Các nhóm thân hữu

Nhóm Thân hữu

 

HỘI NHÓM THÂN HỮU (THƯỜNG XUYÊN, BÌNH THƯỜNG, TỰ NHIÊN, V.V.)

Source: National Cursillo Center Mailing – April 2009

Kết quả hình ảnh cho cursillo


“Tôi không thể diễn tả bằng lời những gì tôi cảm nghiệm ...). Chắc chắn đó là những lời phát biểu chúng ta đã từng nghe trong Lễ Nghi Bế Mạc Khóa Cursillo.

Là một phần thiết yếu của PT Cursillo chúng ta, cho nên khi đề cập đến Hội Nhóm luôn luôn có nhiều vấn đề để nói. Điều tuyệt vời là chúng ta có rất nhiều tài liệu khá đúng đắn về mọi phương diện của Hội Nhóm, tuy nhiên, tôi xin tự giới hạn để chỉ nhấn mạnh tính cách quan trọng của Hội Nhóm và nêu lên những gì có thể được hoàn thành khi có một Hội Nhóm đích thực.

Trong sách của ông có tựa đề “Manifesto” (Bản Tuyên Ngôn), Ông Eduardo Bonnín chia sẻ chứng từ sau đây của một tân Cursillista với vị giám mục của mình trong nghi lễ Bế Mạc Khóa Học như sau: “Đức Cha chắc không biết cũng như không hiểu những gì con đang cảm nghiệm ngay bây giờ sau khi con đã gặp gỡ Chúa Kitô. Đức Cha thì lúc nào cũng có Chúa, còn con thì trước đây không có. Vì thế, chắc chắn là con không thể kể lại hết những gì đang xảy đến cho con. Con phải kể thế nào đây? Cũng giống như một người mù được nhìn thấy lần đầu tiên một đêm tối sáng láng đầy sao, nhìn nụ cười của đứa con mình và nhìn gương mặt của mẹ nó.” Đó là ơn sủng “bùng nổ” trong ngày cuối cùng của Khóa Cursillo Cuối Tuần, khi cuộc đời của mọi người biến thành ca hát ngợi khen và ca hát ngợi khen đi vào cuộc sống của mọi người.

Phiếu Cam Kết Phục Vụ (Sứ Vụ Lệnh) - Sùng Đạo, Học Đạo và Hành Đạo:

Chính ơn sủng này cho con mắt ta nhìn thấy trở lại và giúp ta trông thấy Chúa Giêsu và đi theo Người (Marcô 10:42) cũng là ơn sủng mà chúng ta cần có để bảo toàn nhờ phương thức kiên trì mà chúng ta đã biết hầu có thể giữ ơn này tồn tại mãi mãi trong đời sống chúng ta. Đây là tính cách quan trọng thiết yếu của Phiếu Cam Kết Phục Vụ. Không có ý nghĩa chân thực nào khác của Phiếu Cam Kết Phục Vụ, và việc chúng ta cảm nghiệm chính mình, mặc dù bất tài và thiếu thốn trong mọi việc thiêng liêng nhưng là những phần tử hoạt động của Giáo Hội cùng với một liều lượng Sùng Đạo, Học Đạo và Hành Đạo cụ thể và rõ rệt có thể làm cho chúng ta trở thành gương sáng hiển nhiên và thường xuyên của cuộc đời của Chúa trong nhân loại ngày nay, trong sự nối kết cần thiết và kiên quyết với những thành phần còn lại (Structure of Ideas – tr. 94).

Chúng ta nhờ Học Đạo mà luôn luôn tỉnh táo về đời sống trong ơn sủng của chúng ta, một tiến trình liên tục tìm hiểu về Chúa Kitô.  Đời sống trong ơn sủng phải tăng trưởng nhờ Sùng Đạo, và phải được thông truyền cho tha nhân nhờ Hành Đạo, đó là đem Đạo vào đời, lồng cuộc sống Kitô hữu đích thực của chúng ta vào trong các cơ cấu, đó là sống chứng nhân, trong một Hội Nhóm chân thực, là một phần thiết yếu của PT Cursillo chúng ta. Mục đích của Hội Nhóm không phải là làm một việc gì, nhưng là làm sao trở thành những bạn hữu và Kitô-hữu tốt hơn. “Trong bất cứ nhóm Kitô hữu nào, mối liên hệ phải được thành hình trên căn bản giữa người với người, chứ không phải dựa trên một nhiệm vụ chung với nhau” (Những Tư Tưởng Nền Tảng - FI # 487).

