn ngoan, một quyển sách viết 900 năm sau đời vua ấy do một tác giả vô danh. Sách có đề tựa «Sách Khôn ngoan vua Sa-lô-môn», không liên quan gì đến vị vua lớn này, hay thậm chí nhìn nhận ngài là người đưa vào vương triều Giê-ru-sa-lem, sự quan tâm đến việc nghiên cứu triết học, những gì ngài lãnh hội từ Ai-cập. (Hoàng hậu, vợ ông là một công chúa Ai-cập).
Sách «Khôn ngoan vua Sa-lô-môn» bởi vì tên sách được gọi như thế, được viết bằng tiếng Hy-lạp, trên đất Hy-lạp vào những thập niên sau cùng trước khi Chúa Ki-tô đến, là một tập tiểu luận rao giảng đức tin cổ truyền Do-thái dành cho đọc giả văn minh Hy-lạp, đối với những người này tình yêu sự khôn ngoan (Triết học) là một đức tính cao cả nhất. Như triết gia, sự khôn ngoan hỏi: Thế nào là mãnh lực tâm lý? và làm thế nào để có thể được nó? Như tín hữu, Khôn ngoan trả lời: Chính Thiên Chúa, vì từ lòng nhân từ mới biết người ấy có sức mạnh «Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng, thì Ngài tỏ sức mạnh» (c17); trái lại, Thiên Chúa là Đấng không ngớt nhân từ vì Ngài là đấng duy nhất toàn năng: «Nhưng Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh. Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con, nhưng có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn.» (c18)
Ở đây, bài so sánh quyền năng Thiên Chúa với ý muốn quyền năng con người: Chính vì con người không có sức mạnh trong chính mình, vì thế họ thấy cần phô trương; ngược lại Thiên Chúa chứng tỏ quyền năng vô biên của Ngài bằng lòng từ bi và kiên nhẫn «Nhưng Ngài là Đấng công chính, cai trị muôn loài thật công minh. Và kết án kẻ không đáng trừng phạt là điều xa lạ đối với Chúa quyền năng.» (kn12, 15)
Tác giả nói trong bài này như ngôi vị thứ hai, vì bài được triển khai trước chúng ta như một lời kinh tạ ơn dài từ chương trước đó: «Quyền năng Chúa luôn luôn vĩ đại, ai chống nổi cánh tay dũng mãnh của Ngài? Nhưng Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.» (11, 21.23). Sách được viết rất trể sau này, vì thế không ngạc nhiên gì ta thấy lời nguyện này nói lên sự trưởng thành của đức tin dân Chúa chọn, sau bao nhiêu năm nhẫn nại theo phương pháp sư phạm của Chúa.
Nơi đây có hai mặc khải của dân Chúa, mặc khải về Thiên Chúa, mặc khải về con người. Trước tiên, sau bao nhiêu thế kỷ, có sự thay đổi nơi các tín hữu trong cách nhìn Thiên Chúa: Họ học được Thiên Chúa là đấng từ bi nhân hậu giàu lòng tha thứ («Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề là người có tội được Ngài ban ơn sám hối.» c19) rằng quyền năng của Ngài không huyên náo, nhưng là tình yêu thật sự, không có gì thắng được nhưng vẫn kín đáo. Từ đó - và đây là phương diện thứ hai của đức tin Ít-ra-en - cái nhìn về con người thay đổi và cùng với cái nhìn, lý tưởng con người cũng thay đổi. Nếu Chúa chỉ là tình yêu nhân hậu và chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài, thế thì dần dần ta phải từ bỏ mọi ý tưởng bạo lực và quyền thế: «Làm như thế Chúa đã dạy dân rằng: người công chính phải có lòng nhân ái.» (c19)
Hai ơn hoán cải ấy là một hành trình dài. Vì vấn đề của chúng ta, là phàm nhân, hai cái nhìn như thế không phải tự nhiên mà có: Mầu nhiệm Thiên Chúa tình yêu, vô phương với tới được bằng trí tuệ chúng ta: «Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy.» (Is55, 8-9) Cũng chính điều đó, vị tiên tri vĩ đại là Elia đã được mặc khải ở Hô-rép (1V19) (xem Chúa nhật XIX TN A): Thiên Chúa toàn năng không ở trong bảo táp, không ở trong lửa, trong động đất mà trong ngọn gió thoảng vi vu. Đến lượt Chúa Giê-su, Ngài cũng như thế; Chúa nói với các môn đệ: «Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em» (Mt20, 25-26) vì sao thế? Tại vì sứ mạng của chúng ta là quy tụ càng ngày càng nhiều hơn xung quanh Đấng «nương tay với muôn loài.» (Kn12, 19)
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương