"Họ ăn xong mà hãy còn dư".
42 Có một người từ Ba-an Sa-li-sa đến, đem bánh đầu mùa biếu người của Thiên Chúa: hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị. Ông Ê-li-sa nói: "Phát cho người ta ăn."
43 Nhưng tiểu đồng hỏi ông: "Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được? " Ông bảo: "Cứ phát cho người ta ăn! Vì ĐỨC CHÚA phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư."
44 Tiểu đồng phát cho người ta. Họ đã ăn, mà vẫn còn dư, như lời ĐỨC CHÚA phán.
Ê-li-sa là tiên tri trong vương quốc Miền Bắc, khoảng giữa năm 850 và 800 trước CN. Lịch sử của ông giống như một quyển tiểu thuyết: đặc biệt trong thư thứ hai Các Vua. Ê-li-sa là người kế vị của đại tiên tri Ê-li-a, là đứa con thiêng liêng của ngài. Hơn nữa các tác giả Thánh Kinh cho rằng ông cũng có quyền năng đại tiên tri Ê-li-a. Sau này, xin xem sách Huấn ca vào khoảng năm 200 truớc CN, miêu tả về ông như thế nào : « Khi ông Ê-li-a được ẩn trong cơn lốc thì ông Ê-li-sa được đầy thần khí của người. Suốt đời ông Ê-li-sa không việc nào có thể làm ông lung lạc, cũng chẳng ai khuất phục được ông. Đối với ông chẳng có gì là quá sức, ngay khi ông đã qua đời, thân xác ông vẫn còn giữ năng lực của một ngôn sứ. Lúc sinh thời ông đã làm nhiều dấu lạ, sau khi chết, ông vẫn còn thực hiện những điềm thiêng ».( Hc 48,12-14)
Ê-li-sa không để lại một tác phẩm nào nhưng những phép lạ và những lời nóng bỏng của ông rõ ràng đã khắc sâu vào ký ức dân It-ra-en. Được trong vòng quen thuộc triều đình các vua, ông không ngần ngại mạnh dạn phát biểu. Hình như ông hoàn toàn tự do trong lời ăn tiếng nói vì ông được nhìn nhận là « Ông ấy có lời của ĐỨC CHÚA. » (2V 3,12) . Và đáng tiếc thay, suốt đời ông phải nhiều lần lên tiếng, vì thờ phượng bụt thần không bao giờ ngơi trong vương quốc Miền Bắc. Có nhiều lần ông phải can dự vào chính trị trong nước, nhất là khi lý do là ông muốn bênh vực một vị vua sẵn sàng tôn trọng Giao Ước. Cũng vì thế một ngày nọ lợi dụng lúc vắng mặt vua ở triều đình A-khát-gia ông làm lễ phong vương một vua khác thay thế Giê-hu. Nhưng « ông có Lời của Thiên Chúa » ấy được nổi tiếng nhờ các phép lạ của ông. Chúng ta hãy xem xét hai phép này của ông, hơn nữa hai phép lạ này được đề nghị trong phụng vụ Thánh Lễ của chúng ta : Con của vua Shimanit được sinh ra (2V4,8-16) Chúa nhật thứ XIII TN năm A, và con của tướng Aram chữa khỏi bệnh hủi (CN thứ XXVIII năm C). Nhưng còn nhiều phép lạ khác nữa : bắt đầu bằng hành động công khai đầu tiên làm ông được công nhận là « người có Lời Đức Chúa ». Ông chẻ nước sông Gio-đan làm hai để đi bộ ngang sông ( 2V2 14), giống như Hô-sê làm cho dân It-ra-en quay về đất hứa (Hs 3), như chính Ê-li-a làm ngay trước mặt ông. (2V,2-8).
