(Các câu đầu của TV này được đọc ngày Lễ Lá xin xem lại bài suy niệm chúa nhật Lễ Lá)
Hôm nay chúng ta đọc câu 26 đến 32 :
26 Chịu ơn Người, tôi dâng lời ca tụng,
ngày đại hội toàn dân.
Điều khấn nguyền, tôi xin giữ trọn
trước mặt những ai kính sợ Người.
27 Kẻ nghèo hèn được ăn uống thoả thuê,
người tìm CHÚA sẽ dâng lời ca tụng.
Cầu chúc họ vui sống ngàn đời.
28 Toàn thế giới, muôn người nhớ lại
và trở về cùng CHÚA.
Mọi dân tộc dưới trần
phủ phục trước Tôn Nhan.
29 Bởi vì CHÚA nắm quyền vương đế,
Người thống trị chư dân.
30 Mọi kẻ ngủ yên trong lòng đất
sẽ đều bái lạy một mình Người,
phàm những ai trở về cát bụi
sẽ cùng phủ phục trước Thánh Nhan.
Phần tôi, nguyện sẽ sống cho Chúa,
31 con cháu tôi sẽ phụng sự Người.
Thiên hạ sẽ nói về Đức Chúa
cho thế hệ tương lai,
32 truyền tụng cho hậu sinh đức công chính của Người,
rằng: "Đức Chúa đã làm như vậy! "
Thoáng qua, Thánh Vịnh 21 này có vẻ thật lạ kỳ ! Bài ca kết thúc bằng những câu sáng chói, ngập tràn lòng tạ ơn mà chúng ta đọc hôm nay :
« 26 Chịu ơn Người, tôi dâng lời ca tụng,ngày đại hội toàn dân...27 Kẻ nghèo hèn được ănuống thoả thuê,người tìm CHÚA sẽ dâng lời ca tụng..30 Mọi kẻ ngủ yên trong lòng đất
sẽ đều bái lạy một mình Người…,31 con cháu tôi sẽ phụng sự Người.Thiên hạ sẽ nói về ĐứcChúacho thế hệ tương lai… » Nhưng cũng chính bài TV này đã bắt đầu bằng câu kêu than :
« 2 Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao?Dù con thảm thiết kêu gào,nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời », xem ra có vẻ tạp nham. Thế nhưng …
Chính vì hai tình huống như thế lại nằm trong một thánh vịnh, chúng ta thử tìm hiểu lý do tại sao ? và tính nhất quán hẳn có, ở đâu ?. Xin nhớ rằng bài thánh vịnh này, cũng như mọi thánh vịnh, đây là lời nói cả dân tộc : kẻ kêu than thất vọng đầu bài và hát tạ ơn cuối bài không ai khác là dân Chúa chọn :Dân It-ra-en.
Nếu họ hát tạ ơn tức là họ được cứu vớt. Được cứu vớt nhưng không thể xoá bỏ hết các đau khổ đã qua. Trái lại nhắc tới cũng thuộc về lời tạ ơn.
Đây là lúc được giải thoát từ Ba-by-lon trở về. Thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá, ngôi Đền bị đập nát ; sự tàn ác dã man của một thành phố bị bao vây; kiếp lưu đày nơi xứ lạ ; bị khinh thị ; kẻ chiến thắng trêu nhạo bắt hát những bài thánh ca để làm trò cười cho họ…Chúa hứa sẽ ở lại trong Đền Giê-ru-sa-lem…nhưng Ngài còn ở giữa những người bị lưu đày ? Chúa cũng đã hứa không bao giờ bỏ dân của Ngài…thế nhưng còn gì những lời hứa đó ?. Thế nhưng để chịu đựng nổi những cảnh cơ cực này, không thể nào làm gì khác hơn là nhắc lại để nhớ luôn đến những lời hứa của Thiên Chúa và những tác động cho dân của Ngài qua bao nhiêu thế kỹ.
Vì thế họ có một lời khấn nguyện : Ngày nào thoát khỏi, trở về xứ chúng ta sẽ xây dựng lại thành Giê-ru-sa-lem, chúng ta sẽ dâng kiệu làm của lễ hiến tế. Thánh vịnh này chính là bài ca cho ngày trở về ấy. Đó là chìa khoá để hiểu bài Thánh Vinh này vậy.
« Điều khấn nguyền, tôi xin giữ trọn, trước mặt những ai kính sợ Người » ( Ngụ ý nói lời khấn nguyện sẽ hát bài tạ ơn trước đền Giê-ru-sa-lem). Chúng ta có thể so sánh bài TV này như các tấm bia nguyện trong các nhà thờ vùng Miền Nam xứ Pháp. Ví dụ như có nhiều bức tranh vẽ những cảnh rất thực một nguy cơ đã thoát, nhờ ơn Chúa hay Đức Mẹ nhậm lời khẩn cầu, bức tranh này là một bia nguyện thực hiện để tạ ơn. Tôi còn nhớ có một bức tranh vẽ cảnh chết đuối : những đứa trẻ ngụp lặn dưới nước dưới mắt kinh sợ của cha mẹ trên bờ đang cầu nguyện. Trong một góc bức tranh, Đức Mẹ đứng trên đám mây nghiêng mình xuống gia đình này, có ý muốn thể hiện, đây là một phép lạ, mấy đứa trẻ đã thoát nạn.