Nhiều lúc, sứ điệp được bảy tỏ cho các Cursillistas trong Khóa Ba Ngày Cuối Tuần là “làm” một việc tông đồ và bày tỏ sự cam kết dấn thân trong một nhóm hay một tổ chức. Phiếu Cam Kết Phục Vụ cũng có thể bị hiểu lầm như thế. Trên thực tế nội dung của Khóa Học phải được thực hiện, điều chỉnh và thích nghi với thời gian và hoàn cảnh cụ thể đặc biệt của cuộc sống của tôi, tạo thành một bộ phận không thể thiếu của cuộc sống Kitô hữu của tôi, do đó giúp tôi sống đời sống trong ơn sủng dễ dàng hơn. Phần footnotes (ghi chú) # 21 trong ấn bản mới nhứt của sách “Structures of Ideas” (Những Tư Tưởng Cấu Trúc PT Cursillo) chỉ dẫn như sau: “Chúng ta hãy nhớ rằng ‘Phiếu Cam Kết Phục Vụ’ đề cập đến 3 khía cạnh, nhưng rất đáng tiếc lại quen thói nhấn mạnh nhiều về Sùng Đạo hơn hẵn Học Đạo và Hành Đạo. Cũng có thói quen được sử dụng không phải để người Cursillista cụ thể hóa ảo tưởng của mình, nhưng là để Cursillista bày tỏ những cam kết dấn thân hoạt động nhiều hơn hay gia nhập các đoàn thể. Đây là những cam kết không bao giờ được hình thành trong ba ngày của Khóa Cursillo cũng như trong thời gian sau Khóa Học. Điều này có ý muốn nói rằng, trong đa số bao la người ta, chính Cursillista, đặc biệt là  người tín hữu giáo dân, chỉ khám phá vị thế của mình đơn thuần là gia đình, công ăn việc làm, bạn hữu, và những sở thích trước đây của mình mà thôi.”

Tình Bạn – Yếu Tố Căn Bản của Hội Nhóm

Trong Thư Tín VPTƯ trước đây (Tháng 2/2009) chúng tôi đã chia sẻ một bài viết súc tích về Tình Bạn. Tình Bạn là nền tảng của Hội Nhóm. “Hội Nhóm cổ võ cách sống đời sống Kitô Hữu trong tình thân với mọi người....... PT Cursillo rất chú tâm đến việc tạo lập hay kết hợp những Nhóm Thân Hữu qua những buổi hội như thế này, để duy trì mãi mãi tinh thần các Khóa Cursillo Cuối Tuần, hầu làm cho tinh thần này được ghi nhớ mãi như một kinh nghiệm sống thường trực, sống cùng nhau những điều căn bản để trở nên Kitô hữu đích thực” (FI # 472).

Sách ‘Những Tư Tưởng Nền Tảng’ của PT Cursillo xác quyết rằng, “Trong tình bạn mọi thứ đều có thể được chia sẻ cho nhau: bao gồm cả những gì là chính chúng ta, những gì của chúng ta, và những gì chúng ta làm” (FI # 488). LM Hermógenes Castaño ở nước Venezuela trong bài Rollo ‘Núcleos de Comunidad’ (Hạt Nhân của Cộng Đồng) trích từ sách có tựa đề ‘54 đề tài về PT Cursillo hay Hội Học Kitô Giáo’ – do LM Cesáreo Gil biên tập, đã phát biểu rằng “tình bạn đòi buộc một sự dâng cúng tự nguyện, vui vẻ và âu yếm và một sự nhận lãnh tất cả những gì người ta làm, những gì người ta có, và những gì thuộc bản tính con người họ. Bước thứ nhứt trong Tình Bạn là cho người khác những việc mình làm, chỉ khi nào hoạt động ấy lúc nào cũng mô tả đúng nhân cách của mình. Bước thứ hai là cho người khác những gì mình có: tài sản bên ngoài cho sở thích cá nhân thích hợp và tài sản không thể thiếu cho chính con người chúng ta. Bước thứ ba là bước thật sự cấu thành một tình bạn chân thực, đó là tự hiến mình, con người thật của chính mình, cho người khác, (Chúa Kitô gọi họ (các môn đệ) là bạn hữu bởi vì đối với họ, trong số nhiều kẻ đương thời với Người, chỉ có họ Người mới tin cậy mà tiết lộ hết những bí mật của cuộc đời Người), “... vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết ” (Gioan 15:15).