Xin tóm gọn vài phép lạ ông Ê-li-sa đã làm theo thứ tự, được chép trong sách Các Vua, khi nước sông Giê-ri-cô trở nên ô uế, khiến cho mọi súc vật và ngay cả con người bị vô sinh. Chính ông mà dân chúng tìm đến để tẩy uế. ( 2V2, 19)
Nhiều lần ông can thiệp vào gia đình của Su-nêm, người đã tá túc ông, và ông đã làm cho con ông gia chủ sống lại ( 2V, 4,8). Sau cùng phép lạ về dầu. Phép lạ này ít khi được nói đến mặc dù rất tốt đẹp và thú vị: Một ngày kia có một bà goá nghèo nọ bị chủ nợ kiện thưa phải giao hai đứa con trai của bà đi làm nô lệ để thay số nợ. Bà kêu cầu cứu nơi ông Ê-li-sa : « Ông Ê-li-sa nói với bà: "Tôi có thể làm gì cho chị đây? Hãy cho tôi biết: trong nhà chị còn có gì không? Bà thưa: "Trong nhà nữ tỳ của ngài chẳng còn gì cả, trừ một lọ dầu », đó là cách trả lời nói nhà bà rất nghèo, vì bà goá bụa không xài đến dầu thơm nên còn lại cất trong một góc, đó là vật duy nhất còn lại. Không cần nói chi thêm với « Người của Thiên Chúa », « 3 Ông nói: "Chị hãy đi ra ngoài mượn bà con láng giềng các thứ bình, những bình rỗng, đừng có ít quá!4 Rồi chị trở về, chị và các con cái chị vào nhà đóng cửa lại. Chị sẽ đổ dầu vào tất cả các bình đó, bình nào đầy thì để riêng ra » ( 2V 43-4) . Các bạn dễ đoán việc gì xảy ra : dầu chảy ra cho bà đong đầy các bình và như thế đem bán dầu để trả hết món nợ. Ông nói: "Chị đi bán dầu ấy mà trả nợ; phần còn lại thì mẹ con dùng để sinh sống » (2V4,7) .
Bây giờ chúng ta trở lại phép lạ hoá bánh ra nhiều trong Bài Đọc Một trong Chúa nhật hôm nay. Ê-li-sa hành động trong bối cảnh nghèo khó. Vương quốc It-ra-en đã trải qua nhiều nạn đói, mỗi lần bị hạn hán. Điều sau đây nói lên lẽ thường tình không thể giải quyết được : không hiểu hai mươi cái bánh làm bằng lúa mạch bao lớn, nhưng chắc chắn là không thể nào nuôi đủ, vì thế tiểu đồng cũng khuyên ông bỏ ý ấy : « làm sao cho một trăm người ăn được ? ». Câu này ngụ ý nói bác ái có trật tự phải bắt đầu bằng chính mình. Thế nhưng với niềm tin, niềm tin thật sự có những lý lẽ của nó. Không bối rối, không thay đổi một lời, Ê-li-sa lặp lại : « "Cứ phát cho người ta ăn! » Thế nhưng lần này ông giải thích « Vì ĐỨC CHÚA phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư. » ( 2V4,43). Thế là tiểu đồng chỉ còn phải vâng lời, vì, rõ ràng ông chưa tận dụng sự táo bạo nơi ông. Luôn như thế, có những lý lẽ của con người nhưng đàng khác có lý lẽ của Thiên Chúa, như trong thánh vịnh (144,18) « 18 CHÚA gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa, mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người ».
Để kết luận xin có vài lưu ý về các phép lạ. Trong tất cả các phép lạ dù trong Cựu Ước hay trong Tân Ước, luôn luôn có bốn yếu tố, và lúc nào cũng như thế. Trước hết có nhu cầu thật sự : nạn đói như ở đây, hay bệnh tật, hay sự chết…Thứ hai là một cử chỉ tự do, ở đây là một người nào đó lấy bánh từ mùa gặt của mình, và nhất là trong nạn đói. Thứ ba là kêu cầu đến một người được xem như Thiên Chúa gửi đến : ở đây là ông Ê-li-sa. Người ta trao bánh cho ông vì xem ông như người của Chúa. Thánh kinh nói rõ đây là bánh từ bột đầu mùa gặt, có nghĩa là của hiến lễ phụng vụ.. Sau cùng và là yếu tố thứ tư, đó là niềm tin vào sự can thiệp của Thiên Chúa : trái ngược lại với ý của tiểu đồng. Ê-li-sa giữ vững quyết định của mình. Sự đơn độc của Chúa chứng minh ông có lý.
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương