Nhà thờ Thủ Đức

ChurchThuDuc04

Lược sử Giáo xứ Thủ Đức

ChurchThuDuc00cThành lập năm 1879 gồm 15 giáo họ. Hiện nay Giáo xứ có 6 hội đoàn, 5 ca đoàn.

Nhà thờ theo kiến trúc gothique được xây dựng từ năm 1889 với diện tích 808 m2 trong khuôn viên rộng 6468 m2.

Nhà xứ được xây dựng vào năm 1926, trùng tu cuối năm 2009. Nhà thờ được trung tu năm 2013.

Theo truyền khẩu của ông cha kể lại, cho biết, giáo dân vùng phụ cận Thủ Đức rất là sùng đạo. Lúc chưa có nhà thờ, khi họ đạo chưa thành lập, mỗi lần cứ đến ngày Chúa Nhật, họ kéo nhau lên tận Lái Thiêu để xem lễ. Đường đi trắc trở, lại thêm thú rừng dữ như cọp, beo, rắn, rít…, nhưng họ vẫn can đảm băng qua các khu xóm để tránh làm mồi cho thú dữ. Giữ đạo thời đó thật là khó khăn, gian nan, nguy hiểm. Trẻ em sinh ra cũng không được chính bàn tay của linh mục rửa tội, mà phải nhờ những ông biện, ông câu.

Đó là trường hợp của nhiều người: như bà Maria Quí, ông Tôma Hạnh, ông Micae Chử. Những người như thế, mãi về sau, khi có linh mục đến, thì chính linh mục bổ túc các nghi thức của phép bí tích “rửa tội”.

ChurchThuDuc06

Trước tình huống đó, giáo dân chung sức cất lên một Thánh Đường đơn sơ bằng cây, lợp lá. Lạ một điều là Thánh Đường đầu tiên lại nằm tại Phong Phú, cách thị trấn Thủ Đức hiện nay độ chừng 3 cây số. Những di tích còn để lại chứng minh: có một nền nhà thờ cũ, cách đây chừng bốn mươi năm, trên nền đó có cất một ngôi trường học để dạy các em xóm Phong Phú, do các dì Thủ Thiêm đảm nhiệm. Một di tích khác là có một thửa đất được gọi là Gò Nhà Thờ. Cả hai di tích này, ngày nay không còn thấy nữa.

Thánh Đường đã có, nhưng linh mục thì chưa, không biết liên lạc bằng cách nào, thỉnh thoảng cha Boutier, lúc đó là cha sở họ Bà Rịa, về Phong Phú ban phép bí tích cho giáo dân.

Theo sổ rửa tội thì lần đầu tiên, cha Boutier đã ban nghi thức bổ túc bí tích “rửa tội” là ngày 04/08/1879 cho bà Maria Quí.

Do đó có thể nói rằng nhà thờ đầu tiên được cất lên là năm 1879. Cũng chính trong năm này, họ Phong Phú Thủ Đức được chính thức thành lập. Hồi đó là thời Đức Cha Isidore Colombert, cha sở cũng chưa có, mãi đến năm 1880, cha Boutier được bổ nhiệm về làm cha sở họ Thủ Đức, hay đúng hơn là họ Phong Phú.

Từ đó trở đi, họ đạo bắt đầu phát triển, số giáo dân ngày càng đông, khỏi phải lên tận Lái Thiêu để xem lễ, lại nữa, vùng Thủ Đức được khai phá (vì trước đó phần lớn là rừng), dân cư cũng ngày càng đông đúc, nên cha sở quyết định dời nhà thờ về Thủ Đức khoảng năm 1889 trên thửa đất như hiện nay.

ChurchThuDuc01

Nói về lịch sử của Thánh Đường hiện nay: được xây và tu bổ qua nhiều giai đoạn.

Giai đoạn đầu là phần giữa. Mãi về sau, khi cha Phêrô Thà về làm phó cho cha Sắc (Cransac), mới làm thêm hai cánh hai bên, từ hai cửa hông trở lên, vào khoảng năm 1931. Nhà thờ khi đó có hình Thánh Giá.

Đến khoảng năm 1935, cha Gioan Baotixita Doan về làm phó cho cha Sắc (Cransac). Nhờ tài ngoại giao, Người tìm vật liệu để kéo dài hai cánh cửa hai bên xuống tận lầu chuông, như thấy hiện nay. Ngoài ra, Người còn xuống tận Bến Tre để đem vỏ dừa (ở Bến Tre có rất nhiều dừa), về làm lại trần (plafond) cho phần giữa được chu đáo.

Như vậy thì nhà thờ Thủ Đức hiện nay đã được sửa soạn tu bổ.

