BÍ TÍCH THÁNH THỂ - Thần học của Phao-lô về Thánh Thể

 


CHƯƠNG 4: THẦN HỌC CỦA PHAO-LÔ VỀ
THÁNH THỂ

 

Chúng ta gặp thấy thần học của thánh Phaolô về Bí tích Thánh Thể trong thư 1 Côrintô.

I.    BỐI CẢNH CỦA THƯ 1 GỬI GIÁO ĐOÀN CÔ-RIN-TÔ

Giáo đoàn Côrintô được thánh Phaolô thành lập trong chuyến đi truyền giáo lần thứ hai và ngài đã ở lại Côrintô khoảng thời gian 18 tháng (Cv 18,1-18). Thời gian này là thời gian ông Gallion làm thống đốc miền Achaia. Theo Sách Công vụ (18,12-17), Phaolô bị người Do Thái đưa ra toà án và phải trình diện trước Gallion. Theo lịch sử đời, Gallion làm thống đốc miền Achaia từ giữa tháng 1 năm 52 cho đến 1 tháng 8 cùng năm. Vì nhiệm kỳ làm thống đốc là 1 năm, thường bắt đầu từ 1 tháng 7 và kết thúc cuối tháng 6, cho nên người ta có thể nói rằng Gallion giữ chức vụ này ở Corintô từ 1 tháng 7 năm 51 đến 30 tháng 6 năm 52. Nếu quả thật Phaolô phải trình diện trước Gallion khi ông này bắt đầu nắm chức vụ tại Côrintô (Cv 18,18), và nếu đúng là Phaolô ở tại Côrintô trong thời gian 18 tháng (Cv 18,1) thì như vậy, Phaolô ở Côrintô vào cuối năm 49 đến mùa hè năm 51 hay giữa cuối năm 50 và mùa xuân năm 52.

Từ Côrintô, Phaolô đi Ephêsô, rồi sau đó xuống tầu về Giêrusalem (Cv 18,21). Về Giêrusalem chưa được bao lâu, Phaolô lại lên đường truyền giáo lần thứ ba, lần này ngài ở lại Ephêsô gần 3 năm, tức khoảng năm 54-57 (Cv 19,1-20). Tại đây, Phaolô nhận được nhiều tin tức “không tốt lành” về giáo đoàn Côrintô qua ông Apôllô (Cv 18,27tt ; 1Cr 16,12) và qua “người nhà của bà Khơ-lo-ê (1Cr 1,11), cho nên ngài đã viết lá thư 1 Côrintô.

II.    NGƯỜI TÍN HỮU CÔ-RIN-TÔ VÀ VẤN ĐỀ ĂN THỊT CÚNG

Côrintô là một thành phố thương nghiệp và cũng là một trung tâm văn hoá Hy Lạp, là giao điểm của nhiều trào lưu tư tưởng và tôn giáo khác nhau, với một nhịp sống xô bồ. Các tín hữu tại Côrintô sau khi trở lại đạo vẫn phải tiếp tục sống giữa xã hội “vô đạo” và không khỏi bị các thói tục ngoại đạo trước đây lôi kéo trở lại. Trong thành phố này, có nhiều nghi thức tôn giáo ngoại đạo thường liên kết với những bữa ăn được gọi là “tiệc thánh”. Trong những bữa “tiệc thánh” này, các thức ăn được dâng lên làm của lễ cho các vị thần, và sau khi đã cúng tế cho các thần minh, người ta chia nhau ăn : một phần cho thầy cúng, phần còn lại chia cho nhau ăn. Trong những ngày đại lễ của dân gian hay đại lễ gia đình, thịt thà dư thừa, nếu ăn không hết, thì có thể đem ra chợ bán công khai. Người ta gọi đó là thịt đã cúng tế cho thần.

Trong các buổi “tiệc thánh” như vậy, các người tham dự tin rằng họ được thông phần vào thần tính của thần minh khi họ dùng những thức ăn được cúng tế cho thần minh.

Sống giữa một xã hội như vậy, vấn đề “ăn thịt cúng” của người tín hữu Côrintô thật ra không có gì đáng làm chúng ta ngạc nhiên. Nhưng thánh Phaolô đã phải giải quyết vấn đề này.

