Lời Chúa CN

PHÚC ÂM LỄ MÌNH MÁU CHÚA NĂM B (Mc 14, 12-16. 22-26) 03/06/2018

Alleluia, alleluia!

- Chúa phán: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống;
ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời". - 
Alleluia.

-----------------

"Này là Mình Ta. Này là Máu Ta".

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

 

12 Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? "

13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó.

14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: "Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?

15 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta."

16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua.

22 Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy."

23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này.

24 Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người.

25 Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa."

26 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu.

 

Chúng ta dễ hiểu bầu khí được diễn ra trong bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-su. Mọi nơi trong thành Giê-ru-sa-lem người người chuẩn bị lễ Vượt Qua. Vô số kể chiên được đem ra cắt cổ trong đền và thịt được chia ra cho gia đình. Trong mọi nhà đây là ngày đầu của tuần lễ bánh không men. (còn gọi là « Azyme »). Các phụ nữ quét dọn thật kỹ lưỡng trong nhà loại bỏ tất cả men cũ của năm vừa qua để đón nhận men mới  tám hôm sau.

Từ nhiều thế kỷ, hai nghi lễ đó được cử hành để tưởng nhớ lại ngày được giải phóng khỏi Ai-cập, thời ông Mô-sê. Ngày ấy Chúa đã « vượt qua » dân Ngài để làm nên một giống dân tự do ;  sau đó trong sa mạc Si-na-i Ngài kết Giao Ước để dân ấy cam kết trong một Giao Ước với Thiên Chúa « Mọi lời ĐỨC CHÚA đã phán, chúng tôi sẽ thi hành. » (Chúng ta đã nghe trong bài đọc 1 :Xh 24,3) . Tất cả vì lẽ họ tin vào Lời Chúa giải thoát, và thánh vịnh 115 lặp lại như một tiếng vang : « 16 Vâng lạy CHÚA, thân này là tôi tớ, tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi. » ( Tv 115, 16) .

Kể từ nay, cho mọi thế hệ, mừng Lễ Vượt Qua là để đi vào Giao Ước ấy, sống một cách sống mới, phủi sạch men cũ, giải thoát mọi xiềng xích. Đây là lời nguyện được đọc trong buổi ăn lễ Vượt Qua Do Thái : « Phúc thay Thiên Chúa, Chúa chúng con, vua hoàn vũ, đã mang lại bánh này từ lòng đất. Phúc thay Thiên Chúa , Chúa hoàn vũ chúng con , lệnh Ngài đã thánh hoá bánh không men này và truyền cho chúng con dùng nó. »  Tưởng niệm không chỉ gợi lên những kỷ niệm, mà là sống ngày hôm nay công trình của Thiên Chúa không ngơi làm cho chúng ta thành người tự do.

Rõ ràng Tin Mừng của ngày hôm nay Chúa Giê-su đã chọn ghi nhớ những giây phút cuối cùng này trong viễn ảnh đó. Viễn ảnh của Giao Ước, viễn ảnh cuộc đời được giải thoát.  “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người ». Chiều hôm ấy không ai còn ngờ là Ngài loan báo về cái chết của Ngài và máu Ngài sẽ đổ ra. Nhưng Ngài cho ý nghĩa cái chết của Ngài trực tiếp liên quan với Giao Ước với Thiên Chúa, cùng một ý nghĩa của ông Mô-sê trong sa mạc Si-na-i.

Vấn đề là không một ai có thể nghĩ như thế được, kể cả những môn đệ của Ngài, có thể nghĩ rằng Cuộc Thương Khó của Ngài là một lễ hy sinh : thứ nhất là Đấng Giê-su không phải là tư tế, không thuộc dòng dõi Lê-vi và cuộc hành quyết của Ngài xảy ra ngoài Đền Thánh, còn ở ngoại thành Giê-ru-sa-lem nữa. Chỉ có một thầy tư tế mới có quyền tế lễ và chỉ tế lễ trong nội thành Giê-ru-sa-lem. Và hơn nữa -  điều này mới thật là quan trọng-  trong xứ It-ra-en không thể nào tưởng tượng có một hy lễ người để làm vui lòng Thiên Chúa. Đã nhiều thế kỷ rồi mọi người đều biết như thế . Các kẻ giết Chúa không hề có ý định làm của tế lễ : họ chỉ diệt cho khuất một cách giản dị  tên Do Thái làm rối loạn đời sống và tôn giáo của người It-ra-en.