Cha Doan đang hăng say trong công việc thì bất ngờ được lệnh Đức Cha đổi Người về Lục Tỉnh.

Cha Doan đổi đi, cha Sắc, già yếu phải về Pháp hưu trí, và qua đời tại Pháp.

Năm 1938, cha Anrê Lê Văn Quyền, được Đức Cha gọi từ An Hiệp về làm cha sở Thủ Đức, là vì khi đó chia địa phận Vĩnh Long, Người không muốn ở lại, vì sợ quyền cao chức trọng, bởi Đức Cha Vĩnh Long có ý định cho Người làm bề trên địa phận.

Khi về Thủ Đức, cha Anrê Quyền lo sơn phết xung quanh nhà thờ, vì khi cha Doan ra đi, chưa làm xong việc này.

Thế là Thánh Đường của giáo xứ Thủ Đức được hoàn thành.

(Tài liệu do Linh mục Aloisio Lê Văn Liêu viết) - Nguồn: http://titocovn.com/

ChurchThuDuc07

Các Linh mục lãnh đạo Giáo xứ Thủ Đức

Tài liệu sưu tra tại tòa tổng giám mục Sài Gòn:

Linh mục Ý

Có ở Thủ Đức một thời gian không rõ ở tại làng nào và thời gian bao lâu vào năm nào. Linh mục Ý là linh mục thứ 16 về các linh mục Việt Nam. Sau đổi về Búng trong thời kì bắt đạo.

Linh mục Tại

Là linh mục thứ 21 Việt Nam. 1859 - ở Thủ Đức một thời gian, - ở Tha La một thời gian, - 1865 - ở với đồng bào Thượng và qua đời tại đó có chỗ ở của các cha nơi miền Thượng vào năm 1866.

• 1880 – 1882: Linh mục Boutier Charles sinh ngày 15-09-1848

   1881 – 1882: Linh mục Giuse Thơ, phó cho lm Boutier Charles

• 1882 – 1887: làm chánh sở Thủ Đức thay thế cha Boutier đổi đi Thủ Dầu Một

• 1887 – 1891: Linh mục Bourgeois Jules sinh ngày 05-11-1856

• 1891 – 1896: Linh mục Thévenin Alphonse sinh 30-06-1864

• 1896 – 1900: Linh mục Barbier

Linh mục Gioan Baotixita Phuông quê quán ở Mỹ Tho sinh năm 1861, thụ phong linh mục ngày 12-03-1897. Có ở Thủ Đức nhưng không biết vào năm nào chỉ căn cứ vào năm thụ phong linh mục là thời kỳ cha Barbier ở Thủ Đức, có lẽ làm phó cho cha Barbier?

• 1900 – 1904: Linh mục Clair

• 1904 – 1905: Linh mục Phaolo Thạnh

• 1905 – 1912: Linh mục Bourgeois Jules trở lại Thủ Đức

• 1912 – 1924: Linh mục Cransac (âm ra Việt là Sắc)

• 1924 – 1926: Linh mục Antôn Nhiệm

• 1926 – 1934: Linh mục Cransac trở lại Thủ Đức

• 1929 -10/03/1931: Linh mục Phêrô Thà

   25/06/1929 – 10/03/1931: làm phó cha Cransac ở họ Thủ Đức

• 10/1934 – 1938: Linh mục Gioan Baotixita Doan

Linh mục Giuse Giỏi

Sinh ngày 31-07-1907. Thụ phong linh mục ngày 23-09-1934 do Đức Giám Mục Dumortier (lấy tên Việt là Đượm). Có đến giúp cha Sắc lúc Người bệnh, có lẽ trong thời gian từ 10-/03 đến tháng 10/1934 là thời giữa lúc cha phó Phêrô Thà đổi đi đến lúc cha phó Doan về (đó là sự phỏng đoán sự liên tục)

• 1938 – 1971: Linh mục Anrê Lê Văn Quyền

Làm phó cho linh mục Anrê Lê Văn Quyền

   1945: Linh mục Giacôbê Trí

1952 – 1954: Linh mục Anrê Nguyễn Văn Nam, Giám mục phó giáo phận Mỹ Tho 1975 – 1989. Giám mục Chánh tòa Mỹ Tho 1989 – 1999. Mất năm 2006

   1955 – 1957: Linh mục Phêrô Vũ Hồng Sinh

• 1970 – 1975: Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Long

• 15-06-1975: Linh mục Aloisio Lê Văn Liêu

   15/06/1975: chánh sở giáo xứ Thủ Đức (15/06/1975 – 11/01/2000)

• 12-01-2000: Linh mục Phanxicô Xaviê Bùi Văn Minh

   Linh mục phụ tá - Gioan Baotixita Nguyễn Văn Dư: 2000 – 2005 (sau đó nghỉ dưỡng bệnh)

   Linh mục phụ tá - Gioan Baotixita Phạm Văn Lâm (từ 2007)

Linh mục Gia cô bê Mai Phát Đạt.

