Lời Chúa CN

THÁNH VỊNH CHÚA NHẬT TN XIV-B (Tv 122 ( 123),1-4) 05/7/2015

"Mắt chúng con nhìn vào Chúa, cho tới khi Người thương xót chúng con "

 

 

1 Ca khúc lên Đền.

Con ngước mắt hướng nhìn lên Chúa,
Đấng đang ngự trên trời.

2 Quả thực như mắt của gia nhân hướng nhìn tay ông chủ,
như mắt của nữ tỳ hướng nhìn tay bà chủ,
mắt chúng ta cũng hướng nhìn lên CHÚA
là Thiên Chúa chúng ta,
tới khi Người xót thương chút phận.

3 Dủ lòng thương, lạy CHÚA, xin dủ lòng thương,
bởi chúng con bị khinh miệt ê chề;

4 hồn thật quá ê chề vì hứng chịu
lời nhạo báng của phường tự mãn,
giọng khinh người của bọn kiêu căng.

Trong Thánh Kinh hàng thứ nhất của thánh vịnh này là đề tựa « Ca khúc lên đền », có nghĩa là một trong mười lăm thánh vịnh ( từ 120 đến 134) được sáng tác đặc biệt để được hát trong ba cuộc hành hương hằng năm lên đền Giê-ru-sa-lem.  Trong mười lăm bài thánh vịnh ấy, bài hôm nay có một giọng điệu rất đặc biệt mà chỉ có lịch sử mới có thể làm sáng tỏ được.

Nếu tin theo sách Ê-tra và Nơ-khê-mi-a thì những kẻ thoát nạn lưu đày trở về xứ lòng đầy phấn chấn : ngay lúc vừa mới về tới, họ không chờ xây đền nhưng tái khởi động ngay những phụng vụ trong các cơ cấu tạm thời. Họ được lệnh của vua Ky-rô, vị bá chủ mới, đấng đã chinh phục Ba-by-lon và giải thoát dân bị lưu đày về xứ, ban lệnh truyền cho họ xây lại thành trì và đền thờ. Nhưng lòng họ không hết nơm nớp sợ (Et 3,3), trong lúc họ đi vắng nhiều người trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem …mấy người này nhìn không mấy thiện cảm những dân bị lưu đày vừa mới về xứ. Họ cũng bắt đầu đặt nền móng cho đền thờ mới. Dơ-rúp-ba-ven chỉ đạo xây dựng công trình. Vừa mới khởi đầu thì có phe phản đối chống lại. Cuộc xung đột càng ngày càng gay gắt, tới tai chính quyền Ba-Tư và công trình bị ngưng lại. Có nhiều cách giải thích sự kiện- khác nhau tuỳ nguồn từ đâu đến. Có người cho rằng  Dơ-rúp-ba-ven,  người dẫn đầu phe vừa từ Ba-by-lon về đòi hỏi khắt khe về lòng trung tín của những người trong xứ, những người này cũng muốn tham dự vào công trình. Có những người khác cho rằng dân bản xứ tố cáo với chính quyền Ba-tư rằng đây là một hành động bất tuân của Dơ-rúp-ba-ven và là một cuộc phản loạn ngầm. Các công trình chỉ được tái khởi động vào năm 520 trước CN, theo lời kêu gọi của hai tiên tri Khác-gai và Da-ca-ri-a.

Trong bầu khí nghi kỵ nhau, mới có bài thánh vịnh chúng ta đọc hôm nay. Những người mới về với Dơ-rúp-ba-ven không ngớt thất vọng. Chúng ta có thể nhận thấy nơi đây sự nhún nhường và nhục nhã của họ. Những người tại chỗ, ra mặt là những người có nhà có cửa, xem không ra gì cảnh nghèo hèn của những người vùa nhập cư. Ai ngoài Thiên Chúa có thể tái lập quyền lợi của họ ? :

 « 3 Dủ lòng thương, lạy CHÚA, xin dủ lòng thương,
bởi chúng con bị khinh miệt ê chề;

4 hồn thật quá ê chề vì hứng chịu
lời nhạo báng của phường tự mãn,
giọng khinh người của bọn kiêu căng
 »

Một lần nữa đức tin không đem lại lợi ích gì !