Cũng một cách tương tự, ở đây bài thánh vịnh bắt đầu nói những thử thách trong thời gian lưu đày và cảm tưởng bị ruồng bỏ :
« Dù con thảm thiết kêu gào,nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời!3Ngày kêu Chúa, không lời đápứng,đêm van Ngài mà cũng chẳng yên…8 thấy con ai cũng chê cười,lắc đầu bĩu mỏ buông lời mỉa mai »
It-ra-en không đáng một tên tử tù, một tử tù bị đóng đinh trên thập giá như người ta thường thấy bên vệ đường thời ấy.
« 17 quanh con bầy chó đã bao chặt rồi.Bọn ác đó trong ngoài vây bủa,chúng đâm con thủng cả chân tay18 xương con đếm được vắn dài;chúng đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem »
Phép lạ đầu tiên trước ngày được giải phóng đó là sự bột phát của lòng cậy trông. Thuở ấy dân chúng không ngớt cầu nguyện, hi vọng. Họ nói :
« 4 Thế nhưng Chúa ngự nơi đền,vinh quang của Ít-ra-en là Ngài.5Xưa tổ phụ vẫn hoài cậy Chúa,họ cậy trông, Ngài đã độ trì,6 van nài liền được cứu nguy,đã không thất vọng mỗi khi cậy Ngài »
Biết bao lần họ lập đi lập lại :
« 12 Xa con Ngài đứng sao đành,nguy hiểm bên mình không kẻ giúp cho…20Chúa là sức mạnh con nương,cứu mau, lạy CHÚA, xin đừng đứng xa »
Không ai quên cha ông họ đã từng là nô lệ bên Ai-cập, Chúa đã nghe lời họ kêu van. Sách Xuất Hành chép :
« 23 Sau những năm dài ấy, vua Ai-cập qua đời. Con cái Ít-ra-en rên siết trong cảnh nô lệ. Họ ta thán, và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa.24Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than van và Thiên Chúa nhớ lại giao ước của Người với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp.25 Thiên Chúa đã nhìn thấy con cái Ít-ra-en và Thiên Chúa đã biết. .. ( Xh2 ,23-25) . Và Chúa đã kêu gọi Mô-sê.
Cũng như thế ấy, sau Mô-sê nhiều thế hệ, Chúa cũng gọi Ky-rô một nhân vật lịch sử mới, để giao cho sứ mạng giải thoát dân Ngài và dẫn họ trở về miền đất hứa. Cuộc thử thách những năm bị lưu đày càng cam go bao nhiêu thì niềm vui ngày trở về càng lớn lao bấy nhiêu. Thật vậy, Chúa đã nghe tiếng kêu than của kẻ lưu đày. Ngài đã đáp trả những lời kêu than đó :
« 23 Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúacho anh em tất cả được hay,và trong đại hội dân Ngài,con xin dâng tiến một bài tán dương.24 Hỡi những ai kính sợ ĐỨC CHÚA,hãy ca tụng Người đi!...25 Bởi vì Chúa đã chẳng coi thường,chẳng khinh miệt kẻ nghèo hèn khốn khổ,cũng không đành ngoảnh mặt làm ngơ,nhưng đã thương nghe lời cầu cứu »
Đây bắt đầu những câu mà chúng ta hát hôm nay. It-ra-en trở về xứ, thực hiện lời khấn nguyền :
« 26 Chịu ơn Người, tôi dâng lời ca tụng,ngày đại hội toàn dân »
Và cũng như những ai đã có một trải nghiệm đức tin, con cái It-ra-en muốn chia sẻ với tất cả mọi người lời tạ ơn và lòng thán phục. :
« 28Toàn thế giới, muôn người nhớ lạivà trở về cùng CHÚA.Mọi dân tộc dưới trầnphủ phục trước Tôn Nhan…»
Hẳn ức Ki-tô đã hát nhiều lần bài Thánh Vịnh này trong đời trần gian. Mỗi lần như thế, Ngài chia sẻ những khổ đau, lòng hi vọng và tâm tình biết ơn của dân của Ngài. Ngài biết hơn ai hết, cả toàn nhân loại đang chờ ngày giải phóng hoàn toàn khỏi sự dữ, thắng sự lo lắng trước cái chết. Ngày cuối cùng, trên thập giá, Ngài đã hồi tưởng lại bài thánh vịnh này. Kẻ đã tự nguyện hiến dâng mạng sống của mình để giải thoát mọi nhân sinh, còn tìm được sức mạnh giữa những khổ đau không cùng để tuyên xưng công trình của Thiên Chúa :
« 32 truyền tụng cho hậu sinh đức công chính của Người,rằng: "Đức Chúa đã làm như vậy! »
***