Lời Chúa CN

BÀI ĐỌC 2 CHÚA NHẬT XV TN Năm C (Cl 1, 15-20) 10/07/2016

"Mọi vật đã được tạo thành nhờ Ngời và trong Người"

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

 

15 Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo,

16 vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.

17 Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người.

18 Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu.

19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người,

20 cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.

 

Bài này vừa tuyệt vời nhưng cũng vừa quá chừng khó, nhưng chúng ta cảm thấy trước sẽ dẫn chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm đức tin của chúng ta. Bài vang lên như Kinh Tin Kính, tổng hợp mầu nhiệm Chúa Kitô như thánh Phaolô cùng các môn đệ ngài đã được mặc khải.

Điều lưu ý đầu tiên về đoạn này: phần đầu và phần sau đi với nhau, kẹp phần giữa (Chú thích BBT: phần giữa để triển khai ý của hai câu đầu và cuối, một thể văn thường gặp trong Thánh Kinh, nhất là các thánh vịnh). Hai phần này bao gồm dự án của Thiên Chúa, công trình của Ngài. Thánh Phaolô không dùng cụm chữ trong thư cho tín hữu thành Êphêsô « kế hoạch yêu thương » nhưng cũng có cùng ý nghĩa, cùng mầu nhiệm. Vì thế chúng ta phân biệt ba phần trong đoạn văn này:

- Hai phần đầu và cuối nói về Thiên Chúa, phần đầu là (câu 13 không được đọc hôm nay): « 13 Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm ( tức là được Rửa tội), và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái », và phần sau hai lần có cụm chữ: « Chúa đã muốn », « 19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, 20 cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình ».

- Công trình này được hoàn tất do Chúa Giêsu Kitô, vì thế phần giữa nói về Ngài.

Điều thứ hai chúng ta lưu ý: mỗi khi nói về chương trình Thiên Chúa, bài dùng các động từ thì quá khứ: « 19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người ; 20Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời ». Đây là một cách nói chương trình Thiên Chúa đã được thiết lập từ đời đời. Ngược lại những gì nói về Chúa Giê-su Ki-tô được dùng thì hiện tại: « 15 Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình; 17 Người có trước muôn loài muôn vật; 18 Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên… ». Có nghĩa là mầu nhiệm Chúa Kitô triển khai trải dài suốt lịch sử nhân loại.

Điều thứ ba chúng ta lưu ý. Phần giữa nói về Chúa Giêsu Kitô cũng được chia thành hai phần: tạo vật tiên khởi và tạo vật mới: « 17 Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người » (Chúng ta thường gọi là công trình tạo dựng) « Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại » (đây là nói về sự Phục sinh, tức là tạo dựng mới). Tất cả đã được tạo dựng và tất cả được tạo dựng lại, hoà giải trong Ngài. Thật vậy Chúa Giêsu Kitô chính là trung tâm của nhân loại và của lịch sử.

Đều cuối đáng lưu ý. Chìa khóa mở ra để hiểu tư tưởng thánh Phaolô là ở đây, trong cụm chữ này: « 15 Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình ». Trong công trình tạo dựng ban đầu, Thiên Chúa tạo ra con người giống hình ảnh Thiên Chúa; sứ vụ của con người là phiên bản giống hình ảnh Thiên Chúa. Vì thế Đấng Kitô là biểu tượng hoàn hảo nhất điều ấy; chúng ta có thể nói Ngài là hình ảnh thật sự của Thiên Chúa. Khi chúng ta chiêm ngắm đức Kitô, là chúng ta chiêm ngắm con người Thiên Chúa muốn tạo thành. « Đây là người » (Ga 19, 5) đó là lời Philatô nói với dân chúng, ông không ý thức nhưng đã nói lên ý nghĩa sâu xa của lời tuyên bố ấy!