Sau này mỗi lần « lên đền » Giê-ru-sa-lem họ tưởng niệm những thời buổi khó khăn và gợi lại những đau khổ của những kẻ đã bỏ công xây dựng lại, mặc dù biết bao khó khăn cản trở. Không khó gì tưởng tượng tình cảm của họ, vì sự sỉ nhục chưa chấm dứt và họ vẫn còn nhún nhường.  Đành rằng đền Giê-ru-sa-lem được tái thiết nhưng It-ra-en chưa hoàn toàn độc lập (Chỉ trừ thời gian ngắn, thời Hasmonéen,142—63 trước CN) . Họ không ngớt khấn nài : « 3 Dủ lòng thương, lạy CHÚA, xin dủ lòng thương »

Lời kêu cầu cứu : « Con ngước mắt hướng nhìn lên Chúa,Đấng đang ngự trên trời » lập lại công thức của bài thánh vịnh « Lên Đền » đầu tiên :
« 1 Ca khúc lên Đền.
Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi,
ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao? »( 121 ,1)

Đây là một lối văn thường dùng để biểu lộ sự tôn thờ và lòng cậy trông. Ví dụ các câu sau đây:

« 15 Mắt tôi nhìn CHÚA không biết mỏi,

 vì chính Người sẽ gỡ chân tôi khỏi dò lưới » ( Tv 25,15)

« 4 Kêu hoài nên kiệt sức, họng con đã ráo khô;
đôi mắt đã mỏi mòn bởi trông chờ Thiên Chúa.
 » ( Tv 69,4)

« 82 Mòn đôi mắt bởi mong điều Chúa hứa,
con tự nhủ: đến bao giờ Ngài mới ủi an?
 » ( Tc 119,82)

« 123 Con mỏi mắt trông ơn Ngài cứu độ,
trông lời hứa công chính của Ngài.
 » ( 119,123)

«  8 Lạy CHÚA là Chúa Tể, con ngước mắt nhìn Ngài,
bên Ngài con ẩn náu, đừng để con thiệt mạng.
 » (Tv 141,8)

« 15 Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa,
và chính Ngài đúng bữa cho ăn.

16 Khi Ngài rộng mở tay ban,
là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê ».
  ( Tv 145, 15-16)

Một hình ảnh khác nói lên lòng cậy trông, dựa vào bàn tay của Chúa : chính bàn tay này từng che chở hướng dẫn và bồi dưỡng It-ra-en . Vì thế ví dụ như việc vượt qua biển : «  31 Ít-ra-en thấy ĐỨC CHÚA đã ra tay hùng mạnh đánh quân Ai-cập. Toàn dân kính sợ ĐỨC CHÚA, tin vào ĐỨC CHÚA, tin vào ông Mô-sê, tôi trung của Người » ( Xh 14,31)

«  24 Như thế, mọi dân trên mặt đất sẽ biết rằng tay ĐỨC CHÚA mạnh mẽ dường bao, và anh em sẽ kính sợ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, hết mọi ngày." ( Gs 4,24)

Bàn tay nắm lấy dân Chúa chọn  

« 13 Vì Ta, ĐỨC CHÚA, là Thiên Chúa của ngươi,Đấng cầm lấy tay phải ngươi và phán bảo:"Đừng sợ, chính Ta phù trợ ngươi. » ( Is , 41,13) ;

 «   6 Người phán thế này: "Ta là ĐỨC CHÚA, Ta đã gọi ngươi,vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta.Ta đã nắm tay ngươi,đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân,làm ánh sáng chiếu soi muôn nước, »    ( Is, 42,6)

«  đất sét ở trong tay người thợ gốm thế nào, các ngươi ở trong tay Ta cũng như vậy (Gr 18,6)

Để kết luận chúng ta hãy đọc sách I-sa-i-a :
« 1 Này, không phải ĐỨC CHÚA ngắn tay không thể cứu,
cũng chẳng phải Người nặng tai không nghe được,

2 mà chính lỗi lầm của các ngươi
đã phân cách các ngươi với Thiên Chúa các ngươi;
chính tội lỗi các ngươi đã khiến Người ẩn mặt
để khỏi nhìn, khỏi nghe các ngươi.

3 Quả thật, bàn tay các ngươi vấy máu,
ngón tay các ngươi đầy tội ác tầy trời,
môi miệng các ngươi nói lời giả dối,
lưỡi các ngươi thốt ra điều bất công »
( Is 59,1-3)

Bấy giờ chúng ta hiểu vì sao bài thánh vịnh kêu ba lần « dũ lòng thương », nhưng không quên rằng « không phải ĐỨC CHÚA ngắn tay không thể cứu »

***

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com