"Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống"
Trích sách Tiên tri I-sa-i-a
16b Chúng con không được ông Áp-ra-ham biết đến,
không được ông Ít-ra-en nhìn nhận,
còn Ngài, lạy ĐỨC CHÚA, Ngài mới là Cha,
là Đấng cứu chuộc chúng con:
đó là danh Ngài từ muôn thuở.
17 Lạy ĐỨC CHÚA, tại sao Ngài lại để chúng con
lạc xa đường lối Ngài?
Tại sao Ngài làm cho lòng chúng con ra chai đá,
chẳng còn biết kính sợ Ngài?
Vì tình thương đối với tôi tớ
là các chi tộc thuộc gia nghiệp của Ngài,
xin Ngài mau trở lại.Ngài ngự xuống: và núi non rung chuyển trước Thánh Nhan!
19b Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống,
cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan
3 Người ta chưa nghe nói đến bao giờ,
tai chưa hề nghe, mắt chưa hề thấy
có vị thần nào, ngoài Chúa ra,
đã hành động như thế đối với ai tin cậy nơi mình.
4 Ngài đón gặp kẻ sống đời công chính mà lấy làm vui
và nhớ đến Ngài khi theo đường lối Ngài chỉ dạy.
Kìa, Ngài phẫn nộ vì tội lỗi chúng con,
nhưng khi mải đi theo các đường lối của Ngài,
chúng con sẽ được cứu thoát.
5 Tất cả chúng con đã trở nên như người nhiễm uế,
mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ.
Tất cả chúng con héo tàn như lá úa,
và tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con đi.
6 Không có ai cầu khẩn danh Chúa,
cũng chẳng ai tỉnh dậy mà níu lấy Ngài,
vì Ngài đã ngoảnh mặt không nhìn đến,
và để cho tội ác chúng con phạm mặc sức hành hạ chúng con.
7 Thế nhưng, lạy ĐỨC CHÚA, Ngài là Cha chúng con;
chúng con là đất sét, còn thợ gốm là Ngài,
chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con.
Chúng ta thấy bài Giáo lý của em bé Do Thái và đứa trẻ Ki-tô giáo Pháp có một số điểm giống nhau: Cả hai đều quả quyết Thiên Chúa là Cha! Chương 63 sách Tiên tri I-sa-i-a có lẽ được viết 500 năm trước CN; thế nhưng, về điểm này, rõ ràng lời cầu nguyện rất giống Kinh Lạy Cha. Bài còn lặp lại hai lần Chúa là Cha: Tài liệu đề nghị cho chúng ta trong phụng vụ hôm nay, thể văn này được gọi là «thể vùi»; câu đầu và câu cuối giống nhau, và bao gồm cả bài; câu đầu là « Ngài mới là Cha, là Đấng cứu chuộc chúng con: đó là danh Ngài từ muôn thuở.» (63, 16)…Câu cuối: « Ngài là Cha chúng con» (64, 7) liền sau đó là hình ảnh người thợ gốm. « chúng con là đất sét, còn thợ gốm là Ngài, chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con»
Hình ảnh người thợ gốm rất thú vị: Điều này giúp chúng ta hiểu Chúa là Cha như thế nào. Không phải người cha thể xác như người cha trong nhân loại; người thợ gốm không phải người cha sinh lý của món đồ gốm được sáng tạo: Người là người kẻ tạo ra, điều này khác hẳn! Và đây, một lần nữa, Ít-ra-en khác biệt hẳn với các dân tộc láng giềng, họ chẳng những không chờ đến Tân Ước mới gọi Thiên Chúa là Cha, mà cũng không chờ Cựu Ước hay dân tộc Do Thái mới gọi Chúa là Cha. Các dân tộc khác, cũng gọi chúa của họ là cha: Ví dụ như, vào thế kỷ XIV, tại Ugari (Xứ Xy-ri, miền bắc Pa-lét-tin), chúa cao cả nhất của họ được gọi là «El-vua-cha»
Nhưng, danh hiệu cha nơi các dân tộc khác có hai ý nghĩa. Thứ nhất có nghĩa quyền uy; nghĩa thứ hai là cha thể lý. Thánh Kinh giữ nghĩa thứ nhất là uy quyền, luôn từ chối xem Thiên Chúa là cha thể lý như loài người. Chúa là đấng siêu việt trên cả phương diện này. Hơn nữa, cũng vì lý do chúng ta gặp trong Cựu Ước - về sau này - và rất hiếm, có ý kiến cho rằng, Thiên Chúa đại loại như «Chúa là Cha»; trong thời gian rất lâu, người ta e sợ hiểu lầm và tưởng tượng cha theo như cha loài người; giống như các dân tộc láng giềng tin như thế. Cũng như trong Tân Ước, Chúa Giê-su không vội mạc khải mình là Đấng Mê-si-a: Bởi vì từ quá lâu nay, có nhiều người hiểu lầm về từ này.