Sống Là Chia Sẻ Những Gì Được Sống

Kết quả hình ảnh cho cursillo

Mọi sự được sống như một Kitô Hữu đích thực thì cần phải được sống chung với nhau. Hội Nhóm chỉ là một phương tiện để mỗi người sống và tìm cách sống Đạo Chúa (Kitô Giáo) chung với nhau” (Structure of Ideas – trang 110). “... Đời sống là một cuộc sống chung với nhau; nếu không thế thì không thể gọi là đời sống” (FI # 470).  Khi sống đời sống ơn sủng  một cách có ý thức, được chia sẻ và tăng trưởng, thì “Nhóm có tính cách vừa thân mật vừa cởi mở, vừa cá nhân vừa thuộc về Hội Thánh, vừa tiếp nhận, vừa truyền đạt đời sống Kitô Hữu” (FI # 488). Bằng cách sống và chia sẻ những gì là căn bản để trở nên Kitô Hữu đích thực, họ phục hưng và kiện toàn đời sống Kitô Hữu của mỗi thành viên trong Nhóm, do đó kiện toàn tiến trình hoán cải liên lỉ của mình hoặc giúp tái lập sự hoán cải. Bởi thế, “Hội Nhóm cổ võ cách sống đời sống Kitô Hữu trong tình thân với mọi người... PT Cursillo rất chú tâm đến việc tạo lập hay kết hợp những Nhóm Thân Hữu qua những buổi hội như thế này, để duy trì mãi mãi tinh thần các Khóa Cursillo Cuối Tuần, hầu làm cho tinh thần này được ghi nhớ mãi như một kinh nghiệm sống thường trực, sống cùng nhau những điều căn bản để trở nên Kitô Hữu đích thực” (FI # 472).

Hội Nhóm thúc giục chúng ta làm cho Đạo Chúa sâu sắc thêm và sống Đạo một cách thành thật và có ý thức, và phản ảnh những lý do tại sao chúng ta từ bỏ mình. Sau đó, việc sống Đạo như thế phải trở thành một sự chia sẻ cuộc sống tâm linh của mỗi thành viên trong Nhóm mà họ xác tín mình là một phần của “Nhiệm Thể” (Chúa Kitô). Đây là một hành động có trách nhiệm của tín điều các Thánh Thông Công. Khi sống và chia sẻ như thế, một lần nữa Nhóm truyền đạt, không những đời sống Kitô Hữu mà thôi, nhưng cả mọi giá trị Kitô Giáo nữa được nảy sinh do cuộc sống này.

Những Nhóm như vậy, bằng cách truyền đạt đời sống Kitô Hữu của mình, bắt nguồn từ hạt nhân mới Kitô Giáo và hạt nhân này cũng sẽ tạo ra những hạt nhân khác. Thật vậy, PT Cursillo hiện tại của chúng ta đã được ĐGH Phaolô VI công bố như sau: “ Nhờ được thanh luyện bằng kinh nghiệm và nhờ uy tín do thành quả đạt được, PT Cursillo ngày nay, với tư cách như một công dân quốc tế, đã có thể tự do luân lưu qua các nẻo đường trong cộng đồng thế giới”, và bắt nguồn từ hạt nhân thuộc loại này: “ Một nhóm người nòng cốt chia sẻ với nhau cùng một ý hướng, khi chuyển sang hành động đã tạo thành một phong trào. Dần dần phong trào này cố gắng tự sắp xếp (phương pháp), tự định hướng (mục đích) và tự xác định (bản chất); nhờ thế đưa tới sự đóng góp có tính cách duy nhất và nguyên thủy nhằm giải quyết những vấn đề đó” (FI # 14).

Tôi, Jorge Barceló, còn nhớ khi chia sẻ với Ông Eduardo Bonnín về đề tài này, ông Bonnín thường nói “Này Jorge, chính Hội Nhóm đầu tiên ấy – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần – là chứng từ hiệp thông tuyệt hảo nhứt của chúng ta.” Và như vậy, khi nhìn Hội Nhóm theo cách đó, Chúa Kitô cũng có một Hội Nhóm Nhỏ của Người – đó là Gia-cô-bê, Phêrô và Gioan; Phúc Âm kể lại cho chúng ta nhiều lần khi Người gọi các môn đệ riêng rẻ. Một lần nữa, LM Hermógenes Castaño viết như sau: “Hạt nhân đầu tiên (sau khi Chúa Phục Sinh),  các Tông Đồ tiếp tục phát triển những nhóm hiệp thông khác và cùng lúc những nhóm này lại phát triển những nhóm mới. Cộng đồng giáo hội  được sinh ra từ các nhóm này. ‘Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cùng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha, và với Chúa Giêsu Kitô, Con của Người’” (1 Gioan 1:1-3).

