"Anh em hãy sống trong tình thương, như Ðức Kitô đã sống".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
30 Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc.
31 Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác.
32 Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô.
2 và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt.2 và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt
Thánh Phao-lô không khuyên chúng ta chỉ phải mặc lấy « con người mới » ( Ep4,24), mà ngài còn đi thẳng với thực tế trong đời chúng ta : Đó là nội dung của đoạn cuối của thư hôm nay. Thánh nhân bắt đầu đưa ra sáu ví dụ về những cách hành xử của người Ki-tô : Đừng nói dối, hãy nói sự thật ( C 25) ; hãy kiểm soát cơn giận (nguyên văn là : « chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn » ( C 26) ; đừng trộm cắp hãy kiếm vừa đủ sống bằng lao động và chia sẻ, hãy nhân từ hiền hậu, đừng buông theo bản năng hung dữ. Bài hôm nay triển khải tất cả những lời khuyên đặc biệt hai điều sau cùng này.
Nhưng thật ra có gì mới trong tất cả những điều này ? Cựu Ước cũng đã nối kết một cách phong phú thái độ đối với Thiên Chúa và thái độ đối với tha nhân. Sách Lê-vi bắt đầu bằng «2 Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en và bảo chúng: Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh » ( Lv 19,2) để đem lại nhiều áp dụng cụ thể cho thái độ đối với tha nhân. Bản Thập Giới cũng đã kể ra những điều răn đối với Chúa và đối với tha nhân. Các tiên tri cũng chỉ lập lại với cách diễn tả riêng của các ngài, tuỳ theo trực cảm của từng vị. Ví dụ như Da-ca-ri-a : « 16 Đây là những điều các ngươi phải thi hành: Hãy nói thật với nhau; nơi cổng thành của các ngươi, hãy theo lẽ thật, lẽ công minh và sự ôn hoà mà xét xử.17 Chớ để lòng mưu điều ác hại nhau; đừng ưa chuộng thề gian, vì Ta ghét tất cả những điều đó. Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA » (Dc 8,16) . Chúng ta cũng còn nhớ những cơn phẫn nộ của các tiên tri khiến một vài ngôn sứ phải mạnh dạn nói lên những sấm ngôn kinh hoàng. Thường lý do là những cách hành xử bất xứng của dân thánh.
Thánh Phao-lô không bày ra gì hơn về điều này. Nhưng điều mới lạ - chính điểm này tạo ra sự khác biệt giữa Cựu Ước và Tân Ước - kể từ nay chúng ta nhận được Chúa Thánh Thần và kể từ nay giờ của Giao Ước Mới đã điểm. Chúng ta hãy suy nghĩ về hai điểm vừa kể.
Kể từ nay chúng ta nhận được Thánh Thần Chúa, Ngài ngự trong chúng ta. « 5 Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta » ( Rm 5,5)
Đó cũng là điều Ê-dê-ki-en đã hứa « 26 Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt.27 Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thi hành » ( Ed 36,26-27)
Và Giô-en cũng thế : « Sau đó, Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm » (Ge 3,1) . Ngay từ từ đầu thư này thánh Phao-lô đã xác nhận lời hứa ấy đã được chu toàn : « 13 Trong Đức Ki-tô, cả anh em nữa, anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em; vẫn trong Đức Ki-tô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa.14 Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc, để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa » (1,13-14). Ở đây thánh nhân xác định lại lần nữa một cách quả quyết : « anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa » Nhưng ngài lại thêm một câu đáng ngạc nhiên : « 30 Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa » ( Ep 4,30). Phải chăng nên suy rằng Thánh Thần gần gũi mật thiết với chúng ta, là đấng thương yêu chúng ta và có thể buồn phiền về thái độ của chúng ta ?. Thật vậy, đó chính là điều Thánh Kinh mặc khải cho chúng ta. Từ tiên tri I-sa-i-a cũng đã nêu lên sự cứu độ của Chúa cho dân It-ra-en, ngài phán « 10 Nhưng chính họ đã nổi loạn, đã làm phiền Thần Khí thánh của Người, » ( Is 63,10) . Khó tin một sự thật như thế, thế nhưng tình yêu ấy đã bị từ khước.
Thần khí làm cho chúng ta trở nên con cái Chúa, và là anh em giữa con người với nhau.
Trước hết là những người con : « 15 Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi! (Rm8,15) .
Kế đến là anh em giữa con người với nhau : « 19 Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ …22 Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín,23 hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế » ( Gl 5,19-22) ;
« 13 Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất » (1Cr 12-13)
Không có chỗ trong cộng đồng Ki-tô cho những hành động quá đáng mà thành Phao-lô kê khai : (hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái … ) Tất cả những thứ ấy phá hoại sự hiệp nhất và xúc phạm Đấng tạo dựng chúng ta là Thánh Thần Chúa.
Điều thứ hai, giờ của Giao Ước Mới đã điểm : Điều mà thánh Phao-lô gọi là « ngày cứu chuộc » (C30) Nói cứu chuộc là có nô lệ. Dưới mắt thánh Phao-lô, tất cả những thái độ đồi truỵ đó là một hình thức nô lệ. Đây là một định nghĩa tuyệt vời của sự cứu độ, đó là được đầy Thánh Thần Chúa để trở nên những người con và những anh em với nhau. Thế nhưng không thể nói tất cả mọi người, ngay cả những người đã nhận Phép Rửa Tội đều sống phù hợp với những lời khuyên của thánh Phao-lô, trái lại ! Vì lẽ đó mà ngài dùng danh từ giải thoát trong thể tương lại « để chờ ngày cứu chuộc » Ngày ấy được loan báo nhưng chưa hoàn toàn hoàn tất, vì chúng ta tự do. Để lấy hình ảnh trong thư Thê-xa-lô-ni-ca, Thần Khí ấp ủ trong chúng ta 19” Anh em đừng dập tắt Thần Khí.” ( 1Tx 5,19 ) như một nhúm lửa. Chúng ta hãy để nó bùng lên. Vì lẽ ấy khi chúng ta trung thành với Lời Chúa : 49 "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên » ( Lc 12,49)
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương