Lời Chúa CN

BÀI ĐỌC 1 CN XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A (Gr 20, 7-9) 03/09/2017

"Người đã cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ"

Trích sách Tiên tri Giê-rê-mi-a

 

7 Lạy ĐỨC CHÚA, Ngài đã quyến rũ con,
và con đã để cho Ngài quyến rũ.
Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng.
Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng con.

8 Mỗi lần nói năng là con phải la lớn,
phải kêu lên: "Bạo tàn! Phá huỷ! "
Vì lời ĐỨC CHÚA mà con đây bị sỉ nhục và chế giễu suốt ngày.

9 Có lần con tự nhủ: "Tôi sẽ không nghĩ đến Người,
cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa."
Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim,
âm ỉ trong xương cốt.
Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!
 

( Xem suy niệm  CN XII TN A )

 

Đoạn này thuộc về lời « phân minh » của tiên tri Giê-rê-mi-a (có thể gọi là lời « tâm sự »). Ngài bày tỏ tâm tình sâu kín của ngài và những hàng chúng ta vừa đọc nói lên những tình cảm của ngài. Suốt đời ngài chỉ gặp những điều nghịch lý: niềm vui thâm sâu của ngài, lẽ sống của ngài, lòng tin của ngài… tất cả cũng là nguồn gốc mọi đau khổ. Đó là Lời Chúa. Điều này không được nêu lên rõ ràng nhưng chỉ có những ngụ ý. Chính vì ngài tuyên xưng Lời của Chúa « lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện » (2Tm 4, 2) như Thánh Phao-lô nói, vì lẽ ấy ngài bị bách hại, nhưng cũng chính những lời này mang lại cho ngài mãnh lực để tiếp tục.

« Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, » (Mc 6, 4) – Giê-rê-mi-a hiểu điều này hơn ai hết! Giê-rê-mi-a là một tiên tri vĩ đại, nhưng chỉ sau khi chết người ta mới nhận ra. Lúc ngài còn sống, lời ngài làm quá xáo trộn. Chính Giê-rê-mi-a nói rõ thời điểm ông rao giảng: « Kể từ năm thứ mười ba triều Giô-si-gia-hu, con vua A-môn » cho đến khi bị đày khỏi Giê-ru-sa-lem (Gr 25, 3), có nghĩa là từ 627 đến 587 trước CN. Trong vòng bốn mươi năm ông chứng kiến ba triều đại vua Giê-ru-sa-lem: Giô-si-gia-hu cho đến năm 609, sau đó là hai người con, Giô-gia-ríp và Xít-ki-gia, không kể đến hai vua khác chỉ trị vì trong vài tháng. Sứ vụ của ông là nói lên cho các lãnh tụ chính trị và tôn giáo « rõ ràng, không che dấu các chân lý » những chân lý không mấy dễ nghe. Có thể tóm gọn trong một từ: « bất trung », một sự bất trung giống như một sự ngọai tình. Dân Chúa chọn đã quên Chúa của mình. Và bởi vì dân quên Chúa mình nên có nguy cơ chịu nhiều tai họa.

Sách Giê-rê-mi-a gần như là nội dung - hay đúng hơn là sự thi hành sách Đệ Nhị Luật -. Sách này nói: «đừng quên ĐỨC CHÚA, Đấng đã đưa anh (em) ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ » (Đnl 6, 12) « Coi đây, hôm nay tôi đưa ra cho anh (em) chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị tai hoạ » (Đnl 30, 15). Giê-rê-mi-a có thể trắc nghiệm một cách cụ thể lời khuyến cáo ấy: dân chúng đã quên Thiên Chúa của họ, từ chối đức tin của mình, đặt lòng tin vào bất cứ những gì… điều tai hại nhất đang xảy đến.

Lúc bấy giờ người ngôn sứ thỉnh thoảng dùng lời cứng rắng, thỉnh thoảng dùng lời êm dịu. Những lời cứng rắn còn được gọi là « sấm ngôn bất hạnh ». Như người lái xe vô ý không thấy vực sâu, phải bấm kèn có to mấy cũng không sao để cho anh ta chú ý, hay múa tay múa chân hoặc chớp đèn chiếu xa cho anh ta thấy; mọi phương tiện có thể đều tốt… Cũng như thế, tiên tri Giê-rê-mi-a la hét, khiêu khích, nguyền rủa; có khi ngài dùng những điều lạ thường để cảnh báo vua, triều đình, các tư tế, tất cả những người trách nhiệm đưa dân chúng đến chỗ diệt vong. Ví dụ như, ông đập vỡ tan trước công chúng một cái bình sành mới tinh vừa được sáng tác từ tay một nhà làm gốm, để loan báo số phận tương tự cho Giê-ru-sa-lem: vỡ tan từng mãnh vụn. (Jr 19. 1-11)