Thánh Phaolô đưa ra hai hướng giải quyết :

Hướng thứ nhất : Đối với những người mạnh tin :

-    Phaolô khẳng định : “Đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta ; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu” (1Cr 8,6) ;

-    Vì thế, “chúng ta biết rằng ngẫu tượng chẳng là gì trên thế gian và cũng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa độc nhất” (1Cr 8, 4) ;

-    Rồi ngài đưa ra kết luận : “tất cả những gì bán ngoài chợ, anh em cứ việc ăn, không cần phải đặt vấn đề lương tâm, bởi vì trái đất và muôn vật, muôn loài trên trái đất đều là của Chúa. Nếu có người ngoại nào mời anh em và anh em muốn đi, thì cứ ăn tất cả những gì người ta dọn cho anh em, không cần phải đặt vấn đề lương tâm”. (1Cr 10,25-27).

Hướng thứ hai : Tránh gương xấu :

Ăn thịt cúng trước mặt người mạnh tin thì không có vấn đề. Nhưng ăn thịt cúng trước mặt người còn yếu đức tin, sẽ làm cho họ bị vấp phạm. Thánh Phaolô viết :

“Hãy coi chừng kẻo sự tự do của anh em nên dịp cho những người yếu đuối sa ngã. Thật vậy, nếu có ai thấy bạn là người hiểu biết mà lại ngồi dự tiệc trong đền trong miếu, thì lương tâm của người yếu đuối ấy lại chẳng dựa vào đó mà ăn của cúng sao ? Thế là sự hiểu biết của bạn làm hư mất một người yếu đuối, một người anh em mà Đức Kitô đã chịu chết để cứu chuộc ? Như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn đến lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Kitô ? Vì thế, nếu của ăn làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã” (1Cr 8,9-13) ;

“Nhưng nếu có người bảo : “Đây là của cúng” thì anh em đừng ăn, vì người ấy – kẻ đã báo trước cho anh em – và vì vấn đề lương tâm. Tôi không có ý nói lương tâm của anh em, nhưng lương tâm của người khác” (1Cr 10,28-29)

Đây là cách giải quyết của Phaolô liên quan đến của ăn đã được cúng cho thần minh, rồi người ta đem bán ngoài chợ hay ăn trong gia đình.

Tuy nhiên, có một vấn đề Phaolô tuyết đối cấmviệc tham dự cử hành các nghi thức dâng cúng lễ vật cho các thần minh, trong đó có việc ăn của cúng. Phaolô đưa ra lệnh cấm này là vì Bí tích Thánh Thể mà người tín hữu cử hành.

III.    MỘT LỆNH CẤM VỀ TIỆC THÁNH THỂ

“Vì thế, anh em thân mến, hãy xa lánh việc thờ ngẫu tượng. Tôi nói với anh em như nói với những người khôn ngoan hiểu biết, anh em hãy tự suy xét điều tôi nói. Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư ? và khi ta cùng bẻ Bánh thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân thể Người sao ? Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể. Anh em hãy coi Israel xét theo huyết thống. Những ai ăn tế phẩm, há chẳng phải là những kẻ được chia lộc bàn thờ sao ? Thế nghĩa là gì ? Thịt cúng nghĩa là gì ? Ngẫu tượng là gì ? Tuy nhiên, đồ cúng là cúng cho ma quỷ. Anh em không thể vừa uống chén của Thiên Chúa, vừa uống chén của ma quỷ được ; anh em không thể vừa ăn ở bàn tiệc của Chúa, vừa ăn ở bàn tiệc của ma quỷ được. Hay là ta muốn làm cho Chúa phải ghen tương ? Chẳng lẽ ta mạnh sức hơn Người ?”

Chú giải đoặn văn

Để giúp cho người tín hữu Côrintô xa lánh việc thờ ngẫu tượng, Phaolô dùng Thánh Thể như một luận chứng. Phaolô đặt ra những câu hỏi và ngài coi như người tín hữu Côrintô chắc chắn sẽ trả lời được. Phaolô chia sẻ niềm tin của ngài về Thánh Thể với các tin hữu Côrintô và ngài nghĩ rằng người tín hữu Côrintô vẫn đang tin như vậy.