Trái lại, rất thường và rất sớm, dân tộc Ít-ra-en xưng là con. Dĩ nhiên, không thể hiểu lầm, không ai có thể nghĩ cả một dân tộc là con thể lý. Ví dụ như trong sách Sáng Thế, trong một tài liệu rất xưa, có câu: «ĐỨC CHÚA phán thế này: Con đầu lòng của Ta là Ít-ra-en» (Xh4, 22) (Đầu lòng còn có nghĩa yêu dấu, đứa con được yêu chuộng). Điều này, dĩ nhiên gợi ý Ít-ra-en được chọn lựa. Giai đoạn thứ hai, từ khi vua Đa-vít, vua được gọi là «thiên tử», bằng chứng là công thức tìm thấy trong Thánh vịnh 2, được hát vào lễ đăng vương một vua mới lên ngôi: «Người phán bảo tôi rằng: "Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con.» (Tv2, 7) Kết cuộc, dần dần dễ hiểu rằng, mỗi chúng ta có thể xem là con Thiên Chúa tức là đối tượng của lòng từ bi của Ngài…Điều này có nghĩa, là lời kinh Lạy Cha của chúng ta có từ trước lâu đời, rất lâu, đến nỗi gần như tất cả các câu kinh đã có trong lời nguyện Do Thái.
Danh hiệu thứ hai của Chúa từ Tiên tri I-sa-i-a là Đấng cứu chuộc hay Đấng Cứu Thế (mỗi lần chúng ta gặp chữ cứu thế hay Đấng Cứu chuộc, nên nghĩ là đấng Cứu độ, hay Đấng Giải thoát vì câu đầu kinh Tin Kính Do Thái, khởi đầu không phải bằng cụm chữ «tôi tin kính Đức Chúa Trời là Đấng Tạo dựng trời đất» mà là «tôi tin kính Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Độ») Trung tâm của truyền thống Ít-ra-en, ký ức dân tộc được truyền từ thế hệ này đến thế hệ kế tiếp là, «Thiên Chúa cứu độ» và «Đấng lập Giao Ước với chúng ta». Đó là chủ yếu đức tin và lời nguyện dân tộc này, hay nói chính xác hơn, điều tạo cho Ít-ra-en trở nên một dân tộc, đó là niềm tin chung của họ. Trước khi Giao Ước với Thiên Chúa, trải nghiệm đầu tiên của họ đối với Ngài, chính là cuộc giải thoát khỏi Ai-cập. Thiên Chúa của Cựu Ước là đấng muốn họ tự do: Tự do không làm nô lệ loài người mà cũng tự do không thờ lạy bụt thần, vì đó là thứ nô lệ tồi tệ nhất.
Để nói lên điều ấy, Tiên tri I-sa-i-a dùng một từ ngữ rất chính xác, một thuật ngữ luật pháp; trong đó có chữ «Go’el» «kẻ cứu độ» hay «giải thoát». Theo tiếng Do Thái chữ Go’el đến từ gốc có nghĩa là chuộc lại, đòi lại, nhưng nhất là có nghĩa được bảo vệ. Một khi, một người Do Thái phải tự bán mình làm nô lệ để chuộc nợ, người trong gia đình hay thân nhân là người «Go’el» cho người ấy; người này đến gặp người chủ nợ để xin trả tự do cho người thân (Lv25, 47-49). Cũng tương tự như thế, nếu một người Do Thái có nhu cầu bán ruộng đất của mình, người thân cận nhất trong gia đình, người «Go-el» có quyền chuộc lại bất động sản ấy.
Nhiều lần trong Cựu Ước, Thiên Chúa được gọi là «Đấng Cứu độ», Người «chuộc» lại dân Ngài. Dĩ nhiên khi dùng chữ «chuộc» của Thiên Chúa, đây không phải một cuộc thương mại, nhưng để xác định hai điều: Điều thứ nhất, Thiên Chúa là người thân nhất đối với dân Ngài; điều thứ hai Chúa muốn dân Ngài sống tự do. Và bởi vì trải nghiệm đầu tiên dân tộc Ít-ra-en về Thiên Chúa là cuộc giải phóng, Tiên tri I-sa-en nói: «Ngài mới là Cha, là Đấng cứu chuộc chúng con: đó là danh Ngài từ muôn thuở.» (c16)
Giữa hai lời xác quyết Thiên Chúa là Cha chúng ta, Tiên tri I-sa-i-a triển khai cả một lời kinh nguyện lên Thiên Chúa, bởi vì chính Ngài là Cha: Xin Ngài hãy đến «Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan» (c19). Vài thế kỷ sau, lúc Chúa Giê-su chịu phép Rửa, màn trời xé ra, và trên núi Sọ, màn trong Đền cũng xé ra (biểu tượng cho bầu trời). Thiên Chúa đã nhậm lời Tiên tri I-sa-i-a; Ngài tác động nơi Con Ngài để đến với chúng ta.
***
Tác giả: bà Marie-Noelle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương