Chúa đang nâng đỡ tâm hồn con
3 Lạy Thiên Chúa, xin dùng uy danh mà cứu độ,
lấy quyền năng Ngài mà xử cho con.
4 Lạy Thiên Chúa, xin nghe con nguyện cầu,
lắng tai nghe lời con thưa gửi.
5 Phường kiêu ngạo nổi lên chống đối,
bọn hung tàn tìm hại mạng sống con,
chúng không kể gì đến Thiên Chúa.
6 Nhưng này có Thiên Chúa phù trì,
thân con đây, Chúa hằng nâng đỡ.
7 Ước chi điều ác quật lại kẻ rình hại con,
vì Ngài thành tín, xin tiêu diệt chúng.
8 Con tự nguyện dâng Ngài lễ tế,
lạy CHÚA, con xưng tụng danh Ngài,
thật danh Ngài thiện hảo,
Trong Thánh Kinh, trước bài Thánh vịnh này có hai lời ghi chú : lời thứ nhất chỉ rõ phải hát như thế nào, đệm bằng các khí cụ có giây, và lời thứ hai, rất thú vị, vì ám chỉ một giai đoạn đặc biệt của lịch sử It-ra-en : « Khi dân chúng thành Díp đến thưa với vua Sa-un : « Có phải Đa-vít đang lẫn trống giữa chúng tôi chăng ? ». Đa-vít đang gặp khó khăn lớn : Trước kia vua Sa-un xem Đa-vit như con mình, còn xem ông như chàng rể của mình, nhưng dần dần đâm ra ghen tuông với Đa-vít một cách cuồn nhiệt : người trai trẻ này thành công trong khắp lãnh vực, có thể sau này trở thành một đối thủ, nếu không dè chừng. Mọi việc càng ngày càng xấu hơn làm cho Đa-vít phải trốn khỏi triều đình vua Sa-un. Thế nhưng mỗi lần Đa-vít lẫn trốn ở đâu, thế nào cũng có người tố cáo. Trong giai đoạn hôm nay, Đa-vít đang trốn trong vùng Giu-đa gần làng Díp và dân làng này đi tố cáo với vua Sa-un. Đa-vit không hi vọng nào có thể nào thoát nếu Chúa không can thiệp.
Chúng ta có thể tưởng tượng lời cầu nguyện của chàng trai trong nguy khốn có thể là bài thánh vịnh này, tức là gồm có hai lời kêu mãnh liệt: lời thứ nhất là kêu cầu cấp cứu ( có thể xin cho kẻ địch chết) ; lời thứ hai là lời ca vinh thắng vì Chúa không thể nào không đến giải cứu tín hữu của Ngài.
Thật sự, khi một bài thánh vịnh cho một lời chỉ dẫn như thế, thì không nhất thiết bài này được thốt ra từ Đa-vit hay do ngài viết ra, nhưng chính toàn dân It-ra-en đã sống trong tình huống tương tự như vua Đa-vít. Trong suốt lịch sử có những lúc gần như họ hoàn toàn bị diệt chủng. Trong cuộc lưu đày It-ra-en chẳng hạn, mọi sự dường như chuẩn bị cho giống dân nhỏ bé này bị xoá hẳn trên bản đồ thế giới. Nhìn một cách thế gian, điều này không còn nghi ngờ gì. Khi ấy họ kêu lên hai lời này : Đầu tiên là kêu cầu cứu : « 3 Lạy Thiên Chúa, xin dùng uy danh màcứu độ,lấy quyền năng Ngài mà xử cho con ». Khi nói « xin dùng uy danh » là gợi lên Giao Ước với Thiên Chúa, vì chính lúc lập Giao Ước trong sa mạc Si-na-i Chúa đã mạc khải TÊN Ngài cho dân Chúa chọn. Đây là luận chứng mạnh nhất trong lời thỉnh cầu : lòng trung thành của Thiên Chúa với sự chọn lựa của Ngài, lời hứa của Ngài. Chính Thiên Chúa đã chọn dân tộc này, đã gởi ông Mô-sê đứng đầu để giải thoát họ và sau đó lập Giao Ước với Thiên Chúa: tự ý ngoài Ngài, không ai nghĩ đến.
Đa-vít cũng thế, chàng không xin gì. Chính Chúa gửi tiên tri Na-tan chọn Đa-vít giữa các con của Gie-sê và gởi đến vương triều Sa-un để chuẩn bị sau này lên ngôi vua. Đa-vít, tự ý mình không bao giờ có những ý nghĩ ấy. Vì lẽ ấy mới đánh bạo gợi lại lời của Chúa. Cũng vì thế mới cầu khấn quyền năng của Chúa : « , xin dùng uy danh màcứu độ,lấy quyền năng Ngài mà xử cho con ». Đây cũng là cách nói, Ngài là Vua các vua đã chọn con làm vua kia mà !.