   Chánh xứ Thủ Đức: 04/08/2009.

* Linh mục GB Trần Văn Trí, sinh năm 1974.

   Về phục vụ giáo xứ Thủ Đức: 20/7/2010.

HHThuduc 11

Thông tin Giáo xứ Thủ Đức.

Địa chỉ            : 51 Võ Văn Ngân, P.Linh Chiểu Quận Thủ Đức.

Chánh xứ        : Linh mục Giacôbê Mai Phát Đạt (08/2009)

Phụ tá              : Linh mục Gioan Baotixita Trần Văn Trí (07/2010)

Tel                   : 3896 0803

E-mail             : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Năm thành lập: 1879

Lễ Bổn Mạng  : Đức Maria Vô Nhiễm nguyên tội (8 tháng 12).

Số giáo dân     : 6116 (cuối 2012)

Giờ lễ

Chúa nhật       : 5.00 - 7.00 - 8.30 - 17.00 - 18.30

Ngày thường  : 5.00 - 17.00

Nhà thờ THỦ ĐỨC (Thánh đường trên 100 tuổi)

Từ chợ Thủ Đức, lên một con dốc thoai thoải, bên trái đường là một ngôi thánh đường màu hồng đậm nằm lọt trong rừng cây xanh um tùm, đó là nhà thờ Thủ Đức có trên trăm tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nguy nga ban đầu.

ChurchThuDuc00

Tương truyền, giáo dân vùng phụ cận Thủ Đức rất sùng đạo nhưng trong vùng không có nhà thờ. Mỗi chủ nhật,người dân phải cùng nhau đến nhà thờ Lái Thiêu để dự lễ. Khi đó vùng Thủ Đức bây giờ đang là rừng rậm, cọp beo rất nhiều, việc đi lại hết sức khó khăn, nguy hiểm. Năm 1880, linh mục Boutier được bổ nhiệm làm cha sở họ Phong Phú - Thủ Đức. Ông là một kiến trúc sư có tài và nhà thờ Thủ Đức hiện nay là một trongnhững công trình kiến trúc do ông thiết kế. Nhà thờ Thủ Đức được xây dựng theo kiến trúc Gothique. Nhìn từ ngoài vào, tất cả các cửa chính và cửa sổ của nhà thờ đều có hình vòm nhọn, tạo cho công trình vẻ cao ráo, nhẹ nhàng. HHThuduc 4Hai hàng cột chính trong thánh đường không cầu kỳ như kiến trúc Roman nhưng vẫn đẹp nhờ những đường nét trang trí thanh thoát phần đỉnh cột. Vòm trần nhà thờ có hình nhiều quả trám chụm lại, tạo cảm giác thánh đường rộng và cao vút. Các cửa sổ nằm sát mái gắn kính màu sáng có hình hoa hồng, vừa là nơi lấy ánh sáng vừa là điểm nhấn trang trí. Suốt chiều dài tường hai bên nhà thờ trang trí rất nhiều tượng gỗ diễn tả các tích trong kinh thánh.Phong cách kiến trúc Gothique khiến nhà thờ Thủ Đức mang đậm vẻ thâm nghiêm nhưng hết sức lộng lẫy và gần gũi. Năm 1931, nhà thờ được mở rộng ra hai bên. Năm 1935, nhà thờ một lần nữa được nới rộng thêm và có hình dáng như hiện nay. Điều đáng nói là tất cả các phần nới thêm không hề phá vỡ kiến trúc vốn có của ngôi thánh đường mà còn khiến nó đẹp và bề thế hơn.

HHThuduc 5 HHThuduc 8

Nhà thờ Thủ Đức có khuôn viên rất rộng, khoảng trên sáu ngàn mét vuông. Khu vườn quanh nhà thờ còn nhiều cây cổ thụ tuổi ngót nghét bằng tuổi ngôi thánh đường. Khu rừng cây tạo cho nhà thờ một không gian thoáng mát, màu sơn hồng đậm của thánh đường được màu xanh mát của cây lá tôn lên càng nổi bật.

HHThuduc 3

HHThuduc 6

HHThuduc 7

Tổng hợp từ internet

 

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ THỦ ĐỨC

135 Năm GIÁO XỨ THỦ ĐỨC

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CỔ THỦ ĐỨC


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com