Câu 16

Chén chúc tụng (la coupe de bénédiction) : Chén chúc tụng là tên gọi của chén thứ ba trong bữa tiệc Vượt Qua. Đó là chén rượu mà Chúa Giêsu đã cầm lên, đọc lời chúc tụng và trao cho các môn đệ mà phán : “Này là chén Máu Ta…”.

mà chúng ta tạ ơn” : Phaolô vừa nhấn mạnh đến chiều kích cộng đoàn của bàn tiệc Thánh Thể vừa nhấn mạnh đến việc tạ ơn (eucharistein) trong Tiệc Thánh.

há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư ?” : Dưới hình thức một câu hỏi, Phaolô muốn nói rằng người tín hữu Côrintô đã biết đến giáo lý về mầu nhiệm Thánh Thể : khi tham dự vào chén rượu được hiến thánh là thông phần vào Máu của Đức Kitô.

Khi ta cùng bẻ Bánh thánh” : nói lên sự chia sẻ của các tín hữu vào Thân Mình duy nhất của Chúa.

Việc chia sẻ bánh và uống chén trong đoạn văn này chắc chắn hiểu là việc cử hành bí tích Thánh Thể, vì rõ ràng văn mạch của đoạn văn mang màu sắc phượng tự.

IV.    THẦN HỌC PHAO-LÔ VỀ THÁNH THỂ

Thánh Thể là bí tích hiệp thông

Theo quan niệm thông thường của người Đông phương, trong một bàn tiệc mang tính tôn giáo, những thực khách được hiệp thông với nhau, với thần minh và với chính lễ vật như trung gian, để đón nhận phúc lành từ thần minh.

Phaolô cũng nói lên điều này trong quan niệm của người Do Thái : “Anh em hãy coi Israel xét theo huyết thống. Những ai ăn tế phẩm, há chẳng phải là những kẻ được chia lộc bàn thờ sao” ? (1Cr 10,18)

Từ đó, thánh Phaolô khẳng định niềm tin của ngài vào Thánh Thể : Thánh Thể đưa ta đến sự hiệp thông. Người tín hữu, khi ăn bánh và uống chén của Chúa sẽ được đi vào mối liên hệ hiệp thông với Chúa. Chén thánh đưa người tín hữu vào trong sự hiệp thông với Máu Thánh Chúa và bánh thánh đưa họ vào trong sự hiệp thông với Thân Mình Ngài.

Sự thông phần cùng một bánh và chén này còn đưa người tín hữu hiệp thông với nhau. Thánh Thể nối kết mọi người tín hữu nên một thân mình, vì mọi người đều cùng ăn một bánh, chia sẻ cùng một sự sống, được nuôi dưỡng bằng cùng một của ăn duy nhất.

Theo thánh Phaolô, ăn bánh và uống chén là thông phần Mình Máu Chúa Kitô, kết hiệp mật thiết với Ngài, sống bằng sự sống của Ngài, và đây là điều quan trọng hơn cả.

Chúng ta thường hiểu những lời trên đây của thánh Phaolô theo ý nghĩa chúng ta được hiệp thông với toàn thể con người Đức Kitô, gồm các thành phần của thân xác : máu, linh hồn và thần tính của Ngài. Ý tưởng này dựa vào khoa nhân học của Hy Lạp chia con người thành 3 phần : thân xác, linh hồn và tâm trí. Trong khi đó, theo ngôn ngữ Thánh Kinh, các chữ “Mình” và “Máu” mang một ý nghĩa cụ thể và có tính lịch sử, nói lên toàn bộ cuộc đời của Chúa Kitô, cụ thể là cuộc sống và cái chết của Ngài. Chữ “Mình” không chỉ về một hợp thể của con người theo nghĩa siêu hình học cho bằng chỉ về sự sống đang có trong cơ thể. Nó chỉ về toàn thể con người, giống như chữ “thịt” được sử dụng trong chương VI của Phúc âm Gioan.

Chữ “máu” cũng tương tự như thế. Nó không chỉ về một yếu tố trong con người, tức là chất máu trong cơ thể, nhưng chỉ về một biến cố là cái chết. Cũng không phải là bất cứ cái chết nào, nhưng là cái chết trên thập giá, và trong ngôn ngữ giao ước, đó là cái chết chuộc tội (Xh 24,8)

Như vậy, khi tham dự vào bàn Tiệc Thánh Thể, các tín hữu được kết hiệp với Đức Kitô, cùng chia sẻ với Ngài thực sự. Trọn cuộc sống của Ngài đều được ban tặng cho ta qua Thánh Thể.