Việc Chia Sẻ của Nhóm

Mức độ xem là tiêu chuẩn của nhóm được hướng dẫn bởi “lúc gần gũi Chúa Kitô nhứt”. Bất kỳ lúc nào xa lánh được quỷ Satan, đó là lúc gần gũi Chúa Kitô….Chúng ta chia sẻ tình yêu Chúa và tình yêu thương đồng loại. Chúng ta chia sẻ tình yêu Chúa bằng cách chia sẻ các việc Sùng Đạo và bất kỳ hành vi bình thường nào khác của cuộc sống chúng ta – bởi vì bất kỳ điều gì chúng ta làm trong khi sống đời sống ân sủng thì gia tăng ơn sủng chúng ta.

Tình yêu thương đồng loại hình thành bằng cách đưa kẻ khác đến gần Chúa Kitô. N hưng bằng cách nào? Thật tội nghiệp khi bạn nghe về Hành Đạo một danh sách dài toàn là người ta “làm này làm nọ”. N hững kẻ khác không chia sẻ gì cả, bởi vì có lẽ họ không có cơ hội “làm việc nọ việc kia” (hoặc ở nhà, với con cái hay các cháu nội ngoại tại công viên, v.v…), hoăc làm “những việc Kitô Hữu” (như tham dự buổi họp của một nhóm trong giáo xứ, giúp đọc sách Thánh, v.v…); đối với họ, đó cũng giống như không có hành động gì trong tuần lễ đặc biệt ấy. Có lẽ họ đã quên rằng hành động của họ phải “LÀ gì” trước khi ra tay “LÀM gì”. Việc này phải khởi sự từ “chính chúng ta” – chúng ta cần phải trở nên Tin Mừng, hầu theo cách đó mọi hành động của chúng ta mới có khả năng “truyền giáo”, đây là cách “Hành Đạo” của chúng ta. N ếu chúng ta không thể làm cho Chúa Kitô được nhìn thấy đang sống trong chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thuyết phục được ai.  Sự thật là trong hành động, chúng ta chia sẻ những gì mình làm, nhưng trong ý nghĩa “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta...” (Sáng Thế 1:26). N ói cách khác, làm cách nào chúng ta đã đóng góp để những kẻ sống chung quanh trong cuộc đời chúng ta sẽ như hình ảnh Chúa và giống như Chúa? N hững gì chúng ta có, đó là cách làm thế nào vậy! Việc tự hiến mình, phục vụ, yêu thương nhau …. như Thánh Augustinô đã nói “Hãy yêu thương và làm những gì bạn thích.” Dấu chỉ tình yêu đồng loại tuyệt hảo nhứt là tìm kiếm đời sống ân sủng và ơn cứu rỗi của họ. Câu hỏi mà Thiên Chúa thường hỏi chúng ta là “A-ben, em ngươi đâu rồi?” (Sáng Thế 4:9). N hờ tình yêu chúng ta hãy ra đi tìm kiếm, không phải đi tìm cách thức dễ nhứt hay khó nhứt, nhưng là cách hợp lý và hiệu quả nhứt, trong các môi trường hằng ngày của chúng ta.

Để kết thúc, tôi xin sử dụng một đoạn trong sách “N hững Tư Tưởng N ền Tảng” của  PT Cursillo của chúng ta, trích từ quyển sách “Hội N hóm: Lý Thuyết của việc Thực Hành” của LM Juan Capo, như sau: “ Hội Nhóm không phải là một việc dư thừa, nhưng chính là một hình thức của đời sống; Hội Nhóm không phải là nhận thêm một trách nhiệm, nhưng là một trợ giúp để được kiên trì; đây không chỉ là một phương pháp, nhưng là một cách thực thi rõ ràng tín điều các Thánh Thông Công. Thật khó có thể tìm ra những lý do để không tham dự Hội Nhóm, đặc biệt là nếu chúng ta hiểu vai trò quan trọng nhất của Hội Nhóm là tạo ra một chiều  kích tâm linh cho mọi việc trong đời sống con người – mà đây cũng chính là ưu tiên một và là nguồn vui lớn nhất của bất cứ ai” (FI # 485).

Kết quả hình ảnh cho cursillo
 

De Colores!

(Trích http://www.natl-cursillo.org/)


Ý kiến của bạn


Mã an ninh
Click thay đổi mã khác

Copyright @ 2021 Cursillo Sài Gòn
Ban Biên tập trang Web Cursillosaigon.org
Email: cursillosg2015@gmail.com