Những lời êm dịu là những lời nhắc đến quá khứ. Ví dụ như: « ĐỨC CHÚA phán thế này: Ta nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ, tình yêu của ngươi khi ngươi mới thành hôn, lúc ngươi theo Ta trong sa mạc, trên vùng đất chẳng ai gieo trồng. » (Gr 2, 2). Cũng có những lời hứa tha thứ, cũng là cách khuyến khích hoán cải. Đó là những « sấm ngôn cứu độ ». Cũng có những cử chỉ thực tế nói lên tin tưởng vào lòng cậy trông. Ví dụ như vào lúc thành bị quân của Na-bu-cô-đô-nô-so, vua Ba-by-lon vây hãm (thế quân hai bên bất tương xứng, biết trước là họ sẽ thắng trận), Giê-rê-mi-a lấy quyết định mua một thửa rộng để nói lên mọi sự không mất tất cả, sẽ có một ngày hòa bình trở lại.

Những lời có lúc hung bạo hầu đe dọa, có lúc êm dịu, đó là điểm chung nơi các ngôn sứ. Tất cả đều nhắm vào một mục đích, sự cứu độ cho dân chúng: các lời đe dọa nhắm cho hoán cải, các lời cổ vũ để đồng hành với hoán cải, một khi dân chúng quyết định thay đổi cuộc sống. Luôn luôn là đề tài « hai con đường » chúng ta thường gặp: khi dân chúng xuống dốc, như ta thường nói, người ngôn sứ loan báo những tai họa không thể nào tránh, chính với hi vọng họ tránh đi, như Chúa nói cho Giê-rê-mi-a: « May ra chúng sẽ nghe và mỗi người sẽ bỏ con đường xấu xa của mình mà trở lại» (Gr 26, 3). Nhưng khi vừa thấy có dấu hiệu thiện chí, người ngôn sứ lặp lại lời ngọt dịu của Chúa và lời hứa tha thứ.

Như chờ đợi, các lời ấy đây đó cũng có người chấp nhận! Những lời, có khi rất cứng rắng, mọi người không thích. Ví dụ như khi ngài nói: « Chẳng lẽ người Cút lại đổi được màu da, và con báo lại đổi được những đốm đen trên mình? Các ngươi là những kẻ quen làm điều ác lại có thể làm điều thiện được sao? » (Gr 13, 23), thật tình, không thể nào làm vui lòng được. Hay khi ngài nguyền rủa công khai: « tất cả họ là quân ngoại tình, một lũ người phản bội. » (9, 1)…  « người lớn cũng như kẻ nhỏ, tất cả đều gian tham bớt xén. Ngôn sứ cũng như tư tế, tất cả là một lũ gian phi. » (8, 10). Và khi ngài loan bào thành phố họ đang hãnh diện sẽ bị tàn phá, không lạ gì ngài bị bách hại: ông sớm trở nên người gây rối, bị lập mưu tống khứ đi. Các chữ đầu tiên của bài hôm nay thể hiện chính xác tình trạng ấy. « Con nghe biết bao người vu cáo: "Kìa, lão "Tứ phía kinh hoàng! hãy tố cáo, hãy tố cáo nó đi! " Tất cả những bạn bè thân thích đều rình xem con vấp ngã. Họ nói: "Biết đâu nó chẳng mắc lừa, rồi chúng ta sẽ thắng và trả thù được nó! »( c10)

Khi đọc lại sách Giê-rê-mi-a, ta không khỏi nghĩ đến câu: « Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà con phải thiệt thân. » trích từ (Tv68,10) và sau này Thánh Gio-an cũng nhắc lại khi nói về Chúa Giê-su. Câu này tóm đấy đủ cuộc đời tiên tri Giê-rê-mi-a. Không có gì ngăn cản ông được; ngài có những lúc thối chí, như tất cả các ngôn sứ, nhưng, như ngài nói, Chúa ở cùng ngài như một chiến sĩ đáng sợ. Ngài biết tình yêu Thiên Chúa mãnh liệt hơn tất cả. Điều ngài gọi là Chúa « trả thù » (c10)  

***

Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com