"Các ngươi hãy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm".
Trích sách Đệ Nhị Luật.
1 Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em
.2 Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, mà tôi truyền cho anh em
.6 Anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh. Khi được nghe tất cả những thánh chỉ đó, họ sẽ nói: "Chỉ có dân tộc vĩ đại này mới là một dân khôn ngoan và thông minh! "
7 Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?
8 Có dân tộc vĩ đại nào được những thánh chỉ và quyết định công minh, như tất cả Lề Luật mà hôm nay tôi đưa ra trước mặt anh em?
Khi chúng ta biết rằng Sách Đệ Nhị Luật được báo ngày viết lùi lại trước ngày thật, thì chúng ta mới hiểu ý chính của bài viết hôm nay. Những lời này được gán cho ông Mô-sê. Chính thật ra những lời này giả dụ như ông Mô-sê sẽ nói nếu ông còn sống, vì sách Đệ Nhị Luật được viết ra giữa thế kỷ thứ tám và thứ sáu trước Công Nguyên. Sở dĩ tác giả nhấn mạnh không nên thêm hay bớt đi vào bộ Lề Luật được ban từ Si-na-i là vì từ ngày ấy cho đến ngày nay người ta quá tự tiện làm như thế. Vì lẽ đó bài này nhắc lại điều chính yếu ấy, đúng ra không nên bao giờ quên.
Trước hết Giao Ước có hai chiều. Thiên Chúa cam kết với dân tộc nhỏ ấy : Ngài hứa sau này sẽ cho một đất nước. Nay điều này được thực hiện. Chúa đã giữ trọn vẹn lời hứa. Đàng khác chắc hẳn ông Mô-sê cũng nói : « 1 Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em ». Nhưng chẳng bao giờ ông thấy thực hành, trong lúc ấy nhiều thế kỷ đã qua, sách Đệ-Nhị Luật hôm nay vang lên như một lời trách mắng nhục mạ. Thật vậy, Thiên Chúa đã giữ lời hứa, còn bên dân chúng không như thế. Trong lúc ấy, dân Do-thái từ khi bước chân lên đất Ca-na-an (sau này gọi là Pa-lét-tin) lúc nào cũng có khuynh hướng từ bỏ đạo của mình mà theo đạo của các dân láng giềng mới. Và họ thường từ bỏ các điều răn, từ việc không tuân giữ ngày Sa-bát cho đến việc thảo kính cha mẹ, qua tất cả những điều răn bảo vệ người nghèo và công bằng xã hội cũng như thế.
Trong lúc đó vùng đất hứa đã được ban cho (đúng ra là được trao cho) dân tộc này để sống thánh thiện. Thánh thiện theo nghĩa của Thánh Kinh là « sống khác ». Chúng ta thích gọi là vùng « đất thánh », nhưng lẽ ra phải nói « Đất Khác », vùng đất trong ấy sống khác, và đó là cả một kế hoạch! Có nghĩa là chương trình ấy gồm có ít nữa ba điều.
Thứ nhất, đất ban cho để sống hạnh phúc, vì kế hoạch của Thiên Chúa dành cho con người chỉ là hạnh phúc. Trong thời « Sáng Thế » những phái viên của ông Mô-sê đi khám phá lần đầu tiên ở xứ Ca-na-n, lúc trở về họ nói : «25 … Miền đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ban cho chúng ta, tốt tươi thật! », nên hiểu câu này là : « miền đất để sống hạnh phúc». Chúng ta từng biết cụm chữ « miền đất tràn trề sữa và mật »(Xh33,3), tượng trưng cho sự trù phú, và tính chất êm dịu, nhẹ nhàng. Giữa sa mạc mà có tràn trề sữa và mật, thật là một giấc mơ!
Điều thứ hai, miền đất Thiên Chúa trao ban sẽ là miền đất của công lý và hòa bình. Ví dụ như ngay từ lúc vừa mới đến Ca-na-an , dân chúng được nghe từ Thiên Chúa, là họ không phải duy nhất trên thế giới và phải biết tập chung sống với kẻ khác. Và dòng lịch sử dài lâu của It-ra-en có thể ví như sự trở lại từ chối bạo lực, ít nữa trên phương diện lý tưởng cá nhân và cộng đồng.
Điều thứ ba - và cũng là điều kiện ắt có cho hai điểm trên - đất này ban cho It-ra-en để được sống theo Sách To-ra. Đất Thánh là không gian trong ấy mọi người học cách sống theo Luật của Thiên Chúa. Biết rằng sống chung với những dân tộc thờ phượng bụt thần, sẽ bị cám dỗ sống giống như họ. Đó là vấn đề luôn luôn có tính cách thời sự. Cũng vì thế dân chúng ý thức ơn gọi của mình, tìm cách khư khư gìn giữ tính đồng nhất của dân tộc mình. Điều này thể hiện trong sự cấm cưới người phụ nữ dân ngoại. Những lý do đó cũng giải thích tại sao phải dành mảnh đất nhỏ đó để trong ấy, dân có thể sống theo Luật của Thiên Chúa và học cách sống theo công lý và hoà bình.
Tất cả là phần ẩn ý trong những lời khuyên bảo của bài đọc Chúa nhật hôm nay : «1 Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em ». Câu này có nghĩa là, « miền đất này anh em sẽ không bao giờ mất nó nếu anh em sống biết tuân giữ luật Tô-ra (đoạn này có thể viết lúc cuối thời bị lưu đày) , khi anh em trở về, lần này hãy cố gắng tuân theo các thánh chỉ ».
Có lẽ sự trung thành này không mấy dễ, cho nên tác giả bày ra một lý lẽ mới để biện minh như « Luật Tô-ra của chúng ta là hay nhất hoàn cầu, các dân tộc khác ganh tị và thèm muốn được như chúng ta. « 6 Anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh. Khi được nghe tất cả những thánh chỉ đó, họ sẽ nói: "Chỉ có dân tộc vĩ đại này mới là một dân khôn ngoan và thông minh ! ». Sẵn đây chúng ta nhận ra một điều quen thuộc trong sách Châm Ngôn, trong ấy việc tuân giữ các điều răn là cách hay nhất để học cho được Khôn Ngoan. Còn một lý lẽ khác nữa, có lẽ là một luận chứng tốt nhất được nêu lên : cuộc đời êm dịu trong Giao Ước. Một lần nữa chúng ta đứng trước một trải nghiệm siêu nhiên duy nhất trên thế gian mà dân It-ra-en là dân tộc có đặc quyền ấy : « 7 Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người? »
***