Tuy nhiên, thật rõ ràng, Chúa Giê-su Ngài cho cái chết của Ngài một ý nghĩa của một sự hy sinh cho Giao Ước mới, từ nay Ngài đem lại một ý nghĩa khác cho chữ « hy sinh ». Đây là đúng ý nghĩa của tiên tri Hô-sê, khi xưa  phán thật đúng rằng : (thế nhưng thời ấy ít ai hiểu rõ)  6 Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu » ( Hs 6,6).  Muốn hiểu rõ tiên tri Hô-sê, nghĩa thật của chữ « hy lễ » (Sacrum facere , chữ La tinh có nghĩa làmthánh thiêng ) là biết Chúa và giống Ngài làm điều nhân từ, hai điều đi với nhau. Thật vậy, Chúa Giê-su đến để chứng tỏ cho chúng ta lòng nhân từ của Ngài có thể đi đến đâu : đi đến tha thứ kẻ giết chết người chủ của Sự Sống. Kể từ đây ai nhìn lên thánh giá là nhận ra dung nhan thật của Thiên Chúa ; là anh em với Chúa Giê-su Ki-tô : vì họ nhận ra nơi Người là Thiên Chúa nhân từ đầy lòng thương xót và tha thứ, và như thế sống đáp trả cũng đầy lòng nhân từ và tha thứ. Cuối cùng như thế mới là người thật sự tự do. Vì lẽ những xiềng xích tồi tệ nhất là những xiềng xích mà chúng ta xiết quanh giữa chúng ta.

Đấy là cuộc đời mới chúng ta được mời gọi sống, được biểu hiện bằng bánh không men. Vì lẽ đó mà Giáo Hội quyết gắn bó với truyền thống bánh không men làm bánh thánh cho Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta hãy nghe thánh Phao-lô « 6 Lý do khiến anh em vênh vang chẳng đẹp đẽ gì! Anh em không biết rằng chỉ một chút men cũng đủ làm cho cả khối bột dậy lên sao?7 Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở thành bột mới, vì anh em là bánh không men. Quả vậy, Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta.8 Vì thế, chúng ta đừng lấy men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ.(1Cr 5, 6-8). Khi Chúa Giê-su nói « Này là Mình ta » Ngài cầm trong tay miếng bánh không men, gọi là « Mát-sa », Ngài loan báo một cách mới làm người, tinh tuyền, tức là tự do, Ngài mời gọi chúng ta như thư thánh Phao-lô cho dân thành Ê-phê-sô :« anh em,24 ( và) phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện. ( Ep 4,24)

Theo ý nghĩa này, Chúa Giê-su có thể được ví như con chiên lễ Vượt Qua : không phải là một nạn nhân bị hành quyết để làm đẹp lòng Thiên chúa mà máu con chiên Vượt Qua đánh dấu Giao Ước Thiên Chúa, Đấng giải thoát với dân Người. Gọi là Con Chiên Vượt Qua Mới vì nó mặc khải cho con người Mặt Thật của Thiên Chúa, đấng giải thoát con người khỏi mọi hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa, và từ nay Giao Ước có thể tái lập được.

Chính vì Ngài là hiện thân của Giao Ước, vì thế Ngài có thể sống các sự kiện ấy như người tự do :« 18 Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình » (Ga10, 18b) . Tự nguyện chấp nhận cái chết của mình là đỉnh cao của sự tự do : Ngài có đủ nghị lực để gánh chịu vì không một giây lát nào Ngài nghi ngờ nơi Cha Ngài. Trên con đường ấy Ngài muốn dẫn chúng ta đi: kể từ nay muốn tham dự vào « phúc lộc của thế giới tương lai » (Bài đọc 2 Dt 9,11), chỉ cần  thực hiện những gì Chúa Giê-su bảo chúng ta làm « để nhớ đến thầy ». Cái « phúc lộc của thế giới tương lai » ấy là khi loài người cuối cùng thắt chặt lại trong tình yêu chung quanh Chúa, đến nỗi chỉ còn là một Thân Thể . Muốn kết hiệp với Thiên Chúa từ nay chỉ kết hiệp với Chúa Giê-su-Kitô.

 

***

 

Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: 
http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com