V.    THÁNH THỂ LÀ BỮA TIỆC CỦA CHÚA

        (1Cr 11,17-34)

Tiếp theo vấn đề của cúng cho thần minh là vấn đề trật tự trong cộng đoàn, Trước hết, thánh Phaolô nêu ra những thiếu sót, trong đó có cách tham dự Tiệc Thánh. Sau đó, ngài nhắc lại việc Chúa Giêsu thiết lập Thánh Thể.

A.    BỮA TIỆC CỦA CHÚA VÀ ĐỨC ÁI

       (1Cr 11,17-22)

Qua đoạn văn này, một phần chúng ta biết được cách thức cử hành Thánh Thể của các Kitô hữu tiên khởi, r nt l tại Cơrintơ. Thời kỳ đầu, Thánh Thể thường được cử hành sau một bữa ăn huynh đệ (Agap). Người ta chia sẻ của ăn của uống cho nhau, rồi sau đó lập lại nghi thức Chúa Giêsu đ lm trong bữa Tiệc Ly để tưởng nhớ đến Ngài. Tiệc huynh đệ (Agap) đi trước, sau đó mới cử hành Thnh Thể (Eucharistia)

Trong đoạn văn này, Phaolô bắt đầu khiển trách các tín hữu Côrintô bằng những lời nghiêm khắc :

“Nhân lúc đưa ra các chỉ thị này, tôi chẳng khen anh em đâu, vì những buổi họp của anh em khơng đem lại lợi ích gì, m chỉ gy hại. Thật thế, trước tiên, tôi nghe rằng, khi họp cộng đoàn, anh em chia rẽ nhau, và tôi tin là điều ấy có phần nào đúng. Những chia rẽ giữa anh em, thế nào cũng có, nhưng nhờ vậy mới r ai l người đạo đức chắc chắn. Khi anh em họp nhau thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa ring của mình trước, và như thế, kẻ thì đói, người lại say. Anh em không có nhà để ăn uống sao ? Hay anh em khinh dể Hội thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của ? Tôi phải nói gì với anh em ? Chẳng lẽ tơi khen anh em sao ? Về điểm này, tôi chẳng khen đâu”(cu 17- 22)

Theo thánh Phaolô, tình trạng “kẻ thì đói, người lại say” là một mâu thuẫn với Bữa Tiệc của Chúa. Nói rằng “không phải là để ăn Bữa Tối của Chúa” cũng tương tự như nói rằng “đó không cịn l Thnh Thể nữa”. Họp nhau để ăn Bữa Tối của Cha m khơng cĩ tình bc i l khinh dể Hội Thnh v lm nhục những người nghèo.

B.    TIỆC THÁNH THỂ PHÁT XUẤT TỪ CHÚA VÀ THÁNH THỂ LÀ BÍ TÍCH CỦA CÁI CHẾT CỨU CHUỘC

        (1Cr 11,23-25)

Trong 3 câu này, thánh Phaolô nhắc lại cho các tín hữu Côrintô về việc Chúa Giêsu thiết lập Thánh Thể và Bí tích Thánh Thể là Bí tích của cái chết cứu chuộc.

-“Vì chưng, chính tôi đã chịu lấy nơi Chúa điều tôi truyền lại cho anh em” : Trước hết, Phaolô khẳng định rằng Tiệc Thánh Thể xuất phát từ Chúa. Tiệc Thánh mà giáo đoàn Côrintô đang cử hành là do Chúa Giêsu thiết lập. Phaolô chỉ là người truyền lại mà thôi.

-“Trong đêm bị nộp”. Điều mà Phaolô nhấn mạnh ở đây là Tiệc Thánh Thể liên kết với cái chết của Chúa Giêsu, cái chết đem lại ơn cứu độ. Thánh Thể là bí tích của cái chết cứu chuộc.

