"Ơn Thánh Thần cũng đã tuôn đổ xuống trên các dân tộc".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
25 Khi ông Phê-rô bước vào, thì ông Co-nê-li-ô liền ra đón và phủ phục dưới chân ông mà bái lạy.
26 Nhưng ông Phê-rô đỡ ông ấy lên và nói: "Xin ông đứng dậy, vì bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm."
34 Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng nói: "Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào.
35 Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận.
44 Ông Phê-rô còn đang nói những điều đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa.
45 Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phê-rô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa,
46 bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa. Bấy giờ ông Phê-rô nói rằng:
47 "Những người này đã nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ? "
48 Rồi ông truyền làm phép rửa cho họ nhân danh Đức Giê-su Ki-tô. Sau đó họ xin ông ở lại ít ngày.
Người ta thường nói thánh Phao-lô là tông đồ các dân ngoại, nhưng công bình hơn phải nói thánh Phêrô đã làm trước ngài. Ở đây chúng ta có thể nói thánh Phê-rô là tông đồ những người Rô-ma. !
Ta được biết Cô-nê-li-ô là lính của quân đội chiếm đóng, quân đội La Mã. Hai người không có gì giống nhau : Phê-rô người Do Thái, có đức tin, người xác tín, vừa trở nên môn đệ Chúa Giê-su…người dân ngoại kia, một người mà ít ai lui tới tiếp xúc, phần vì thuộc quân đội chiếm đóng, và nhất là một người ngoại đạo…Ngoài ra không phải chỉ Phê-rô mới có ý định lạ kỳ đến nhà Cô-nê-li-ô ở Xê-da-rê . Chính Chúa đã tổ chức hết, nếu chúng ta dám nói như thế. Chúa đã chuẩn bị cho hai người đi vào một sự kiện rất quan trọng cho cộng đồng Ki-tô hữu mới này. Sáng đó cả hai, mỗi người có một thị kiến : Cô-nê-li-ô thấy một thiên thần của Chúa nói « Thiên Chúa đã nghe lời ngươi, hãy đi tìm Phê-rô và rước về nhà ngươi ».
Trong lúc Phê-rô ở cách đó nhiều cây số cũng có một thị kiến : một thị kiến lạ lùng, có vẻ để phá rối những thói quen của ông. Trong thị kiến này, ông thấy trước mặt nhiều giống vật, có nhiều con bị luật Do Thái cho là ô uế và bị tuyệt cấm làm thức ăn. Có một tiếng nói bắt ông bất tuân luật ấy: hãy giết làm thịt và ăn ! Phê-rô là một người nghiêm túc, không muốn bất tuân các luật lệ đã giữ từ thuở nhỏ. Thế rồi tiếng nói cho ông biết chính Thiên Chúa mới có quyền phán quyết điều gì ô uế điều gì trong sạch…Lúc bấy giờ chỉ là về thức ăn thế nhưng những xác tín bất di bất dịch của lề luật Do Thái đã bị vỡ tung. Phải như thế mới chuẩn bị cho Phê-rô tiếp nhận những gì chờ đợi ngài !
Thị kiến đó trở đi trở lại đến ba lần …và Phê-rô rất ngỡ ngàng. Đúng lúc đó thì thuộc hạ của Cô-nê-li-ô đến. Họ đến xin một điều quan trọng hơn việc không tuân giữ luật ăn uống ở nhà, họ đến mời ông đến nhà một người ngoại đạo Cô-nê-li-ô ! Chúng ta còn nhớ sự phản đối khi Chúa Giê-su đến ăn nhà bất cứ ai …Ý là lúc ấy với người Do Thái, còn đàng này là một người, được gọi là không cắt bì.
Nhưng ta biết Chúa có những tư tưởng được hệ thống. Thánh Lu-ca nói Thần Khí trấn an Phê-rô về những việc ông sắp phải làm. « 19 Ông Phê-rô vẫn còn phân vân về thị kiến, thì Thần Khí bảo ông: "Kìa có ba người đang tìm ngươi.20 Đứng lên, xuống mà đi với họ, đừng ngần ngại gì, vì chính Ta đã sai họ đến."( Đnl 10,19-20). Nhân đây xin lưu ý chính Chúa Thánh Thần nói với Phê-rô, đừng ngần ngại. Điều này chứng minh rằng có những « ngần ngại » của chúng ta không do Chúa Thánh Thần linh ứng…Phải biết phân biệt những ngần ngại nào do Chúa Thánh Thần linh ứng và những lúc không phải thế.