Yếu tố thứ hai của lời cầu nguyện, đây đã là một bài ca tạ ơn, trong các lời cầu nguyện dân Do Thái, lúc nào họ cũng chắc chắn được nhậm lời. Khi Chúa Giê-su nói với Chúa Cha : « Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con » ( Ga11), Ngài chính là Đấng kế nghiệp của đức tin dân tộc Ngài. Tác giả viết bài thánh vịnh- dù là cho Đa-vít hay cả toàn dân- đã nghĩ đến ngày lễ tạ ơn « 8 Con tự nguyện dâng Ngài lễ tế ». Bản gốc của chữ « tự nguyện »trong Thánh Kinh chúng ta có nghĩa là « một cách tuyệt vời, vương giả », được dùng trong thể tương lai chắc chắn chứ không phải thể tương lai có điều kiện, vì sự kiện sẽ chắc chắn xảy ra.
Nhưng trong lời khẩn nguyện của tín hữu phải công nhận có vài nét mang ý trả thù, những lời hận thù. Khi người dâng những lời nguyện này chắc chắn là sẽ được Chúa nhậm lời, thì người ấy cũng xin Chúa loại những kẻ khác :
« 4 Lạy Thiên Chúa, xin nghe con nguyện cầu,
lắng tai nghe lời con thưa gửi.
5 Phường kiêu ngạo nổi lên chống đối,
bọn hung tàn tìm hại mạng sống con,
chúng không kể gì đến Thiên Chúa.
6 Nhưng này có Thiên Chúa phù trì,
thân con đây, Chúa hằng nâng đỡ.
7 Ước chi điều ác quật lại kẻ rình hại con,
vì Ngài thành tín, xin tiêu diệt chúng »
Chúng ta thường gặp những lời tương tự trong các thánh vịnh. Với các ngôn sứ cũng thế, cũng như trong Giê-rê-mi-a ! Ngài cũng có những lời nguyện như thế. Trong sách Khôn Ngoan, chúng ta cũng gặp vài đoạn nói về những lời Tự Thú trong ấy ngài than phiền bị sỉ nhục, hăm dọa, bách hại, nhưng thỉnh thoảng, dù ngài là một ngôn sứ quan trọng, trong lời nguyện cũng có vài nét có tính chất trả thù : « 20 Nhưng, lạy ĐỨC CHÚA các đạo binh, Ngài công minh khi xét xử, Ngài thấu suốt tâm can từng gang tấc, con thấy Ngài trị tội chúng thật là đích đáng, vì con đã giãi bày cơ sự cùng Ngài » ( Gr11,20)… 18 Xin cho những kẻ bách hại con phải thẹn thùng xấu hổ, chứ không phải là con. Xin cho chúng phải thất kinh khiếp đảm, chứ không phải là con. Xin cho ngày tai hoạ mau đến với chúng. Xin đập chúng, đập tan nát tả tơi » ( Gr 17,18).
Loại từ ngữ bạo lực ấy làm cho chúng ta khó chịu đến nỗi chúng ta có khuynh hướng kiểm duyệt. Thế nhưng chúng ta cũng ngại không hiểu điều gì cho phép chúng ta kiểm duyệt Sách Thánh…Vì thế chúng ta nên rút ra một bài học : không chỉ có những tình cảm nhân đức trong các thánh vịnh, tức là trong những lời cầu nguyện đề nghị cho chúng ta, không cần phải « cải trang » các tình cảm của chúng ta trước mặt Chúa. Hãy tỏ cho Ngài con người thật của chúng ta, chính Ngài sẽ cảm hoá nó.
Đó cũng là cho chúng ta biết lúc nào Chúa cũng ở bên cạnh chúng ta, để đấu tranh chống lại những gì huỷ hoại con người, và Sự Dữ là kẻ thù. « 7 Ước chi điều ác quật lại kẻ rình hại con », đây đúng là lời nguyện của Đa-vít đang bị Sa-un lùng bắt : nhiều lần Đa-vít bị cám dỗ trả thù nhưng sau cùng từ chối không làm. Nhưng có lẽ ngài để Chúa giải quyết với những kẻ thù của mình, đặc biệt với Sa-un, đã nhiều lần ngài có sức mạnh kềm chế không trả oán.
Một lời nguyện như « 7 Ước chi điều ác quật lại kẻ rình hại con »cũng đã phản ánh một tiến bộ của lương tâm luân lý của dân Chúa : không chính mình trả thù mà xin Chúa xử lý. Chính Ngài là Đấng Công Minh, Ngài sẽ « xét xử ».Đây cũng là một bước tiến quan trọng của phương pháp sư phạm của Thánh Kinh.
Còn phải học thêm sự trả thù trong oán hận không phải phương pháp tốt để tái lập vinh dự và sự tha thứ mới làm cho chúng ta lớn lên hơn. Chúa Giê-su và môn đệ Ngài, Tê-pha-nô đã tha thứ cho các đao phủ của mình và cầu nguyện cho họ : « Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm. » ( Lc 23,34) Đó là lời nguyện của đấng là Tình Yêu hoàn hảo, chưa phải là của chúng ta một cách tự phát.
Vì thế, khi chúng ta gặp những câu loại ấy trong các thánh vịnh, chúng ta được mời gọi là một linh hồn anh em với những kẻ ấy : Lúc nào trên mặt đất này cũng có những người nam người nữ không có một nguồn lực nào khác ngoài hận thù và khác khao trả oán để phục hồi nhân phẩm của họ. Có lẽ từ đó chúng ta có thể múc lấy can đảm để đến cứu họ. Và không gì cản chúng ta, nhân danh họ thêm lời nguyện của Chúa Giê-su trên thập giá : « Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm. »
***