"Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao."
2 Tôi sẽ không ngừng chúc tụng CHÚA,
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.
3 Linh hồn tôi hãnh diện vì CHÚA
xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.
4 Hãy cùng tôi ngợi khen ĐỨC CHÚA,
ta đồng thanh tán tụng danh Người.
5 Tôi đã tìm kiếm CHÚA, và Người đáp lại,
giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng.
6 Ai nhìn lên CHÚA sẽ vui tươi hớn hở,
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi.
7 Kẻ nghèo này kêu lên và CHÚA đã nhận lời,
cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.
8 Sứ thần của CHÚA đóng trại chung quanh
để giải thoát những ai kính sợ Người.
9 Hãy nghiệm xem CHÚA tốt lành biết mấy:
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!
Một lần nữa, chúng ta chứng kiến trong bài thánh vịnh này sự đối chiếu giữa từng hai câu một. Mỗi câu được viết bằng hai hàng đối với nhau. Lý tưởng là nên đọc thành hai bè, mỗi hàng xen kẽ nhau. Chẳng những bài gồm 22 câu (Số 22 là số chữ cái trong từ vựng Do Thái), mà hơn thế nữa, bài được gọi theo thể thơ tiếng Pháp gọi là acrostiche, tức 22 chữ đầu của mỗi câu là một chữ viết bên lề bài thơ, theo thứ tự của từ vựng a-b-c Do Thái. Thể thơ này được gặp khá thường trong các thánh vịnh tạ ơn Giao Ước. Hơn nữa các danh từ dùng cho sự tạ ơn hiện diện rất phong phú trong bài thánh vịnh hôm nay, nhất là trong những câu đầu.!2 không ngừng chúc tụng CHÚA ; hát mừng Người ; hãnh diện vì CHÚA ; xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên ; ngợi khen ĐỨC CHÚA ; tán tụng danh Người ; giải thoát ; vui tươi hớn hở ; CHÚA đã nhận lời ; giải thoát ; hạnh phúc thay… »
Hãy để lòng chúng ta được vang dội bởi vô số các cụm chữ tuyệt vời này «3 Linh hồn tôi hãnh diện ; Vui lên, ngợi khen ĐỨC CHÚA ; Tán tụng danh Người ; Giải thoát ; Vui tươi hớn hở ; Cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn ; Giải thoát những ai kính sợ Người ; Hạnh phúc thay… »
Có một đặc điểm trong từ vựng Thánh Kinh: « 6 Ai nhìn lên CHÚA sẽ vui tươi hớn hở » Cụm chữ « nhìn lên Chúa », hay thỉnh thoảng « ngước mắt lên Chúa » là cách diễn tả chiêm ngắm Đấng chúng ta nhận ra là Thiên Chúa. Đây là tất cả trải nghiệm dân It-ra-en, làm chứng tá cho công trình của Thiên Chúa, một Thiên Chúa biết đáp lại, giải thoát, quan tâm và cứu độ… « 5 Tôi đã tìm kiếm CHÚA, và Người đáp lại, giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng 7 Kẻ nghèo này kêu lên và CHÚA đã nhận lời, cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn » ( C 5 ;7). Sự quan tâm của Thiên Chúa đối với những người đau khổ đã được tường thuật trong đoạn nói về bụi cây bốc cháy. "Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng “ (Xh 3,7).
Trong lịch sử, It-ra-en là « kẻ nghèo » đã trải nghiệm lòng thương xót của Chúa, được nhận ra khi họ hát bài thánh vinh 33 ( 34) này : « 7 Kẻ nghèo này kêu lên và CHÚA đã nhận lời, cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn » . Trước tiên họ cầu xin riêng cho họ, nhưng bài thánh vịnh mời gọi mở rộng chân trời, nên có câu : « Kẻ nghèo này kêu lên », có nghĩa là bất cứ kẻ nghèo nào, dù bất cứ ở đâu trên trái đất. Chừng một lúc It-ra-en khám phá ra sứ vụ của họ. Sứ vụ gồm hai hướng.
Trước tiên đó là một dân tộc dạy cho những kẻ khiêm nhu trên thế giới biết sống cậy trông. Đức tin hiện ra như một đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Đó là câu trả lời của Thiên Chúa khi họ hỏi : Con người kêu cầu đến Thiên Chúa, Ngài nghe, giải thoát và đến cứu họ… Con người bấy giờ cất tiếng tạ ơn. Nếu nghĩ cho thật kỹ, lời cầu nguyện luôn gồm cả hai vế, cầu xin và ngợi khen, cảm tạ. Trước hết là lời cầu xin và câu trả lời của Chúa : « 5 Tôi đã tìm kiếm CHÚA, và Người đáp lại, giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng(C 5).Kế tiếp đó là lời cảm tạ : « "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em »(Lc 6,20). Trong bài này ở câu 3 : « xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên. (Điều này chứng tỏ Đức Giê-su hội nhập ngôn từ của các cha ông It-ra-en trong ngôn từ của Ngài để rao giảng)
Chúng ta có thể học hỏi trong bài này hai điều. Đầu tiên là « Hãy vui lên, thiên Chúa không làm ngơ giả điếc và sẽ hành động ». Điều thứ hai là « Chúa chọn những khí cụ trên thế gian này để giải cứu các ngươi ». Sứ vụ của It-ra-en trong suốt nhiều thế kỷ phải làm vang dội lời kêu xin ấy - phải hát lên bài ca nhiều bè này - hoà lẫn đau khổ, ngợi khen và hi vọng. Hơn nữa phải nâng đỡ tất cả mọi hình thức của sự nghèo khổ. Có một loại đau khổ không bao giờ nên ruồng bỏ, khước từ đó là : « tâm hồn nghèo khó » (Mt 5,3). Thực tế của những kẻ chấp nhận mình là kẻ bé mọn mà dám khẩn cầu Chúa cứu mình. Như thánh Mát-thêu nói : 3 "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ » ( Mt 5,3)
Còn sự ân cần của Chúa không phải là cây đũa thần có thể làm tan biến mọi buồn phiền khó chịu, mọi đau khổ trong đời chúng ta…Trong sa mạc, đi sau lưng ông Mô-sê hay trong Ca-na-an đi sau lưng ông Giô-su-ê, mọi lo lắng của dân chúng, không được tránh đi trong mọi tình huống như một phép lạ ! Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa đồng hành với họ trong mọi lúc, để giúp họ vượt qua những trở ngại. Trong bài học về cầu nguyện, thánh Lu-ca nói không gì khác hơn : 9 "Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.10 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.11 Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó?12 Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp?13 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao? » (Lc11,9-13). Chúng ta hãy trở lại bài hôm nay với hai câu (16,18) : «16 nhưng để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu.18 Họ kêu xin, và CHÚA đã nhận lời, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn » . Trong cơn thử thách, trong đau khổ chẳng những ta được phép mà còn nên kêu gào xin thương xót.
***