Dĩ nhiên Phê-rô theo tiếng nói đó. Thì đây bắt đầu bài của chúng ta hôm nay. Cô-nê-li-ô vừa thấy Phê-rô liền phủ phục dưới chân ông , nhưng Phê-rô đỡ ông đứng dậy : « Xin ông đứng dậy, vì bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm » Phê-rô không thể nào chấp nhận những cử chỉ tôn kính chỉ dành cho Chúa mà thôi. Tức thì Phê-rô hiểu ngay thị kiến đã làm cho ông bối rối. Những súc vật chỉ là hình ảnh giúp ông hiểu những điều khác. Trong bữa cơm luật đạo cấm ăn thịt những súc vật được xem là ô uế. Thị kiến mời gọi vượt qua những điều cấm đoán vì lẽ chỉ có Chúa mới định đoạt điều gì ô uế điều gì không. Luật kêu gọi không giao tiếp với người ngoại. Nhưng Phê-rô được mời gọi đánh rơi luôn cái rào chặn này đi.
Tại sao cấm giao tiếp với người ngoại ? Không phải khinh miệt họ nhưng chỉ vì cách thức giữ đạo của họ khác mà thôi. Giao tiếp với người ngoại có nguy cơ lôi cuốn người Do Thái bỏ cách giữ đạo của mình. Phê-rô vừa hiểu, Chúa muốn vượt qua luật ấy. Cũng như thị kiến kêu gọi không phân biệt súc vật ô uế và không ô uế, từ nay cũng không phân biệt người ô uế hay không ô uế. Điều này cho phép tiếp xúc mọi người không ngần ngại.
Một khúc quanh quyết định đã khởi đầu. Làm sao loan báo Tin Mừng cho họ trong lúc cấm giao tiếp với họ ?. Trong giai đoạn đầu trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, dân Do Thái được tuyển chọn, trong thời gian chờ đợi họ trưởng thành, phải gìn giữ đức tin, phải giữ những người cùng đức tin chung với nhau. Bây giờ bước sang một giai đoạn mới, phải mở cửa cho dân ngoại để loan báo Tin Mừng cho họ. Chính Chúa Giê-su cũng giải thích nhiều lần cho các tông đồ rằng luật cũ đã lỗi thời, một giai đoạn mới được mở ra. Trung thành với đức tin cha ông không có nghĩa là lập đi lập lại vô tận những hành động và lời nói của các vị. Vấn đề mới kêu gọi giải đáp mới.
Đó là điều Phê-rô chực hiểu ra và giải thích cho Cô-nê-li-ô cùng những người lân cận. Anh em biết, đối với người Do Thái, giao tiếp với người ngoại quốc là một trọng tội, nhưng Thiên Chúa vừa làm cho tôi hiểu không nên phân biệt giữa người với người, vì chính Chúa cũng không phân biệt giữa người với người. Phê-rô bắt đầu bài giảng giáo lý cho cử toạ. Một lần nữa Chúa Thánh Thần can thiệp : Thánh Lu-ca ghi nhận : « 44 Ông Phê-rô còn đang nói những điều đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa 45 Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phê-rô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa,».
Chúng ta ngạc nhiên nhận xét thấy sách Đệ Nhị Luật thường chỉ đích danh Chúa Thánh Thần. Tác động của Ngài được công nhận ở mỗi trang, và nhờ đó Giáo Hội thăng tiến, đối đầu với những vấn đề mới và dám tiếp xúc những cử toạ mới…Dĩ nhiên chúng ta không thể tự cho phép nghĩ rằng Ngài ít năng động ngày nay hơn những thời Giáo Hội sơ khai ! Chúng ta chỉ cần mở mắt ngày nay để tìm ra tác động của Ngài. Nếu chúng ta xuôi lòng nghe theo, thì Chúa Giê-su đã hứa « Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn » ( Ga 16,13)
Theo lẽ thường, con đường với Thần Khí sẽ diễn ra trong hoan lạc và lòng tạ ơn. Thánh Lu-ca nhấn mạnh, khi nghe Cô-nê-li-ô ca ngợi Thiên Chúa thì Phê-rô nhận ra sự hiện diện của Thần Khí : « 45 Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phê-rô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa,46 bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa »
***