-“Ngài đã cầm lấy bánh và tạ ơn xong, Ngài đã bẻ ra và nói : Này là Minh Ta vì các ngươi” : Trong đêm bị nộp, trước hết Chúa Giêsu đã thực hiện hành vi bẻ bánh. Tất cả các bản văn tường thuật việc thiết lập Thánh Thể đều nhấn mạnh đến hành vi này, đến nỗi sau đó người ta đã gọi Tiệc Thánh là “Lễ bẻ bánh” (Fractio panis). Tại sao Chúa Giêsu lại bẻ bánh ? Có phải chỉ để trao cho mỗi môn đệ một phần chăng ? Không phải thế ! Hành vi này không những biểu thị một sự chia sẻ mà còn biểu thị ý nghĩa sát tế nữa. Bánh là chính Thân Mình Chúa Giêsu. Qua việc “bẻ bánh”, Chúa Giêsu đã bẻ chính Mình Ngài, theo ý nghĩa lời ngôn sứ Isaia đã tiên báo về người tôi tớ Thiên Chúa : Người phải tan nát vì tội lỗi chúng ta (x. Is 53,5).

Phaolô hiểu cái chết của Chúa là một hiến tế “vì các ngươi” và sự hiến tế này có giá trị cứu chuộc.

“Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Lệnh truyền này được Phaolô nói đến 2 lần (c. 24 và 25).

“Chén này là giao ước mới trong Máu Ta”. Chén Giao ước mới không những nói lên hy tế của Đức Kitô, hy tế này thiết lập giao ước mới và vĩnh cửu, nhưng chén này còn cho tín hữu được thông phần vào Máu của Đức Kitô.

“Mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến”. Phaolô nhắc nhở cho tín hữu Côrintô ý thức rằng Bữa Tiệc của Chúa không phải là một bữa tiệc thông thường mà là “Bữa Tiệc Thánh”, bởi vì mỗi lần cử hành như vậy, họ loan báo cái chết của Chúa cho tới khi Ngài đến.

C.    ĐIỀU KIỆN HIỆP LỄ

        (1Cr 11,27-32)

Thánh Thể là bữa tiệc của Chúa, bữa tiệc hiệp thông, bữa Tiệc Thánh đúng nghĩa. Phaolô đưa ra kết luận “Bất cứ ai ăn bánh hay uống chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa” (c. 27). Trong văn mạch của đoạn này thì “cách bất xứng” là “những người khinh dể Hội Thánh” và “làm nhục những người không có của” (1Cr 11,22), tức là những người không có bác ái và nhất là những người đã biến bàn tiệc thánh của Chúa thành bữa tiệc tầm thường, trần tục.

D.    THÁNH THỂ VÀ CỘNG ĐOÀN

        (1Cr 11,33-34)

“Cho nên, thưa anh em, khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau” (c. 33). Chỉ thị này xác định chiều kích giáo hội và tình huynh đệ của bàn tiệc thánh.

“Ai đói, thì ăn ở nhà, kẻo anh em đến họp mà hoá để bị kết án” (c. 34). Phaolô cho thấy Tiệc Thánh mang tính “linh thánh”, không phải là bữa ăn trần tục mà là bữa tiệc để tưởng nhớ đến cái chết của Chúa.

Tóm lại, theo Phaolô, Thánh Thể là bữa tiệc của Chúa, bữa tiệc thánh tưởng nhớ sự chết của Chúa. Trong bữa tiệc này, chúng ta lãnh nhận Mình và Máu Chúa, sự sống mà Chúa ban cho chúng ta nhờ cái chết của Ngài. Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể với tư cách là của ăn và thức uống, là lương thực thần linh mà Chúa Cha ban cho chúng ta.

Thánh Thể là bí tích hiệp thông. Thánh Thể đưa người tín hữu vào trong tình hiệp thông với Chúa và với nhau. Được hiệp thông với Chúa, người tín hữu sống bằng sự sống của Chúa. Chúa Phục Sinh là Thần Khí như Phaolô nói, nên có sự sống của Ngài là có Thần Khí. Hiệp thông với Chúa Kitô, chúng ta trở nên con người đầy Thánh Thần như Chúa Kitô.

Hiệp thông với Chúa đưa người tín hữu vào tình hiệp thông với nhau : “Chỉ có một bánh, nên ta tuy là nhiều, ta cũng chỉ là một thân mình” (1Cr 10,17).

 

LM An-tôn Nguyễn Đức Khiết 

(Chương 5: Chúa Giê-su – Thượng tế trung gian của Giao ước mới)

 

 

 


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com