Nơi Chúa Giêsu Kitô chúng ta chiêm ngắm chính Thiên Chúa. Trong cụm chữ « hình ảnh Thiên Chúa vô hình » nơi Chúa Giêsu, không nên xem thường chữ « hình ảnh », trái lại phải hiểu thật sâu xa ý nghĩa chữ này. Nơi Chúa Giêsu Kitô chúng ta thấy Thiên Chúa, nói cách khác Chúa Giêsu Kitô là trạng thái hữu hình của Chúa Cha. « Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha » (Ga 14, 9). Trong thư này, vài câu dưới, thánh Phaolô cũng nói: « 9 Thật vậy, nơi Người, tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể » (Cl 2, 9). Chúa Giêsu quy tụ trong Ngài sự viên mãn vừa của các tạo vật, vừa của Thiên Chúa. Khi chúng ta chiêm ngắm Chúa Kitô, chúng ta chiêm ngắm con người… khi chúng ta chiêm ngắm Chúa Kitô, chúng ta chiêm ngắm Thiên Chúa. 

Còn một điều cần suy nghĩ vì sao máu và thập giá Chúa Kitô hoà giải chúng ta với Thiên Chúa. Thì đây, vấn đề là bài này được đọc và hiểu hai cách. Cách thứ nhất, cách này cho chúng ta những ý nghĩ hoàn toàn sai lầm: Thiên Chúa muốn Chúa Giêsu đau khổ nhiều để xoá tội cho chúng ta… Phải nhất quyết từ bỏ cách suy nghĩ như thế: không phải trả nợ cho Thiên Chúa. Cách suy nghĩ thứ hai là: chính sự thù hận của con người giết Chúa Kitô, nhưng bởi một sự thay đổi tình hình huyền bí, hận thù được biến đổi thành khí cụ để hoà giải, đem lại bình an.

Trong đời người, có lúc chúng ta có những trường hợp có thể lấy làm ví du như thế: tôi nghĩ tới Itzak Rabin, Martin Luther King, Gandhi … Những người này rao giảng hoà bình, bình đẳng giữa mọi người, điều ấy làm họ phải mất mạng sống. Họ là nạn nhân của thù hận con người, nhưng cái chết của họ, khởi đầu một cách nghịch lý, cho bước tiến đến hoà bình và hoà giải. Làm chứng nhân cho tình yêu và tha thứ, có khi phải hi sinh đến mạng sống nhưng cũng làm men cho hoà bình. Tuy thế, về mặt con người, không đủ để hoà giải tất cả nhân loại với Thiên Chúa vì họ chỉ là con người. Chúa Giêsu, Ngài vừa là Người vừa là Thiên Chúa: Ngài vừa là Thiên Chúa tha thứ vừa là nhân loại được tha thứ. Điều làm cho chúng ta được hoà giải là sự tha thứ của Chúa Kitô cho những đao phủ của Ngài, cũng chính là sự tha thứ của Thiên Chúa cho con người. Thiên Chúa tha thứ… chỉ vì lòng từ bi nhân hậu của Ngài mà thôi.

Như thánh Phaolô nói, Thiên Chúa vui lòng tha thứ chúng ta qua Chúa Giêsu Ki tô: « 19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, 20 cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình ». Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, người đầu tiên được hưởng sự hoà giải đó là người « trộm lành »

Thật huyền diệu, nhưng chúng ta thừa biết không chỉ vì thế: Giao Ước Mới được khởi động bởi Đức Giêsu Kitô, Ngài hiến dâng cho sự tự do con người. Đối với chúng ta là những kẻ được Rửa Tội, đây lẽ ra phải là một đề tài ngạc nhiên thán phục và tạ ơn. Vì thế thánh Phaolô bắt đầu chiêm ngắm: « 12 Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng » (Cl 1, 12). Thánh nhân nói với « dân thánh » tức là những người được Rửa Tội. Giáo hội được thiết lập, có một sứ vụ nhưng cũng là nơi để tạ ơn Thiên Chúa. Chúng ta cũng đừng ngạc nhiên mỗi tập hợp hằng tuần của chúng ta gọi là « Lễ tạ ơn » (Được chuyển ngữ từ tiếng Hy lạp)

***


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com